Các giải pháp nâng cao chất lƣợng lao động nhập cƣ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, nguồn lực con người là tài sản quý báu tạo ra sự khác biệt giữa những nền kinh tế dẫn đầu và phát triển bền vững. Vậy để tạo ra lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH và ứng phó với những cạnh tranh gay gắt toàn cầu, Hà Nội cần đặc biệt nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động nhập cƣ.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

82

Đào tạo gắn với các mục tiêu cơ cấu ngành và định hướng chiến lược. Hà Nội trong công tác đào tạo đối với nguồn nhân lực lao động nhập cƣ cần xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp và gắn liền với thực tiễn.

Đào tạo dựa trên mục tiêu Quốc gia cũng nhƣ tầm nhìn chiến lƣợc của thành phố.

Trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ, Hà Nội cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thu hút nhân tài từ mọi miền đất nước nhập cư vào thành phố, cơ cấu nguồn nhân lực vào những ngành có hàm lƣợng chất xám cao, ứng dụng KH-CN tiên tiến, những ngành nghề tạo ra năng suất lớn và giá trị cạnh tranh để đón đầu những cơ hội của xu hướng thời đại. Đa dạng hóa các loại hình công việc, phù hợp với những thay đổi của kinh tế toàn cầu.

Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực lao động nhập cƣ: Đẩy mạnh quy mô đào tạo ở các cấp, đặc biệt ở bậc đại học, nâng cao năng lực giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, chương trình đào tạo thực tiễn, phương pháp giảng dạy hiệu quả. Cần đầu tư, phát triển nhiều hơn nữa các vườn ươm khởi nghiệp, hệ thống dữ liệu trực tuyến, các trung tâm bồi dƣỡng kỹ năng chuyên sâu.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư giáo dục từ nhiều nguồn: Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế,…Tăng cường sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, các tổ chức xã hội hỗ trợ, đầu tƣ giáo dục và tuyển mộ nhân tài. Hình thành thị trường đào tạo nhân lực gắn với thị trường lao động việc làm và mở rộng hơn nữa hệ thống các trung tâm bồi dƣỡng kỹ năng, xúc tiến việc làm.

Sử dụng và sắp xếp hợp lý: Sử dụng và sắp xếp nguồn lao động nhập cƣ xuất phát từ nhu cầu thị trường. Tuyển dụng và sử dụng lao động gắn kết với cơ chế thị trường có sự quản lý của các cấp chính quyền. Tránh sử dụng nguồn lực mang tính tính chủ quan, bất cập gây ra lãng phí tiềm năng lao động và cản trở việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng người tài và giữ chân người tài từ nhiều nơi nhập cư vào Hà Nội. Tích cực tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt khả năng sáng tạo, khai thác hiệu quả triệt để lao động trí tuệ. Có những chính sách trong việc phát hiện, lựa chọn người tài để

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

83

xây dựng nguồn lãnh đạo có năng lực, đồng thời sắp xếp bố trí đúng người, đúng việc, đúng tiêu chuẩn. Cung cấp hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời về việc làm cho người lao động nhập cư, bên cạnh đó nâng cao khả năng cung ứng và sử dụng nguồn lao động hiệu quả.

4.3.2. Lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức

Quản lý chặt chẽ nguồn lao động nhập cƣ trong khu vực kinh tế phi chính thức. Quản lý sát sao các thủ tục tạm trú, tạm vắng đối với người lao động nhập cư để ổn định trật tự trên địa bàn. Cần có nhiều hơn nữa những cuộc khảo sát, thống kê đầy đủ thông tin về tình trạng lao động nhập cƣ trong khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn, từ đó phân tích các xu hướng và đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, tận dụng nguồn lực từ khu vực này. Đề xuất những mô hình quản lý mới ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, bên cạnh đó hệ thống hóa các biểu mẫu đăng ký, khai báo để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động nhập cƣ trong khu vực kinh tế phi chính thức. Cần có nhiều hơn những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện nâng cao năng lực, phát huy khả năng sáng tạo của người lao động, giúp họ thích nghi và tự tin trong môi trường sống mới. Bảo vệ và nâng cao kiến thức về quyền lợi của người lao động nhập cư như về bảo hiểm, lương thưởng và những quyền lợi khác của người lao động. Chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nâng cao năng lực bản thân, tạo điều kiện tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

Tận dụng sức mạnh nguồn lực từ khu vực kinh tế phi chính thức. Khu vực này tập trung khá đông lực lƣợng lao động nhập cƣ, vì vậy cần phải sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động có năng lực trong khu vực này. Bằng những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích và chiêu mộ những người có năng lực và phẩm chất đạo đức, mang đến cho họ những cơ hội việc làm. Tạo cơ chế minh bạch, thông thoáng và phát hiện, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển năng lực sáng tạo. Cần có nhiều chương trình gắn kết, tìm hiểu nhu cầu của lao động nhập cư trong khu vực này để đƣa ra những cơ chế hiệu quả, phù hợp.

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

84

4.3.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực lao động nhập cư trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn Hà Nội

Cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội rất tốt để Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội theo kịp các nước có nền kinh tế lớn mạnh nhờ vào sự đầu tư phát triển và làm chủ KH - CN. Với tinh thần hiếu học, tìm tòi, nhạy cảm với những đổi mới, người lao động nhập cư có những cơ hội tiếp cận với những kiến thức quản lý khoa học từ những nước phát triển thông qua những chương trình đào tạo, giao lưu văn hóa quốc tế và nhiều cuộc hội thảo khoa học. Thế giới phẳng giúp cho việc tiếp xúc với công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu văn hóa đa phương thực sự dễ dàng giúp việc tạo ra những bước phát triển nhanh chóng hơn. Việt Nam đang bước vào cơ cấu dân số vàng, là cơ hội rất lớn để đẩy mạnh phát triển KT-XH và tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao vị thế trong khu vực cũng nhƣ quốc tế. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, là nơi thu hút nhân tài với lực lượng lao động nhập cư rất lớn, vì vậy đứng trước cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội có những cơ hội lớn để xây dựng phát triển Thủ đô theo mục tiêu chiến lƣợc trong thời gian sớm hơn. Nhờ vào việc tiếp cận với tƣ liệu sản xuất nguồn, chiến lƣợc đầu tƣ thông minh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn cho Hà Nội để nắm lấy cơ hội đi trước đón đầu, bắt nhịp với những xu hướng thời đại.

Bên cạnh đó, những hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách phù hợp và hệ thống hành chính thông thoáng trong quản lý lao động nhập cƣ Hà Nội là những thách thức trong việc tham gia vào sân chơi toàn cầu. Hệ thống giáo dục, chất lƣợng đào tạo, văn hóa và tinh thần chia sẻ, tinh thần khởi nghiệp của người lao động nói chung và lao động nhập cƣ trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Để tiếp cận đƣợc những nền khoa học phát triển, trình độ quản lý cao, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hệ thống tự động hóa, người lao động cần phải trang bị đầy đủ kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo bản thân, xây dựng cộng đồng phát triển. Nguồn ngân sách hạn hẹp, đầu tƣ dàn trải, lãng phí, chƣa thực sự quan tâm về giáo dục, đào tạo, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho người lao động. Bộ máy quản lý còn nhũng nhiễu, thiếu

LV Thạc sĩ QL Kinh tế

85

minh bạch, thiếu bình đẳng, năng lực hạn chế sẽ là những rào cản không nhỏ trong việc tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng 4.0

Vì vậy, thành phố Hà Nội cần có những cải cách trong quản lý lao động nhập cƣ nhƣ: Hệ thống hóa lại các quy trình quản lý, văn bản pháp luận, tinh gọn bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn Hà Nội. Xây dựng những chính sách, cơ chế phù hợp, giải quyết triệt để những chồng chéo, bất cập của thực trạng. Tạo điều kiện và sử dụng hiệu quả tối đa nguồn lao động nhập cƣ. Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhập cƣ trên địa bàn thành phố, bồi dƣỡng và sử dụng hiệu quả tối đa nguồn nhân lực này để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nâng cao năng suất trong công việc, tạo ra nhiều công việc với thu nhập cao cho người lao động tại nơi nhập cư để người lao động giúp đỡ, hỗ trợ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo tại nơi xuất cư. Phát triển năng lực người lao động nhập cƣ trong các khu vực khu vực kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế phi chính thức, xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Cơ cấu lao động gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - chính trị quốc gia. Tập trung vào những ngành mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cho người lao động nhập cư trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đô thị hóa gắn với định hướng, tầm nhìn, cân đối với phát triển KT-XH. Quản lý quy hoạch bám sát với thực tiễn, theo từng giai đoạn và lộ trình,với tầm nhìn dài hạn. Giải quyết triệt để các tác động tiêu cực đang gây sức ép lên thành phố. Phát triển những đô thị vệ tinh, giảm áp lực về sự gia tăng dân số cơ học tại trung tâm thành phố.

Đẩy mạnh phát triển KT-XH và nâng cao vai trò, vị thế của Hà Nội. Xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành Thành phố xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)