CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
2.4. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng
Ưu điểm mối quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
Xét trên phạm vi một quốc gia như Việt Nam, khi tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập chính là thể hiện một quá trình thay đổi và chuyển dịch cơ cấu và lĩnh vực kinh tế của đất nước từ lĩnh vực có năng suất thấp sang các lĩnh vực có năng suất cao hơn như lĩnh vực thương mại - dịch vụ hay lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Đây có thể nói là ưu điểm này của mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã dần thực hiện mục tiêu Chính phủ và toàn dân Việt Nam đề ra vào năm 2030 nước ta có thể căn bản trở thành một nước công nghiệp.
Sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn năm 2014-2020 theo chỉ số GDP từ 5,98% vào năm 2014 tăng cao nhất là 7,08% và đạt 2,91% vào năm 2020; cũng đã có những tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập xét theo chỉ số GINI về thu nhập thì năm 2020 là 0,375 có chỉ số GINI thấp nhất trong giai năm 2014-2020. Đây cũng là một khía cạnh về ưa điểm của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn năm 2014-2020.
Xét trên phạm vi một cá nhân, khi tăng trưởng kinh tế đồng thời dẫn đến bất bình đẳng thu nhập sẽ tạo động lực cho người dân chú trọng vào việc đầu tư vào giáo dục giúp nâng cao năng lực, khả năng thích ứng với sự phát triển kinh tế trong thời đại mới, chủ động tìm kiếm cho bản thân những cơ hội việc làm có thu nhập cao trong các ngành kinh tế có năng suất lao động cao đem lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho đất nước. Cụ thể theo hình 2.1 về GDP của Việt Nam năm 2014 và năm 2020 lần lượt là 5,98% và 2,91% (như đã nói trước đó thì năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 thì sự tăng trưởng dương này chính là sự thành công của Chính phủ Việt Nam) xét cùng với đó theo bảng 2.10 tỷ lệ đi học chung về cấp học chia theo thành thị và nông thôn thể hiện rõ sự chú trong vào giáo dục khi
mà tỷ lệ đi học ở cấp học THPT trên phạm vi cả nước năm 2014 và năm 2020 lần lượt là 75,7% và 81,9%.
Nhược điểm mối quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
Năm 2020 cũng được tính là một năm có sự tăng trưởng kinh tế (theo hình 2.1 GDP năm 2020 là 2,91%) nhưng đánh giá cụ thể hơn theo thông cáo báo chí năm 2020 của Tổng Cục Thống Kê thì điều kiện sống trong các nhà kiên cố của nhóm 1 (nhóm hộ nghèo nhất) đạt 39,8% thấp hơn so với nhóm 5 (nhóm hộ giàu nhất) đạt 54%, xét về tỷ lệ nhà tạm và nhà khác thì tỷ lệ giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất lần lượt là 0,2% và 3,5%, thêm với đó bảng 2.1 cũng thể hiện năm 2020 chênh lệch của nhóm hộ giàu nhất so với nhóm hộ nghèo nhất cũng lên tới 8,04. Tất cả những chỉ số này chính biểu hiện của tác động tiêu cực khi tăng trưởng kinh tế dẫn đến gia tăng khoảng cách thu nhập và tiếp đến là dẫn đến điều kiện nhà ở của những hộ nghèo nhất trong các ngôi nhà an toàn kiên cố thấp hơn hẳn so với những hộ giàu nhất
Xét trong năm 2018 khi mà GDP Việt Nam đạt 7,08%,cao nhất trong giai đoạn năm 2014-2020 (hình 2.1) thì ta lại thấp một khía cạnh tiêu cực khác khi mà tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập của những người ở nhóm 5 chênh lệch 10,1 lần so với nhóm 1 (bảng 2.1), kết hợp thêm số liệu bảng 2.2 về tỷ trọng khoản chi tiêu vào đời sống thì nếu xét và chi ăn, uống, hút thì tỷ lên này của nhóm 1 và nhóm 5 lần lượt là 55,6% và 40,5%. Những chỉ số này chính là sự thể hiện của việc tăng trưởng kinh tế đã tác động tiêu cực đến người dân, đặc biệt là nhóm nghèo nhất khi mà tăng trưởng kinh tế nhưng thu nhập của hộ vẫn quá thấp và chi phí cần thiết như ăn, uống vẫn cao hơn nhóm hộ giàu nhất.
Tiếp tục đem năm 2018 của Việt Nam với chỉ số GDP cao nhất là 7,08% và năm 2020 với chỉ số GDP là 2,91% phân tích về yếu tố môi trường tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể theo Thông cáo báo chỉ thì vào năm 2018, cơ quan chức năng của Việt Nam đã thống kê về việc phát hiện tới 13.929 vụ vi phạm môi trường trên cả nước, tiền phạt lên tới 200 tỷ đồng tính nếu tính 12.759 vụ đã xử lý;
vào năm 2020 thì cũng đã phát hiệnh tới 14.332 vụ vi phạm môi trường tínhg trên phạm vi cả nước và số tiền phạt lên tới hơn 176,8 tỷ đồng nếu tính trên 12.820 vụ đã xử lý. Cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 và 2018 nhưng gắn với đó lại là sự tác động rất tiêu cực ảnh hưởng gây ô nhiễm nặng nề một phần vì người dân bất chấp ô nhiễm môi trường để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao.