Đánh giá chung về thực trạng va nguyên nhân mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

2.3. Đánh giá chung về thực trạng va nguyên nhân mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Từ những phân tích về thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại Việt nam giai đoạn năm 2014-2020, nhóm sẽ đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập giai đoạn này như sau:

Phân phối thu nhập giữa những người dân tại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế giai đoạn năm 2014 – 2020 vẫn chưa đồng đều

Do một số lý do như sự tăng trưởng kinh tế nhưng không đồng đều giữa các ngành nghề sinh ra cơ hội việc làm không tương ứng giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng như giữa các ngành nghề như nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng cũng như ngành dịch vụ, , từ đó sinh ra lợi ích từ tăng trưởng kinh trưởng kinh tế sẽ không đồng đều cho người dân như chỉ có thu nhập từ một số ngành nghề phát triển mạnh và dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ đem lại thu nhập cao, còn thu nhập từ những người làm trong ngành nghề khác kém phát triển lại có thu nhập thấp hơn hẳn, cụ thể năm 2020 bởi sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 thì khu vực công nghiệp và xây dựng có sự tăng trưởng cao nhất đạt 3,98%, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 2,68%, trong khi đó ngành dịch vụ có mức tăng thấp nhất là 2,34% (thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011-2020). Ngoài ra ta cũng có thể kể đến việc người lao động tại các ngành nghề kém phát triển mặc dù có muốn chuyển qua ngành nghề khác để tăng thu nhập thì cũng rất khó vì muốn thành thạo một kỹ năng mới và sử dụng nó vào công việc để tạo ra thu nhập thì cũng mất một khoảng thời gian rất lâu, cũng như không ai dự đoán chính xác rằng khi họ thành thạo kỹ năng đó thì quy mô phát triển của ngành nghề đó trong nền kinh tế có còn tiếp tục mở rộng ra trong tương lai. Dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế nhưng dẫn đến bất bình đẳng thu nhập trong xã hội ngành một cao lên.

- Chính phủ Việt Nam đã từng bước thành công trong việc tăng trưởng kinh tế kèm với đó là mục tiêu công bằng trong phân phối thu nhập

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2014 – 2019, riêng năm 2020 mặc dù có tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 nhưng vẫn là 1 trong 3 nước ở khu vực Châu Á có sự tăng trưởng dương thì đánh giá chung giai đoạn năm

2014 – 2020 có sự tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, cùng với đó mức thu nhập của các hộ gia đình có sự gia tăng và cải thiện đáng kể. Mức độ bất bình đẳng trong thu nhập trong xã hội vẫn còn nhưng thấy rõ năm 2020 chỉ số GINI đạt 0,375 tức thấp nhất trong giai đoạn năm 2014 – 2020, nhìn chung đây là một biểu hiện phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại.

- Dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa hiệu quả

Khi mà trong điều kiện kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ như năm 2018 mức GDP của Việt Nam đã đạt tới 7,08 cao nhất trong giai đoạn năm 2014 -2020 ( cụ thể tại hình 2.1) thì mức chênh lệch thu nhập của nhóm 5 so với nhóm 1 cũng đạt cao nhất trong giai đoạn này (bảng 2.1), mặc dù cùng lúc đó chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ nhóm hộ nghèo ví dụ như nghị quyết chính số 01/2018/NQ- HĐND của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bình Phước với “Chính sách hỗ trợ đầy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018-2020”. Hay mặc dù theo Unicef (tháng 12 năm 2020) trong bài đăng “Thông điệp chính sách: Nhu cầu trợ giúp xã hội của trẻ em và gia đình ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19” đã đưa ra những khuyến nghị cho chính phủ để tăng cường sự hỗ trợ cho những người dân Việt Nam đang gặp khó khăn như: Cần điều chỉnh Quyết định số 15 hay Nghị quyết 42 cho gia đình và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chủ động tăng cường trợ giúp xã hội cho cho cắc loại khủng hoảng khác nhau hoặc theo thông cáo báo chí của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam về công tác xã hội đã trao tặng hơn 24,9 tỷ đồng cho các đối tượng như người có công với cách mạng, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội,..Thì cuối cùng Chính phủ Việt Nam đã có sự hỗ trợ nhóm 1(nhóm hộ nghèo nhất) khiến thu nhập bình quân 1 người/ tháng tăng lên từ 3873,8 nghìn đồng lên 4249,8 nghìn đồng, trong khi nhóm 5(nhóm hộ giàu nhất) có thu nhập giảm xuống từ 9318,3 nghìn đồng còn 9191,8 nghìn đồng lần lượt vào năm 2018 và năm 2020; nhưng khi xem xét kỹ hơn thì vào năm 2020 sự chệnh lệch giữa nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,6 cao nhất so với 5 vùng địa lý còn lại của

Việt nam (Bảng 2.6), cùng xét sự chênh lệch giữa nhóm 5 so với nhóm 1 thì vào năm 2020 tại khu nông thôn đạt 8,0 cao hơn nhiều so với khu vực thành thị là 5,4 (bảng 2.3).

Nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số nguyên nhân gây ra thực trạng môi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập như sau:

Quá trình Việt Nam phát triển thành nước công nghiệp diễn ra nhanh chóng.

Việc diễn ra quá trình công nghiệp hóa công nghiệp hóa nhanh chóng có thể nói là nhờ áp dụng được những công nghệ hiện đại, kiến thức, kỹ năng của người lao động có trình độ cao do được đào tạo, học tập và trau dồi một khoảng thời gian dài sẽ có mức lương cao hơn những người dân khác thường làm những công việc giản đơn muốn thực hiện những công việc phức tạp của nhóm lao động trình độ cao này. Cụ thể, khi người lao động có kỹ năng cao khi tham gia vào quá trình sản xuất cần kỹ năng cao thì sẽ chắc chắn sẽ nhận được mức lương cao hơn hẳn và gia tăng khoảng cách thu nhập so với những người lao động có kỹ năng giản đơn.

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự khác biệt về cả thu nhập và mức độ phát triển kinh tế

Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc thường sẽ có địa hình phức tạp, hiểm trở, nhiều đồi núi gây nên khó khăn trong việc di chuyển, vận chuyên hàng hóa cùng với đó là khí hậu khắc nghiệt thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lỡ, lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân và cả ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc phát triển kinh tế của các vùng này. Trong khi đó các vùng như vùng Đông Nam Bộ hay vùng đồng bằng sông Hồng lại có điều kiện tự nhiên trù phú, các tuyến đường đi lại cũng được đầu tư kỹ lưỡng và chủ yếu là vùng đồng bằng, do đó thì khả năng phát triển về kinh tế cũng cao hơn. Cụ thể, khi xem xét bảng 2.9 ta thấy rõ chỉ số GINI tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc ngày một tăng lên khi vào năm 2014 và năm 2020 lần lượt là 0,416 và 0,420, thậm chí năm 2018 (có chỉ số GDP cao nhất giai đoạn năm 2014-2020 là 7,08%) thì chỉ số GINI về thu nhập của vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã tăng vọt lên 0,443.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w