Đánh giá mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Đánh giá mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế

Ngày nay có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các giả thuyết về mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ có chặt chẽ hay không, chúng có tác động qua lại với nhau hay không, và sự tác động qua lại giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến một quốc gia. Để đánh giá mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. Ta xét theo 2 chiều hướng, chiều hướng thứ nhất là tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Chiều hướng thứ hai là bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế.

a) Tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập

Việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Và bất bình đẳng thu nhập. Có thể xác định được chiều hướng thay đổi thu nhập bình quân đầu người trong quá trình tăng trưởng. Trong nền kinh tế vi mô,việc phân bổ nguồn lực phi hiệu quả giữa các phương án sản xuất khác nhau thường ảnh hưởng tới sự khác biệt về địa vị và của cải. Thị trường không hoàn hảo, ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập bao gồm thị trường đất đai thường được ghi nhận là thiếu sự rõ ràng về quyền sở hữu. Thị trường vốn con người bị ảnh hưởng nhiều bởi việc đầu tư giáo dục còn thấp do thành tích hoạt động chưa cao hay là bị kỳ thị bởi khác biệt về giới tính, sự tự tin, nỗ lực. Thị trường vốn tín dụng, một thị trường vốn tín dụng hoàn hảo thì ta rất khó khăn trong việc phân biệt sự khác biệt giữa mối quan hệ về đầu tư và phân phối của cải khi mà bất cứ một cá nhân nào cũng có thể vay tiền từ các nguồn khác nhau để sinh lời, nhưng trên thực tế tín dụng thường được phân bổ cho các khách hàng có triển vọng và có sự khác biệt về lãi suất giữa những người đi vay.

Việc tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho những người lao động bởi vì nguồn thu nhập chủ yếu mà người dân có được đó là từ việc lao động. Để thúc đẩy một nền kinh tế tăng trưởng thì trước hết là giải quyết vấn đề về công việc. OECD (2014) cho rằng vấn đề quan trọng cần lưu ý là khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình có thu nhập thấp so với phần còn lại của dân số. Bất bình đẳng thu

nhập có thể làm cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn mất đi một cơ hội giáo dục và từ đó họ rất khó có thể kiếm được việc làm tốt để thoát nghèo, từ đó sẽ kìm hãm sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển nguồn nhân lực sẽ chậm đi trong một đất nước.

Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Trong một nền kinh tế việc tăng trưởng kinh tế luôn có quan hệ chặt chẽ với việc giải quyết đói nghèo hay là bất bình đẳng. Việc thực hiện tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến giảm nghèo và bất bình đẳng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có hệ thống nhất xã hội và huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội đó. Theo F.Bourguignon, 2004 “Tam giác nghèo đói - tăng trưởng - bất bình đẳng”, giữa 3 yếu tố này luôn có sự giao thoa với nhau. Người nghèo được hưởng lợi từ việc tăng trưởng kinh tế nhưng lại bị ảnh hưởng bởi gia tăng bất bình đẳng. Bất bình đẳng thấp sẽ có lợi cho người nghèo hơn vì họ có cơ hội được tiếp cận việc vay vốn để đầu tư.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác việc tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác nhau như là về kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng vùng miền khi đó sẽ phải phân tích thêm các tác động của một số nhân tố đặc thù của từng vùng.

b) Bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế

Trên tạp chí kinh tế mỹ năm 1955 nhà nghiên cứu Simon Kuznets với tiêu đề “Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập” đã đặt nền móng cho các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập.

Giả thuyết Kuznets cho rằng thu nhập bình quân đầu người thấp thì bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người và sự gia tăng này chỉ giảm trong giai đoạn phát triển sau của quá trình công nghiệp hóa.

Trong các năm gần đây hàng loạt các giả thuyết đã được ra đời nhằm xem xét mối quan hệ tăng trưởng và bất bình đẳng. Những bài nghiêm cứu này đi sâu vào nghiên cứu các tác động của bất bình đẳng lên tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ tác động này có thể sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Mặc khác, một

số giả thuyết khác lại cho rằng tác động của bất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế:

Dựa trên lý thuyết truyền thống, theo Mankiw năm 2004: thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng có thể mâu thuẩn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn để có thể tăng trưởng nhanh hơn. Hiểu một cách đơn giản hơn, các chính sách tái phân phối thu nhập của chính phủ là lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người nghèo thông qua hệ thống thuế thu nhập tích lũy hoặc các chương trình phúc lợi.

Chính sách này, những người giàu sẽ phải nộp thuế dựa vào phần lớn thu nhập của họ còn những người nghèo sẽ nhận được các khoản trợ cấp của chính phủ từ thuế.

Điều này có thể làm giảm động lực lao động của các cá nhân bởi vì khi các cá nhân cố gắng làm để được tăng lương, tăng thu nhập thì việc tăng thu nhập này sẽ kéo theo thuế sẽ tăng lên và điều này sẽ tác động đến cả người giàu lẫn người nghèo, và việc thuế tăng lên như vậy sẽ khiến các cá nhân không có sự tích cực trong làm việc. Còn những người nghèo sẽ có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào các chương trình phúc lợi xã hội. Lúc này, tổng thu nhập của một quốc gia có thể giảm xuống. Do đó nhà nước cần phải có những chính sách hợp lý về thuế thu nhập.

Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế:

Theo Todaro (1998) những hộ gia đình có mức sống thấp sẽ có chế độ dinh dữơng và tình trạng sức khỏe kém vì được ít tiếp cận đến y tế. Mức sống thấp còn dẫn đến việc tiếp cận giáo dục bậc cao cũng khó khăn. Điều này sẽ làm giảm đi một số thành phần lao động trong xã hội. Do vậy, cần nên đầu tư vào giáo dục và y tế để đảm bảo mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tiếp cận được các dịch vụ về giáo dục, y tế cũng có thể được coi là biện pháp giúp tăng trưởng nền kinh tế.

Các nhà nghiên cứu Alexina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini (1994) nghiên cứu về lý thuyết chính trị đã đưa ra các lý giải về tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên ba cơ sở sau đây: Thứ nhất, chi tiêu nhằm mục tiêu tái phân phối và thuế có tác động ngược chiều đến tăng

trưởng do tác động tiêu cực của thuế đến tích lũy tư bản. Thứ 2, các loại thuế có xu hướng tỷ lệ thuận thuế thu nhập nhưng lại ích của chi tiêu công nhìn chung được phân bổ đều cho tất cả các cá nhân. Thứ 3, chính phủ lựa chọn chính sách được nhóm cử tri chiếm đa số ủng hộ.

Tóm lại, khi có sự chênh lệch về sở hữu tài sản như đất đai, vốn và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục sẽ dẫn đến mức độ chênh lệch về thu nhập. Từ đó dẫn đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Sự tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra rất nhiều chiều và cũng khó có thể xác định được sự chi phối của nó. Vì vậy để nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập cần phải xem xét các yếu tố bao quanh bất bình đẳng và ước lượng được tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w