Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý lao động nhập cƣ

3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Ngoài những mặt thành công mà Hà Nội đang cố gắng giải quyết, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

Việc kiểm soát hộ khẩu là biện pháp kiểm soát đem lại hiệu quả, nhƣng hiện nay việc quản lý hộ khẩu đang gây sự khó khăn lớn cho người lao động nhập cư.

“Việc cố gắng hạn chế người dân nhập cư vào Hà Nội xin đăng ký hộ khẩu thường trú và tiếp cận các dịch vụ của Chính phủ và việc bỏ những đề xuất này ra khỏi dự thảo luật cho thấy sự chưa thống nhất đồng thời cho thấy các sáng kiến tương tự sẽ có khả năng tái xuất hiện trong các dự thảo chính trị” [21, tr. 17-19]. Khả năng tiếp cận, thủ tục rườm rà, thời gian làm thủ tục lâu và phức tạp, quản lý hành chính quan liêu đã khiến rất nhiều lao động nhập cƣ đã không làm các thủ tục liên quan đến hộ khẩu. Từ hộ khẩu không đăng ký được tạo ra nhiều khó khăn khác cho người lao động nhập cƣ và đẩy họ trở thành những nhóm yếu thế trong cạnh tranh, ít hòa đồng với xã hộ và động lực đóng góp xây dựng thành phố ít đi. Việc không có các thủ tục liên quan đến hộ khẩu khiến con cái họ khó được đến trường, trong công việc họ cũng ít nhận đƣợc những quyền lợi liên quan đến hợp đồng và bảo hiểm xã hội.

Việc này còn gây nhiều khó khăn khác, làm mất thời gian và tiền bạc cho người lao động nhập cƣ mỗi khi làm các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin việc, y tế,…

Ngoài ra các quy định giữa luật Thủ đô và luật cƣ trú còn chƣa khớp nối và thống nhất với nhau trong cách thức quy định, tạo ra sự chồng chéo trong cách thức quản lý và gây ra khó khăn cho người lao động nhập cư. Trong xã hội ngày nay, việc quản lý hành chính chậm chạp, nhũng nhiễu, chồng chéo tạo ra nhiều bức xúc trong xã hội, làm giảm sự phát triển kinh tế xã hội, nhƣ việc chậm các thủ tục doanh nghiệp làm thiệt hại đến kinh tế không nhỏ. Vì vậy để xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị có sự tăng trưởng bền vững, công nghiệp hóa hiện đại hóa đô thị, dân trí cao để khẳng định vị thế của người Hà Nội thì thành phố cần cải tiến các công tác quản lý hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu những phiền hà, bức xúc xã hội đang tồn tại. Hà Nội cần phải đƣa ra nhiều biện pháp khác nhằm hỗ

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

73

trợ, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có chất xám từ các vùng lân cận hội tụ về Thủ đô. Hiện nay việc quản lý lao động nhập cƣ vẫn chủ yến tập trung trong các công tác quản lý hành chính, chƣa có các hình thức, biện pháp quản lý khác nhƣ các biện pháp kinh tế để sử dụng tối đa các nguồn lực, thắt chặt kỷ cương xã hội.

Tốc độ tăng trưởng cao, đô thị hóa mạnh nhưng còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý lao động nhập cƣ của Hà Nội. Gia tăng dân số cơ học nhanh, nhu cầu nhà ở, hạ tầng giao thông ngày càng cấp bách nhƣng thành phố phát triển không theo kịp sự gia tăng của mọi nhu cầu, dẫn đến phát triển đô thị mất cân đối, bất hợp lý dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, nhà ở xây dựng ồ ạt mất kiểm soát về chất lƣợng…Các vấn đề về y tế giáo dục chƣa theo kịp đƣợc so với sự phát triển xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều hạn chế trong công tác quản lý về lao động nhập cƣ của Hà Nội, sự phối hợp, kiểm tra, thanh tra giữa các sở ban ngành còn nhiều quan liêu, nhũng nhiễu, chất lƣợng cán bộ có phần đi xuống. Điều kiện sinh hoạt của người lao động nhập cư vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực, tình trạng giá cả leo thang ảnh hưởng đến khả năng chi trả sinh hoạt. Trang thiết bị, cơ sở vật chất y tế, giáo dục đầu tƣ chƣa hiệu quả đáp ứng đủ nhu cầu đối xứng tầm với một đô thị đang phát triển mạnh. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang báo động tới cuộc sống của người dân Hà Nội, sự vào cuộc của các cấp là chưa đủ mạnh để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả.

Nguồn thông tin, thống kê không đầy đủ, gây khó khăn trong việc hoạch định và đƣa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quản lý lao động nhập cƣ vào Hà Nội. Việc điều tra dân số đòi hỏi phải có nguồn ngân sách lớn, cần nhiều thời gian, nhƣng việc thống kê không đầy đủ sẽ khó xác định đƣợc sự vận động, thay đổi của các dòng lao động nhập cƣ để có những biện pháp kịp thời.

Hà Nội chƣa có nhiều chính sách huy động nguồn lực từ xã hội, tƣ nhân hóa còn chậm, sự hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp chƣa mang tới nhiều lợi ích người lao động nhập cư. Xã hội hóa là kênh huy động hiệu quả, phát huy đƣợc nhiều sức mạnh, nhất là trong giai đoạn còn nhiều bất cập, sức ép ngày càng lớn tới kinh tế xã hội từ các dòng lao động nhập cƣ nhƣ hiện nay. Nhƣng Hà Nội

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

74

vẫn chƣa có nhiều chính sách cụ thể và kích thích các nguồn lực xã hội này. Nhiều dự án đầu tƣ phục vụ giải quyết những vấn nạn của xã hội nhƣ những dự án về giao thông, xây dựng còn tràn lan, thất thoát và kém chất lƣợng, tiến độ chậm chƣa phát huy hiệu quả.

Sự kết nối giữa các quận nội thành thành phố và khu vực ven đô, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa thực sự hiệu quả. Lao động phần đông có chuyển dịch sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp nhƣng chủ yếu với năng xuất thấp, hàm lƣợng chất xám thấp, lực lƣợng lao động rẻ và chủ yếu lao động giản đơn. Các trường dạy nghề đào tạo có chất lượng còn ít, hạn chế về trang thiết bị, giáo viên giàu kinh nghiệm còn thiếu. Đối với lực lƣợng lao động được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp vẫn mang nặng lý thuyết, thực hành ứng dụng còn hạn chế, nhất là những ứng dụng KH-CN. Đây là nguồn lao động vô cùng quan trọng trong tương lai để xây dựng phát triển KT-XH Thủ đô, nhưng tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có những công việc tốt, chất lƣợng cao còn chƣa nhiều. Chính vì vậy để Hà Nội phát triển mạnh và bền vững hơn, thành phố cần đặc biệt tập trung vào việc đào tạo nguồn lao động nhập cƣ có khả năng thích nghi với những cạnh tranh toàn cầu nhƣ ngày nay, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, khả năng quản lý để cạnh tranh với những doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới trong thời gian tới.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Việc lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội dẫn đến rất nhiều sức ép đến mọi mặt đời sống bắt nguồn từ việc hoạch định chính sách quản lý, xây dựng các lộ trình và giải pháp cụ thể. Các cấp quản lý còn thiếu trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong công việc, chƣa bám sát đƣợc những thay đổi nhanh chóng về tình trạng nhập cƣ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đang gia tăng của thực tế. Những chính sách quy hoạch và sử dụng nguồn lao động nhập cƣ còn chƣa nhiều do đó chƣa chƣa tận dụng đƣợc hết tiềm năng của nguồn lực này.

Hệ thống văn bản chƣa có tính nhất quán cao, còn chồng chéo gây ra nhiều khó khăn cho người lao động nhập cư và ngay cả các cấp quản lý tại khu vực nội

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

75

thành Hà Nội. Quy trình giải quyết các thủ tục còn phức tạp và mất nhiều thời gian.

Các cán bộ ở các cấp quản lý còn có nhiều biểu hiện tiêu cực gây nhiều phiền hà cho người lao động nhập cư.

Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm còn chậm trễ dẫn đến mất trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường sống, điều kiện hạ tầng xuống cấp, lộn xộn.

Cơ cấu lại nguồn lao động để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn theo các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố còn chậm, đào tạo, bồi dƣỡng còn chƣa gắn chặt với các nội dung quy hoạch và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Chƣa có nhiều biện pháp nhằm quản lý và khai thác các tiềm lực to lớn của lực lƣợng nhập cƣ đông đảo trong khu vực kinh tế phi chính thức để tạo sức mạnh bổ sung nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế Thủ đô.

Nguồn ngân sách của thành phố còn hạn hẹp, chƣa thực hiện đƣợc những chương trình, các cuộc điều tra khảo sát tầm vĩ mô và thường xuyên cung cấp đầy đủ thực trạng. Ngoài ra, quản lý và sử dụng nguồn ngân sách còn chƣa thực sự hiệu quả trong việc đầu tƣ phát triển hạ tầng cũng nhƣ nguồn nhân lực trong quá trình phát triển KT-XH Hà Nội.

Hệ thống thông tin truyền thông có kết quả tích cực nhƣng vẫn chƣa kịp thời, đầy đủ, chƣa thực sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình tìm việc làm và phổ cập kiến thức cho người lao động nhập cư. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý cũng như nâng cao năng lực cho người lao động nhập cư còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ, dẫn đến xử lý thông tin chậm, giảm năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)