Xã Ca Thành là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên Bình, xã nằm về phía tây của huyện, cách thị trấn Nguyên Bình 36km và cách thị xã Cao Bằng 81 km về phía tây, có diện tích tự nhiên là 8714 ha và có vị trí địa lý nhƣ sau :
- Phía đông giáp xã Vu Nông và Yên Lạc.
- Phía bắc giáp xã Yên Lạc và huyện Bảo Lạc.
- Phía tây giáp xã Mai Long và thị trấn Tĩnh Túc.
- Phía nam giáp xã Bằng Thành,huyện Pác Nặm,tỉnh Bắc Kạn.
2.3.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai.
2.3.2.1. Địa hình, Địa mạo.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén chủ yếu kiểu địa hình núi trung bình và núi cao mấp mô lƣợn sóng tạo thành những dải núi đất xen kẽ
núi đá vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Độ dốc lớn (>250C). Địa hình cao nhất ở phía Bắc và thoải dần xuống phía Nam. Là nơi phát nguyên của nhiều sông suối chính của huyện Nguyên Bình nhƣ: sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục (một nhánh của sông Bằng)... Quá trình kiến tạo địa chất đã chia thành 2 tiểu vùng chính: địa hình vùng núi đất phân bố chủ yếu ở xã Ca Thành, Quang Thành; địa hình vùng núi đá ở xã Phan Thanh, thị trấn Tĩnh Túc.
2.3.2.2. Địa chất, đất đai.
Theo tài liệu thổ nhƣỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất chính sau:
- Đất Feralit đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m- 1700m so với mặt nước biển.
- Đất Feralit mùn vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình Feralit yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất Feralit đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, đƣợc hình thành trên các loại đá mẹ mác ma a xít, trung tính kiềm, đá cát kết, sét kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Đặc điểm khí hậu:
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm đặc trƣng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng
cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lƣợng mƣa cả năm và tập trung vào các tháng 7 và 8. Lƣợng mƣa bình quân năm là 1.592 mm; năm cao nhất là 1.736 mm; năm thấp nhất là 1466 mm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20C - 50C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối và đêm của tất cả các tháng trong năm, phần nhiều là sương mù toàn phần.
Điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, 1 hàng năm với số ngày xuất hiện trung bình là 3 ngày. Số ngày dài nhất của một đợt sương muối trong tháng là 5 ngày, số giờ xuất hiện dài nhất trong một ngày là 7 giờ. Đặc biệt, đã có xuất hiện mƣa tuyết ở khu vực Tháp truyền hình và đỉnh đèo Colea.
*Thủy văn: Địa bàn xã chỉ có một con sông nhỏ do nguồn từ xóm Nộc Soa, Khuổi Ngọa chảy qua xã từ phía Tĩnh Túc sang huyện Bảo Lạc. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.3.4. Tài nguyên rừng của khu bả o tồn Phia Oắc - Phia Đén 2.3.4.1. Tài nguyên của khu bảo tồn
* Về thực vật: Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dƣợc liệu. Các loài Lan hài và Tuế cũng là những đối tƣợng quan trọng của công tác bảo tồn trong khu vực.
* Về động vật:
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của tổ chức BirdLife năm 2000 đã ghi nhận tổng số 222 loài động vật có xương sống, trong đó có 87 loài thú thuộc 26 họ: 90 loài chim thuộc 37 họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số loài nhiều nhất 48 loài): 17 loài lƣỡng cƣ; 28 loài bò sát và hang ngàn loài động vật không xương sống, côn trùng, động vật nhuyễn thể, động vật đất.
2.3.4.2. Điều kiện giao thông, thủy lợi
* Giao thông
Xã Ca thành đã có đường giao thông đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đi các thôn đều bằng đường đất, tuy nhiên do đường đất, độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tƣợng sạt lở, thậm chí trƣợt núi gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Hiện nay để đi một số thôn trong xã phải đi bộ. Việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn, không muốn nói là cách biệt với bên ngoài. Xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa đi lại rất khó khăn.
* Thuỷ lợi
Trên các khu vực canh tác nông nghiệp điều kiện nguồn nước không khó khăn, nhƣng do chƣa đƣợc đầu tƣ nên hệ thống thuỷ lợi chƣa phát triển.
Người dân địa phương thường đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại đƣợc trong mùa khô, đến mùa mưa chúng bị nước cuốn trôi và rất cần đầu tư cho hệ
thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.
lở xói mòn đất, lũ lụt.
2.3.5. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 2.3.5.1 Tình hình dân cư kinh tế
* Dân số
Xã đƣợc chia thành 11 xóm hành chính với tổng số là 449 hộ dân.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Tổng số hộ nghèo của xã là 230 hộ, chiếm 51,22 % tổng số hộ.
- Thành phần dân tộc: Phần lớn người dân của xã thuộc dân tộc Tày, Mông và Dao cùng sống xen kẽ. Trong đó dân tộc Mông chiếm 36,5 %, dân tộc Tày và dân tộc Dao chiếm 63,4 %.
- Lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 97%, còn lại là các cán bộ và giáo viên
2.3.5.2. Tình hình văn hóa xã hội
* Về Y Tế
Xã có trạm y tế và cán bộ y tế, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân địa phương và cần tăng cường cán bộ y tế tuyến xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Các dịch bệnh lớn không xảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh
* Về Giáo Dục
Giáo dục: Toàn xã có 13 điểm trường với tổng số 41 lớp, trong đó có
5 lớp mầm non, 32 lớp tiểu học va 4 lớp trung học cơ sở.
2.3.5.3 Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
* Thuận lợi
- Khu bảo tồn có hệ thống ban quản lý với số lƣợng lớn và chất lƣợng cao do vậy việc bảo tồn đƣợc duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít.
- Khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng có
diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.
- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để khu bảo tồn lưu giữ và bảo tồn một số loài động thực vật đặc hữu.
* Khó khăn
- Địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.
- Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tƣợng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.
- Trình độ dân trí chƣa cao, do vậy ý thức bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo vệ và phát triển rừng bền vững còn gặp nhiều khó khăn.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là loài cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii hoor. F. 1886) phân bố tƣ̣ nhiên ta ̣i KBT Phia Oắc-Phia Đén tỉnh Cao Bằng 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus manni hoor. F . 1886) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén tỉnh Cao Bằng