Qua điều tra trong 6 tuyến đi đã thu đƣợc kết quả về sự tác động trung bình của con người và vật nuôi trên các tuyến đo, được tổng hợp ta ̣i bảng 4.8 dưới đây:
Bảng 4.8. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến điều tra
Tuyến Chặt/ cƣa cây
Khai thác LSNG
Đốt/
phát quang
Dấu vật nuôi
Đặc điểm khác
Ghi chú
1 2,125 1,375 0,375 0,625 0,625 Dân tộc Dao và dân tộc Mông sống trong và sát vùng lõi KBT 2 1,583 1,25 0,333 1,417 0,5
3 1,2 1,2 0 0 1
4 1,5 2 1 2,833 0
5 1,667 2 1,667 3 0
6 1,333 1,333 1,333 3 0,333
TB 1,568 1,526 0,785 1,813 0,41 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng 4.8 cho thấy khu bảo tồn vẫn còn sự tác động của con người rất lớn, mặc dù đối tƣợng khai thác hiện nay không chỉ là cây Đỉnh tùng mà còn có nhiều loài khác. Hiện tại, các loài cây gỗ lớn trong khu bảo tồn là đối tƣợng khai thác phục vụ cho lợi ích kinh tế. Những cây gỗ lớn có giá trị đã bị khai thác gần như cạn kiệt, một số người dân do sự hiểu biết còn hạn chế nên một số loài quý hiếm còn bị khai thác làm củi đun. Kết quả thống kê và điều tra đánh giá cho thấy:
Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, qua thực tế điều tra thì các loài cây quý hiếm còn ít. Điểm đánh giá trung bình thông qua tác động chặt cây đạt 1,568 điểm chứng tỏ sự tác động của con người vào chặt phá rừng là khá mạnh, nhưng vẫn còn ít so với các cây lấy gỗ khác: Thiết sam giả lá ngắn, Thông tre, Đỗ quyên, Sòi bàng...
Hình 4.7. Cây Đỉnh tùng bi ̣ chă ̣t
Việc khai thác các loài LSNG cũng có tác động khá lớn đến sự tồn tại cũng nhƣ phát triển của loài cây Đỉnh tùng. Tình trạng khai thác LSNG diễn ra mạnh và thường xuyên. Điểm đánh giá trung bình thông qua khai thác LSNG cây đa ̣t 1,526.
Các loại LSNG mà người dân ở KBT thu hái có thể chia thành các nhóm chủ yếu là: Nhóm làm thực phẩm: các loại Măng (Măng tre, Măng nứa, Măng mai). Các loại quả (Trám trắng, Dâu da xoan, Vải, Nhãn rừng), rau rừng (Rau ngót rừng, Giảo cổ lam, rau Sắng...). Nhóm làm thuốc: các loại Lan (Lan kim tuyến đá vôi, Kim tuyến sọc xanh...), Giảo cổ lam, Khúc khắc, Sâm, Bảy lá một hoa, Na rừng, Bình vôi,... Nhóm làm cây cảnh: Lan, Cọ, dừa...
Điểm đánh giá trung bình thông qua đốt phát quang đa ̣t 0,785. Đốt phát quang hiện tượng này xuất hiện hầu hết ở các tuyến điều tra , người dân đốt rừng làm nương rẫy, chủ yếu là trồng ngô, sắn...
Điểm đánh giá trung bình thông qua dấu vết các loài v ật nuôi đa ̣t 1,81.
Dấu vết các loài vật nuôi thường gặp phổ biến trên các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài vật nuôi đƣợc chăn thả nhiều nhất là Trâu, Lợn, Ngựa,... Tuyến đi Thung Lũng 5 nhà mông gặp nhiều hơn cả trong các tuyến đi đo đường mòn dẫn vào nơi các hộ dân người dân tộc Dao, Mông sinh sống. Đỉnh tùng là loài thường phân bố ở độ cao trên 1163m - 1342 m so với
mặt nước biển. Chính vì vậy, dấu chân các loài vật nuôi ít bị ảnh hưởng do việc chăn thả diễn ra chủ yếu ở chân và sườn núi , lên đỉnh ta bắt gặp ít dấu chân động vật nên loài Đỉnh tùng ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố này.
Những tác động trên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng và phát triển của loài cây Đỉnh tùng, đặc biệt là tình trạng khai thác, chặt phá bừa bãi vì mục đích kinh tế của con người. Nếu tình trạng này còn tiếp tục diễn ra thì loài cây Đỉnh tùng tại KBT sẽ ngày càng cạn kiệt và nguy cấp hơn. Cây tái sinh của loài này do những nguyên nhân trên mà không có khả năng tái sinh đƣợc . Vì thế mà vấn đề bảo tồn loài cây Đỉnh tùng là rất quan trọng đối với người dân sống trong KBT.