Thực trạng quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 64 - 80)

3.2.1.1. Quy hoạch lao động nhập cư trong việc hạn chế sự gia tăng dân số cơ học Giải quyết các vấn đề gia tăng dân số cơ học sẽ làm giảm đáng kể các áp lực lên các vấn đề KT-XH Hà Nội mà lao động nhập cƣ đang gây ra. Các cuộc khảo sát cho thấy dân số cơ học Hà Nội tăng trung bình 1,3%/năm, sự bùng nổ dân số bắt nguồn từ dòng lao động nhập cƣ từ các vùng lân cận di chuyển vào nội thành Hà Nội. Dân số Hà Nội qua các năm đã tăng đáng kể, đến năm 2016 là 7328,4 người [26]. Mật độ dân số bố trí không hợp lý, tập trung quá tải ở các quận trung tâm thành phố và thƣa thớt tại các khu vực ngoại thành. “Điều có thể dễ thấy là: Mật độ dân số Hà Nội có sự tương phản sâu sắc: Đậm đặc và thưa thớt. Mật độ dân số Hà Nội tính trung bình trên toàn thành phố, nhƣ đã nói ở trên, chỉ khoảng 1/3 mật độ dân số Thủ đô Tokyo, chưa phải là mật độ cao nhất nước. Nhưng nếu tính riêng cho từng quận, huyện thì lại thấy sự tương phản sâu sắc. Đã hình thành nhóm 6 quận trung tâm có mật độ dân số “siêu cao”, dân cƣ tích tụ đậm đặc, gồm: Đống Đa 38.936 người/km2, Hai Bà Trưng: 30.842 người/km2, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy đều có mật độ trên 20.000 người/km2. Trong khi đó nhiều huyện mật độ chỉ xoay quanh 1.000 hoặc dưới 1.000 người/km2. Sự tập trung quá lớn dân cư ở một số quận lõi của Thủ đô quả thật đã gây nên nhiều “vấn đề đô thị”, trở thành nỗi ám ảnh của các nhà hoạch định chính sách và người dân.” [3, tr. 6].

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

55

Hình 3.10 Mật độ dân số tại các quận nội thành Hà Nội 2016 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Về tỷ lệ cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn ở Hà Nội là: Cơ cấu dân số đô thị chiếm 42,5%, nông thôn chiếm 57,5%. Dân số thành thị Hà Nội chiếm khoảng 10,5%

so với dân số thành thị cả nước, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 2,5%/năm, cao gấp 2, 3 lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân của cả nước. Với tỷ trọng 10,5% dân số cả nước trong khi diện tích chiếm 1% diện tích cả nước, con số này cho thấy, hiện nay xu hướng gia tăng lực lượng lao động nhập cư đổ vào nội thành Hà Nội ngày càng quá tải. Trước những vấn đề nan giải đó, thành phố cũng đã có những biện pháp cụ thể trong công tác quản lý lao động nhập cƣ để hạn chế sự gia tăng dân số cơ học:

Mở rộng địa giới hành chính và tiếp tục phát triển các đô thị vệ tinh nhằm giảm tải áp lực lên trung tâm thành phố và hạn chế lao động nhập cƣ. Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới để xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành Thành phố xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại, dựa trên nền tảng phát triển bền vững, nâng cao vai trò vị thế và xứng đáng là Thủ đô của một nước có dân số trên 100 triệu dân. Để xây dựng chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại về gia tăng dân số cơ học, hạ tầng đô thị, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người dân, hướng tới phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao trên

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

56

cả 3 lĩnh vực kinh tế - văn hóa – môi trường. Việc mở rộng địa giới hành chính là một phương án hữu hiệu để giải quyết những tác động tiêu cực mà sự gia tăng quá nhanh của lao động nhập cƣ vào Hà Nội trong thời gian qua. Theo nghị quyết 15/2008/QH12 cùng với những mục tiêu chính của quy hoạch là: Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế Thế giới.

Theo điều 16 Luật Thủ đô năm 2013, quy định về phát triển và quản lý nhà ở, tại khoản 1 có quy định về việc quy hoạch và phát triển các khu đô thị, nhà ở ƣu tiên đầu tƣ ở ngoại thành. Tại khoản 4 và 5 có quy định trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải được dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước. Tại điều 19 khoản 2, hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ƣu tiên đầu tƣ và huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng Thủ đô phát triển KT - XH và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng nhập cƣ tự phát vào nội thành. [14]

Do mật độ dân cƣ tại nội thành quá lớn gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nên Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt mục tiêu dân số Hà Nội năm 2020 khoảng 8 triệu dân, 2030 đạt khoảng 10 triệu dân và tầm nhìn 2050 đạt 13-14 triệu dân. Cùng với đó, để giảm bớt những áp lực mà dân số cơ học tăng nhanh, điều kiện nhà ở được định hướng phát triển đến năm 2030 tăng từ 7,5 m2/người lên 18 m2/người đối với khu vực nội thành.

Giãn dân từ trong khu vực trung tâm thành phố tới các khu đô thị mới hoặc các khu đô thị vệ tinh và đa dạng hóa nhiều loại hình nhà ở để đáp ứng đƣợc tốt nhất đối với nhiều đối tƣợng nhất là đối tƣợng lao động nhập cƣ có thu nhập thấp.

Đối với sinh viên vào Hà Nội học tập, thành phố cũng có những kế hoạch nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm, đến năm 2020 đảm nhận 70 vạn đến 75 vạn sinh viên, xây dựng mô hình khu đại học, đồng bộ cơ sở vật chất phù hợp với môi trường đào tạo tiên tiến tại các đô thị vệ tinh nhƣ Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

57

Để giảm tải mật độ giao thông cho khu vực nội thành Hà Nội, định hướng phát triển hoàn thiện các đường vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4. Xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị kéo dài kết nối với đô thị vệ tinh. Tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ vành đai 3 trở vào để kết nối hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô, giảm tải giao thông cá nhân. Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 45% vào năm 2018 [6]. Ngoài ra để giảm tải áp lực đô thị và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, Hà Nội cũng từng bước hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm việc làm, giải quyết các giấy tờ, thủ tục.

Việc mở rộng Hà Nội có sự tác động tích cực to lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy hoạch lại Thủ đô để giảm mật độ lao động, mật độ giao thông mà hiện tại nguồn lao động nhập cư đang gia tăng. Mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế bình quân thành phố Hà Nội đề ra đến năm 2016-2020 là 11-12% và giai đoạn 2021- 2030 đạt 9,5-10%. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 55,6-56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp 2-2,5% vào năm 2020.

Gia tăng lao động nhập cƣ giai đoạn này tạo ra nhiều khó khăn cho việc kiểm soát quy mô dân số, công tác khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trường học, tình trạng thiếu hụt nhà ở, người dân lao động nhập cƣ phải sống chủ yếu trong những khu nhà ở lụp xụp, thiếu thốn. Cùng với đó là sự mất kiểm soát về ô nhiễm môi trường, quá tải hệ thống giao thông gây nên hiện tƣợng tắc nghẽn, quản lý về an ninh trật tự phức tạp hơn đòi hỏi Hà Nội cần các biện pháp thắt chặt công tác quản lý, có những chính sách hợp lý, kịp thời.

3.2.1.2. Hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn lao động nhập cư Hoạch định các chính sách trong việc quản lý lao động nhập cƣ là công việc thực sự quan trọng và cấp thiết trong quy trình ổn định cuộc sống cho người lao động nhập cư vào nội thành Hà Nội, định hướng các chiến lược trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lao động nhập cư khi KT-XH của Hà Nội cần có những bước đi dài hơn, bền vững hơn. Hoạch định quản lý nhà nước về các hoạt động của lao động nhập cư nhằm mục tiêu tạo môi trường thuận lợi và động lực để tổ chức, thực hiện

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

58

chương trình có hiệu quả, từ đó huy động được các nguồn lực xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia. Thành phố xây dựng chiến lƣợc về quản lý lao động nhập cƣ, phát triển từng giai đoạn, địa bàn là sự quyết định thành công hay thất bại trong quá trình phát triển KT-XH. Những định hướng đó dựa trên mục tiêu phát triển của đất nước, khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, đồng thời phải phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại. Trong đó chiến lƣợc quản lý lao động nhập cƣ có vai trò hết sức quan trọng, nó cụ thể hóa mục tiêu và là động lực của chiến lƣợc phân bố lại nguồn lực, lực lƣợng sản xuất cho hợp lý trên địa bàn trung tâm thành phố, tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội. Chiến lược về lao động nhập cư dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động, xu hướng nhập cƣ, hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng với các nhu cầu và nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Các chính sách phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, có tác phong chuyên nghiệp, năng lực nghề nghiệp cao, sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhất vai trò của Hà Nội là trung tâm khoa học - kỹ thuật của cả nước, đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho cho cả nước và đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Về trình độ học vấn và thu nhập của lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội có trình độ đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với cả nước, có đến 46.7% lao động nhập cư vào Hà Nội là có chuyên môn kỹ thuật.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

59

Hình 3.11 Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lao động nhập cƣ vào Hà Nội (%)

(Nguồn: Điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015)

Do Hà Nội là trung tâm giáo dục, kinh tế, chính trị nên nhiều người sau khi học tập xong ở lại làm việc, đây là lực lƣợng lao động mà Thủ đô đang cần để bổ sung vào nguồn nhân lực có chất lƣợng đang thiếu hụt trong quá trình đô thị hóa. Các dòng lao động nhập cư khu vực phía Bắc có chất lượng tốt hơn các khu vực khác trong cả nước, với tỷ lệ có trình độ cao, đây là một lợi thế rất lớn cho Hà Nội có nguồn lao động chất lượng sẵn sàng trong việc phát triển KT-XH so với các tỉnh khác trên cả nước.

Lao động nhập cư đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng, phát triển KT - XH của Hà Nội. Có đến 65.6% lực lƣợng lao động đang làm việc, lao động nhập cƣ đóng góp trên 20% vào GDP Hà Nội. Tỷ lệ thất nghiệp trong các dòng lao động nhập cƣ rất thấp, chỉ có 1,5% trong tình trạng thất nghiệp hoặc đang tìm việc. Điều này phần nào giảm bớt gánh nặng xã hội cũng nhƣ công tác quản lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn nội thành Hà Nội. Trong cơ cấu lao động của các dòng nhập cƣ thì có đến 21% đang làm trong lĩnh vực dịch vụ và bán hàng, do nhu cầu phát triển dịch vụ ở Hà Nội đang mạnh, chuyển hướng theo mô hình lấy dịch vụ làm trọng tâm. Lao động nhập cư vào Hà Nội tìm kiếm đƣợc những công việc có thu nhập cao hơn so với các công việc ở nơi xuất

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

60

cƣ, có 49.5% có thu nhập tốt hơn. Với thu nhập cao hơn, họ tích lũy và gửi tiền hằng tháng về hỗ trợ cho gia đình ở nơi xuất cƣ. [18]

Bảng 3.5 Tỷ lệ lao động nhập cƣ theo nghề nghiệp vào Hà Nội năm 2015(%) Nghề nghiệp Nhập cƣ (%) Không nhập cƣ (%)

Nhà lãnh đạo 1,3 2,5

Nhân viên trợ lý văn phòng 7,8 3,7

Chuyên môn bậc cao 11,0 12,4

Chuyên môn bậc trung 17,7 9,1

Nhân viên dịch vụ và bán hàng 21,0 34,9

Thợ vận hành, lắp ráp 11,3 3,7

Lao động thủ công 17,3 19,9

Lao động giản đơn 12,6 13,8

Tổng 100 100

(Nguồn: Điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015)

Cùng với việc mở rộng địa giới, Hà Nội đảm bảo duy trì nguồn lao động có năng lực và tay nghề cao từ các dòng lao động nhập cƣ. Theo tổng cục thống kê tỉ suất lao động nhập cƣ tăng nhanh, trung bình 1.3% một năm. Tốc độ này đã giảm dần các năm sau do sự tác động tích cực của một số chính sách về hạn chế lao động nhập cƣ.

Căn cứ vào chiến lược chung của cả nước về hoạt động của lao động nhập cư, căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế – xã hội, điều kiện thực tiễn, Hà Nội có kế hoạch chương trình trong việc quản lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của các cơ quan chức năng, phát triển tăng trưởng KT-XH phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: nguồn lực lao động, chất lƣợng lao động, các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc,… nghiên cứu đánh giá, phân tích đầy đủ các yếu tố bằng nhiều tiêu chí cụ thể, dự báo kịp thời nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, chương trình hành động về lao động nhập cư có cơ sở khoa học mang lại hiệu quả thực tiễn cao. Hà Nội có những chính sách thỏa đáng trong công tác đào tạo ƣu tiên cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo sản phẩm của các

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

61

ngành đó đủ sức cạnh tranh, từ đó tăng nhanh hiệu quả sản xuất và năng suất lao động. Đối với lao động nông nghiệp đang dƣ thừa cần có chính sách đồng bộ để một mặt chuyển họ vào các hoạt động công nghiệp và dịch vụ sau khi đã đào tạo nghề, mặt khác đào tạo họ trở thành lao động kỹ thuật ở nông nghiệp phù hợp với tính chất sản xuất hàng hóa trên địa bàn nông thôn. [16, tr. 247-278]

3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý lao động nhập cư tại nội thành Hà Nội 3.2.2.1. Quản lý đăng ký hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng đối với lao động nhập cư

Để quản lý lao động nhập cư hiện nay, Hà Nội sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu. Phương pháp hành chính trong quản lý về KT - XH là cách thức tác động trực tiếp bằng các quyết định mang tính chất bắt buộc đối với đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc. Quản lý hành chính đối với lao động nhập cƣ vào Hà Nội đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu. Hệ thống này chia làm bốn loại chính: KT1, KT2, KT3 và KT4. Khác với các hộ dân có hộ khẩu thường trú KT1, KT2, lao động nhập cư được phân loại theo hai diện KT3 và KT4. Trường hợp đến thành phố một năm trở lên và có ý định cư trú dài hạn, có nhà ở hợp pháp hoặc thuê nhà đƣợc chủ nhà hợp pháp bảo lãnh sẽ đƣợc đăng ký KT3 và hằng năm cần phải đăng ký tạm trú lại. Với việc đăng ký diện KT3, hằng năm người đăng ký không phải lấy giấy xác nhận tạm vắng, chỉ cần lấy giấy tạm vắng lần đầu tiên. Diện KT4 là những người tạm trú với thời gian từ sáu tháng trở lên, phải ở nhà thuê hoặc nhà trọ, hiện đang có việc làm ở thành phố, nhóm này 6 tháng phải đăng ký lại. Đa số diện KT4 là lao động nhập cư, thường tập trung ở các nhà trọ, nhà tạm.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

62

Hình 3.12 Tình trạng đăng ký hộ khẩu của lao động nhập cƣ tại địa bàn Hà Nội 2015

(Nguồn: Điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015)

Theo điều 19 luật Thủ đô năm 2013, khoản 3 về việc đăng ký thường trú ở ngoại thành đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về cƣ trú. Khoản 4 về việc công dân thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2,3 và 4 điều 20 của Luật cư trú thì được đăng ký thường trú ở nội thành, cụ thể là được người có sổ hộ khẩu cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình hoặc đƣợc điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp hoặc trước đây đã đăng ký thường trú được người cho thuê, mượn xác nhận bằng văn bản. Ngoài ra nếu không thuộc các trường hợp trên, lao động nhập cư vào Hà Nội muốn được đăng ký thường trú thì phải tạm trú liên tục tại nội thành 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, đối với nhà ở thuê phải đảm bảo điều kiện diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Trong luật Thủ đô, vấn đề quản lý dân cƣ, hạn chế nhập cƣ vào khu vực nội thành là một biện pháp hành chính áp dụng trước mắt để giảm áp lực dân số đối với hạ tầng, kinh tế, xã hội, đô thị. Tại các khu vực nội thành do mật độ dân số quá đông, cần đƣợc giãn dân, phân bố lại dân cƣ cho hợp lý nên đòi hỏi đặt ra cần quy định cụ thể về vấn đề tạm trú tại khu vực nội thành, cần có những điều kiện cao hơn Luật cƣ trú nhƣ

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)