Tại trung tâm đô thị lớn luôn có sức tăng trưởng cao và tốc độ đô thị hóa nhanh đã tạo ra một lực hút lớn đối với lực lƣợng lao động nhập cƣ ở các vùng ven đô và nông thôn. Để hạn chế sự gia tăng dân số cơ học của Hà Nội bằng việc giảm bớt lực hút là rất khó, vì nhu cầu con người là kinh tế, nguyên nhân chính của người lao động nhập cƣ rời nông thôn lên thành thị tìm kiếm công việc cũng vì mục đích kinh tế. Vậy để đối trọng với những lực hút đó, cần có sự tác động đến lực đẩy tại khu vực xuất cư nhằm giải quyết, thỏa mãn những nhu cầu của người lao động có ý định nhập cƣ vào các đô thị lớn bằng những biện pháp và chính sách về lao động việc làm, thu nhập, các chính sách ưu tiên đặc biệt đối với người địa phương. Các
LV Thạc sĩ QL Kinh tế
78
chính sách tập trung xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm ổn định.
Đối với các vùng ven đô Hà Nội, đây là khu vực bị tác động tương đối mạnh từ sự lan tỏa đô thị hóa, những khu vực này có nguồn lao động dồi dào với tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn khá nhiều. Việc đô thị hóa kèm với việc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại các vùng ven đô, chính vì vậy việc tạo giải quyết việc làm ngay tại các vùng này là rất cần thiết. Hà Nội cần đầu tƣ nhiều hơn nữa những dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp hiện đại để người dân có công ăn việc làm ổn định tại chỗ. Xây dựng các khu đô thị mới vệ tinh nhằm giải quyết vấn đề nhà ở, khi người dân có thu nhập tốt hơn họ cũng cần những nhu cầu cao hơn, đời sống văn minh hơn, chính vì vậy những khu đô thị mới vừa đảm bảo kế hoạch đô thị hóa vừa tạo ra môi trường sống hiện đại hơn cho người dân địa phương. Việc tạo công ăn việc làm, cần đƣợc phối hợp với công tác đào tạo nghề, kỹ năng quản lý vì phần lớn người lao động trong khu vực nông thôn họ khéo léo nhưng để tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng chất xám nhiều hơn, có giá trị xuất khẩu tốt hơn cần phải đƣợc đào tạo bài bản, có kỹ năng quản lý để phát triển các doanh nghiệp năng động, cạnh tranh tốt hơn hơn.
Với tỷ trọng đất nông nghiệp cao, để đô thị hóa tác động tích cực, không ảnh hưởng tới đời sống của người dân địa phương, cần chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành, chuyển từ nông nghiệp ít hàm lƣợng giá trị và năng suất thấp chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp có hàm lƣợng giá trị đem lại năng suất và thu nhập cao hơn.
Người lao động địa phương cần được tiếp xúc nhiều hơn với các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, hệ thống thông tin internet để nâng cao chất lƣợng công việc, tăng tính sáng tạo và tận dụng tối đa các nguồn lực. Tăng cường hợp tác giữa người nông dân với các chuyên gia, các doanh nghiệp, cùng với các chính sách hỗ trợ để tạo cầu nối giúp sản phẩm làm ra khi đưa vào thị trường, được mọi người chấp nhận tin dùng. Tăng sự kết nối giữa các khu công nghiệp với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ để có sự hỗ trợ thuận lợi hơn.
Thành phố cần tạo ra nhiều hơn những vùng kinh tế đệm, phụ cận để tạo việc làm,
LV Thạc sĩ QL Kinh tế
79
ổn định cuộc sống người lao động ven đô, nông thôn nhằm hạn chế các dòng lao động nhập cƣ vào Hà Nội.
Việc quyết định nhập cƣ mạnh mẽ hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng và trình độ chuyên môn của người lao động. Những người lao động có trình độ chuyên môn cao, đƣợc đào tạo trong những lĩnh vực có hàm lƣợng chất xám cao sẽ có nhu cầu dịch chuyển sang các khu vực có điều kiện tốt hơn cả về điều kiện phát triển bản thân, kinh tế và gia đình so với nơi xuất cƣ. Đối với những lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn hoặc chủ yếu làm trong khu vực nông nghiệp thì việc có môi trường làm việc tạo ra công ăn việc làm, hạn chế các chi phí, gần địa phương cũng đáp ứng được phần lớn nhu cầu của họ. Vì vậy việc xác định nhu cầu, phân cấp trình độ lao động ở các khu vực ngoại thành, các tỉnh lân cận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng giải phát để có tác động hiệu quả tại chính nơi xuất cƣ, nhằm tác động đến các lực đẩy, sàng lọc chất lƣợng lao động nhập cƣ vào Hà Nội. Những lao động có chất lƣợng cao, đủ khả năng làm việc đƣợc trong những khu vực có hàm lƣợng chất xám cao, cạnh tranh năng lực cần được khuyến khích và được hưởng những cơ chế đặc biệt trong công việc, đóng góp vào sự phát triển KT-XH. Những lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn cần được tạo việc làm gần với địa phương, ngoài ra họ cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao kỹ năng để thích ứng trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh gay gắt của toàn cầu hóa.
4.2.2. Giải pháp đối với khu vực nhập cư
Để các dòng lao động nhập cƣ vào Hà Nội cân đối với với sự phát triển KT - XH, ngoài những giải pháp tác động tới nơi xuất cƣ để hạn chế những lao động không mang lại nhiều giá trị cho Thủ đô, giảm tải một lƣợng lớn lao động nhập cƣ vào, Hà Nội cần có những biện pháp hiệu quả bám sát với thực tiễn và vận động của các dòng lao động nhập cƣ hiện nay.
Hệ thống hóa, quản lý khoa học về công tác quản lý nhân khẩu, tạm trú tạm vắng trên địa bàn thành phố. Kết hợp chặt chẽ các cấp chính quyền để rà soát, kiểm tra sát sao tình trạng tạm trú, nhân khẩu lưu trú, nhân khẩu tạm vắng của người nhập
LV Thạc sĩ QL Kinh tế
80
cư. Cấp giấy tạm thời cho người không có giấy tờ tùy thân sau khi xác minh rõ nhân thân để quản lý hành chính. Đăng ký tạm trú dài hạn cho các hộ nhập cƣ, cấp sổ đăng ký tạm trú có thời hạn. Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, các sở ban ngành cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong từng vấn đề của Thủ đô để đƣa ra giải pháp tổng thể, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, không đúng với chức năng nhiệm vụ. Cán bộ các sở, ban, ngành cần đƣợc nâng cao kiến thức chuyên môn, bám sát thực tế và có những báo cáo kịp thời, nhiều vấn đề không có giải pháp sớm sẽ rất khó khắc phục lâu dài. Gắn trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong các công tác quản lý nhằm đảm bảo đầy đủ thông tin cho cán bộ quản lý cũng như người lao động nhập cƣ, nhƣ các thông tin trên internet cập nhật đầy đủ, ứng dụng kỹ thuật số trong công tác thống kê, sử dụng hệ thống quản lý thông minh, camera trong công tác quản lý trật tự đô thị… Nguồn thông tin là vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận việc làm đối với lao động nhập cƣ, thành phố cần đảm bảo đầy đủ thông tin, tổ chức thêm nhiều chương trình lao động việc làm hơn nữa để kết nối cung cầu trên thị trường lao động, giúp người lao động nhập cư dễ dàng tìm kiếm công việc, rút ngắn thời gian tìm việc và nhanh chóng bắt nhịp với các công việc mới.
Để phát triển KT - XH trở thành một trong những trung tâm của khu vực đòi hỏi Hà Nội phải nỗ lực rất lớn, đƣa ra nhiều giải pháp đột phá, minh bạch trong bộ máy, quản lý đạt trình độ cao với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ trước những thách thức quá lớn đối với sự phát triển KT - XH của châu Á nói chung và các các nước Đông Nam Á như Singapore, Malayxia, Thái Lan nói riêng. Những nước này đã đạt đến một tầm phát triển khá cao, nhất là Singapore, có lực lƣợng lao động rất chất lƣợng với hàm lƣợng chất xám cao, kỹ năng đào tạo bài bản, khả năng thích nghi với điều kiện toàn cầu hóa nhanh chóng với kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng toàn cầu. Những thách thức đó cũng tạo động lực cho Hà Nội cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng lao động nhập cƣ, các chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phải hiệu quả và thực tiễn. Với lực lƣợng lao động nhập cƣ dồi
LV Thạc sĩ QL Kinh tế
81
dào, tỷ trọng lao động trong cơ cấu dân số vàng nhƣ hiện nay, Hà Nội cần phải tận dụng tốt cơ hội để đƣa ra những quyết sách trong việc thu hút nhân tài, đào tạo và nuôi dƣỡng nguồn lực chất xám để tham gia vào quá trình phát triển KT-XH Thủ đô. Đối với những khu vực có nguồn lao động ít chất lƣợng hơn, nhƣ những khu vực kinh tế phi chính thức cần đƣợc quan tâm, thống kee số liệu phản ánh chính xác thực tiễn, đƣa ra nhiều chính sách nhằm phát triển và sử dụng hiệu quả hơn những nhóm lao động này. Lực lƣợng lao động này cần đƣợc đào tạo nhiều hơn cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, đảm bảo sự phát triển toàn diện trong một xã hội năng động và văn minh. Việc điều tiết các lực lƣợng, phân bổ hợp lý rất quan trọng trong công tác quản lý của thành phố. Cân bằng mật độ dân số trên toàn địa bàn, tránh tình trạng những khu vực tập trung quá tải nơi xuất hiện nhiều vấn đề cấp bách hiện nay nhƣ điều kiện sống tạm bợ của lao động nhập cƣ, an toàn trật tự đô thị phức tạp… Những cuộc điều tra, nghiên cứu cùng với những nhà hoạch định có kinh nghiệm sẽ đƣa ra nhiều giải pháp hiệu quả trong việc phân bố lại nguồn lực trên địa bàn, đào tạo nâng cao trình độ của người lao động.
Cùng với định hướng quy hoạch phát triển KT - XH, việc đô thị hóa cần đƣợc đồng bộ trong từng giai đoạn để điều tiết các dòng lao động nhập cƣ. Hà Nội cần khẩn trương giải quyết các vấn đề về hạ tầng đô thị, nhà ở, giáo dục, y tế để người lao động có cuộc sống, tâm lý ổn định, tập trung công việc đảm bảo chất lượng công việc. Nâng cao quản lý đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đô thị hóa tăng nhanh, xây dựng tràn lan gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.