Phân tích tổng thể môi trường kinh doanh DVNHBL của NHTM cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) _ Chi nhánh Chợ Lớn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh chợ lớn (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DVNHBL TẠI NGÂN HÀNG

2.2 T HỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTM CỔ PHẦN P HÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG C ỬU L ONG (MHB) _ C HI NHÁNH

2.2.3 Phân tích tổng thể môi trường kinh doanh DVNHBL của NHTM cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) _ Chi nhánh Chợ Lớn

2.2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Môi trường văn hóa-xã hội

Người Việt Nam có một văn hóa rất khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển DVNHBL đó chính là thói quen sử dụng tiền mặt.

Khu vực Chợ Lớn Tp. Hồ Chí Minh là một khu vực tiềm năng, trình độ văn hóa của người dân ngày càng nâng cao. Dân cư tập trung đông, bao gồm quận 5, quận 10, một phần quận 11. Đa số khu vực dân cư xung quanh Ngân hàng đều là những tiểu thương nhỏ và vừa, nhu cầu vốn của họ khá lớn để mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Điều này có nhiều cơ hội tiêu thụ SPDV bán lẻ cho MHB _ Chợ Lớn.

Môi trường chính trị-luật pháp + Về môi trường chính trị:

Chưa bao giờ tình hình chính trị- an ninh Việt Nam lại căng thẳng như hiện nay. Câu hỏi đặt ra “Diễn biến phức tạp từ sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam sẽ tác động như thế nào tới kinh tế xã hội từ nay đến cuối năm?”. Trước tình trạng công nhân biểu tình đã gây thệt hại nặng nề. Nhưng thật ra thiệt hại lớn nhất là về lâu về dài vì nếu tình hình không cải thiện, các công ty nước ngoài sẽ rút dần đầu tư ra khỏi Việt Nam, còn các công ty chưa vào Việt Nam sẽ chuyển hướng sang những nước khác. Những điều này có thể làm kinh tế đi xuống, ngành ngân hàng cũng không thể khá trước tình hình như hiện nay.

+ Về môi trường luật pháp:

Trong nền kinh tế thị trường, DVNHBL ngày càng phát triển và là hình thức hoạt động chủ yếu của các NHTM. Để DVNHBL hoạt động và phát triển, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, yêu cầu không thể thiếu là quản lý nhà nước thông qua luật pháp, chính sách chế độ, tạo môi trường pháp lý cho DVNHBL hình thành, phát triển và hạn chế rủi ro đối với hoạt động của các NHTM.

Để thực hiện việc quản lý DVNHBL, hệ thống công cụ chủ yếu được áp dụng bao gồm: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động NHTM và DVNHBL như văn bản 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội: Luật các tổ chức tín dụng,… ; các chính sách tài chính, tiền tệ liên quan đến DVNHBL; thanh tra và kiểm tra, trọng tài và tòa án kinh tế, v.v. Trường hợp có sự gian lận, lừa đảo, vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, lợi ích NHTM hay công dân tham gia DVNHBL, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Môi trường kinh tế và công nghệ + Về môi trường kinh tế:

Phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ, bảo đảm điều tiết lượng cung tiền hợp lý để kiểm soát lạm phát thấp hơn (khoảng 6%) trong năm 2014. Đó là chỉ đạo của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 2 hôm 28/2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Chính phủ đã thảo luận và thống nhất đánh giá, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, ổn định hơn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 0,55%, 2 tháng tăng 1,24%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm, tỷ giá được duy trì ổn định; Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt trên 12 tuần nhập khẩu; nợ xấu của các tổ chức tín dụng giảm.

Đặc biệt, tình hình sản xuất kinh doanh và niềm tin của DN tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Trong 2 tháng, cả nước có gần 11 nghìn DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 63 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% về số DN và 28,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn của DN tiếp tục khó khăn.

+ Về môi trường công nghệ:

Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam phát triển rất nhanh.

Hầu hết các NHTM đã phát triển tốt các hoạt động giao dịch, tra cứu thông tin... thông qua mạng lưới thẻ ATM, internet và gần đây là phát triển mobile banking. Điều đó cho thấy các

ngân hàng đã và đang rất mạnh tay đầu tư cho công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm, DVNH hiện đại. Nó cũng cho thấy việc đầu tư và phát triển công nghệ là yêu cầu tất yếu trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Tuy nhiên, trên mặt bằng phát triển chung đã thấy sự phân cấp rất rõ ràng, có nhiều ngân hàng có nền tảng công nghệ rất tốt nên đã đưa ra được nhiều SPDV tiện ích cho khách hàng, nhưng cũng có không ít ngân hàng thì ngược lại. Chính vì sự phát triển không đồng đều này đã khiến việc liên kết giữa các ngân hàng với nhau đang gặp nhiều khó khăn.

Môi trường tự nhiên:

Khu vực Chợ Lớn là khu vực diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với đặc thù của mình, MHB _ Chợ Lớn ít phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên.

2.2.3.2 Phân tích môi trường vi mô

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Đến nay, tại khu vực Chợ Lớn dường như đã có mặt đầy dủ các NHTM, từ ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank đến các ngân hàng nhỏ như SaiGonBank, NamABank,…

Nguồn:

Nội bộ ngân hàng MHB _ Chợ Lớn

Biểu đồ 2.2:

Một số chỉ tiêu so sánh với ngân hàng khác trong khu vực

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy so với các ngân hàng khác cùng khu vực thì MHB có thị phần huy động và thị phần tín dụng cao; nguyên nhân là do tổng số

CN/PGD trên địa bàn nhiều và lãi suất có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, về thị phần bán lẻ thì còn thấp hơn so với Vietinbank _ Chi nhánh 10, AgriBank _ Chi nhánh Phan Đình Phùng và Tecombank Chợ Lớn.

Đối thủ tiềm ẩn

Hiện nay, khi gia nhập WTO, NHTM Việt Nam nói chung và MHB _ Chợ Lớn nói riêng đã và đang đứng trước thử thách lớn trên thị trường hoạt động bán lẻ, hứa hẹn một sân chơi đa dạng hơn. Đó cũng là một cuộc đua khốc liệt và cũng đầy thú vị bởi sự sàng lọc cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Khốc liệt bởi những ngân hàng bán lẻ nước ngoài vốn có bề dày kinh nghiệm và các công cụ quản lý hiện đại, phản ứng nhanh nhạy với các nhu cầu của thị trường cũng như các chiêu thức tiếp thị đặc trưng của ngành bán lẻ đa dạng, phong phú đã và đang vào Việt Nam.

Khách hàng

Là một NHTM nên khách hàng của MHB _ Chợ Lớn có cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. MHB _ Chợ Lớn đang có số dư nợ tập trung vào những DNVVN (chiếm khoảng 57%) do khu vực Chợ Lớn nhiều DNVVN. Tuy nhiên cơ cấu khách hàng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng hiện nay.

Mạng lưới

Hiện tại, MHB _ Chợ Lớn có là 8 phòng giao dịch và 1 chi nhánh trên địa bàn tương đương với các ngân hàng khác. Tuy nhiên khả năng huy động vốn, hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng chưa cao nguyên nhân là do MHB _ Chợ Lớn là ngân hàng tẻ, chưa triển khai mạnh công tác bán lẻ.

Sản phẩm dịch vụ

MHB _ Chợ lớn tự nhận định rằng mình không có lợi thế về SPDV để cạnh tranh với các NHTM khác trong khu vực, vì các SPDV của MHB _ Chợ Lớn đa số đều là SPDV truyền thống hoặc các sản phẩm mới thì được triển khai sau các NHTM khác, các SPDV bán lẻ thì chưa phong phú. Tuy nhiên, gắn với cái tên của mình nên MHB _ Chợ Lớn cũng có những gói sản phẩm nhà, đất rất hấp dẫn.

2.2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ

Tiềm lực tài chính

Tính đến năm 2012, vốn điều lệ của MHB là 3.400.tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản của MHB đạt gần 38.000 tỷ đồng.

Tuy suy thoái kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp khiến ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nhưng nhờ có hướng đi đúng đắn mà tình hình lợi nhuận sau thuế của MHB _ Chợ Lớn không chênh lệch nhiều trong 3 năm (2010 – 2012), đều đặn ở mức gần 11 tỷ-12 tỷ.

Tiềm năng con người và trình độ tổ chức, quản lý:

Tính đến nay, chi nhánh có gần 100 cán bộ, nhân viên đang công tác. Tất cả các vị trí công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học. Đa số cán bộ là cán bộ trẻ, tuổi đời trung bình là 33 tuổi, đây là yếu tố rất thuận lợi và vấn đề đặt ra là làm sao để tổ chức quản quý khoa học để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng rất quan trọng góp phần vào sự thành công trong tổ chức đó là khả năng làm việc nhóm. Sự phối hợp trong quá trình làm việc giữa các phòng ban chưa tốt, kỹ năng làm việc theo nhóm chưa được đầu tư bồi dưỡng.

Nguyên nhân của việc này cũng có thể từ quan điểm cạnh tranh giữa các nhân viên.

Đội ngũ quản lý tại chi nhánh đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, cán bộ quán lý tại MHB _ Chợ Lớn chưa thật sự làm hết mình.

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành hay bại của một hệ thống NHBL. MHB _ Chợ Lớn luôn đảm bảo việc bảo mật thông tin cho khách hàng, thông tin được cung cấp kịp thời cho các báo cáo phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh chợ lớn (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w