Tổng quan về làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1 Tổng quan về làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Khái quát chung về làng đá Khuổi Kỵ 2.1.1.1 Vị trí địa lý

Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, ở giữa đường đi Thác Bản Giốc và trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao, với độ cao 1000m so với mặt nước biển.

Phía Bắc của làng giáp ranh khu Quảng Tây, Trung Quốc (cách 2.5km).

2.1.1.2 Diện tích

Làng có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 100ha, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky cùng 20ha đất trồng lương thực và chăn nuôi.

2.1.1.3 Địa hình

Khuổi Kỵ là một ngôi làng nhỏ, được bao quanh bởi các ngọn núi đá vôi cao.

Làng chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vừa và nhỏ.

Loại hình sản xuất chính: Trồng lúa, trồng ngô, nuôi, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Phát triển ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.4 Khí hậu, thủy văn

Thuộc khu vực có khí hậu cận nhiệt đới, đón trực tiếp các đợt khí lạnh từ phương Bắc, vì vậy mùa đông thường xuyên có sương muối, băng tuyết. Nhiệt độ bình quân năm biến động từ 20oC đến 25oC, nhiệt độ tối đa khoảng 30oC đến 32oC, nhiệt độ thấp nhất từ 0oC đến 10oC.

Là khu vực có lượng mưa ít biến động từ 1.500mm đến 1.600mm. Lượng mưa tối đa là 2.000mm, tối thiểu là 1.100mm, mưa rào tập trung vào tháng 7,8,9, chiếm 65% đến 70% trong năm.

20

Khu vực có sự chịu ảnh hưởng của loại gió chính là gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở đây rất lạnh, địa hình theo kiểu thung lũng nên rất hút gió.

Mạng lưới thủy văn ở đây không dày đặc, hệ thống suối ngắn, lưu vực hẹp và dốc đổ về một hướng. Vào mùa mưa thường xuất hiện các dòng nước có cường độ lớn nhưng vào mùa khô dòng nước lại không quá khô kiệt mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết

2.1.2 Điều kiện xã hội 2.1.2.1 Dân số

Bảng 2.1. Tình hình dân số - lao động của làng qua 3 năm 2016 – 2018

Chỉ tiêu ĐVT

2016 2017 2018

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số nhân khẩu Khẩu 42 100 54 100 61 100

Dân tộc Tày Người 42 100% 54 100 61 100

Dân tộc Kinh Người 0 0 0 0 0 0

Tổng số hộ toàn làng Hộ 14 100 14 100 14 100

1. Hộ SX nông nghiệp Hộ 14 100 14 100 14 100

2. Hộ SX phi nông nghiệp Hộ 0 0 0 0 0 0

Tổng số lao động LĐ 36 100 40 100 49 100

1. LĐ nông nghiệp LĐ 27 75 30 75 30 61,2

2. LĐ phi nông nghiệp LĐ 9 25 10 25 19 38.8

Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 3 - 3.85 - 4.35 -

Bình quân LĐ/hộ LĐ 2,57 - 2,85 - 3,5 -

Nguồn: Ghi chép số liệu thống kê bằng phương pháp phỏng vấn, điền dã Qua bảng số liệu ta thấy: Hiện nay, toàn làng có 14 hộ; số khẩu: 61 khẩu, hoàn toàn là dân tộc Tày sinh sống (chiếm hơn 100%).

Dân số của xã tăng qua các năm từ 2016 đến 2017, từ năm 2017 đến 2018 dân số của làng tăng 7 người tức tăng 12,9 %, đến năm 2017 so với năm 2016 tổng dân số xã tăng 19 người tức tăng 31,1 %. Tốc độ tăng của năm sau cao gấp đôi năm trước qua đó phần nào đã cho thấy chương trình, chính sách về kế hoạch hóa gia đình, chương trình tuyên truyền vận động người dân sinh ít con để nuôi dạy tốt của xã đang đạt hiệu quả, khi vẫn đang trong sự cho phép quản khu vực.

Song song với sự gia tăng của dân số, thì làng vẫn giữ nguyên số hộ, không có sự thay đổi là 14 hộ.

Về lao động, tổng số lao động của xã năm 2017 là 40 lao động so với năm 2016 là 36 lao động, tăng 4 lao động tức tăng 10 %. Trong đó lao động nông nghiệp tăng 3 lao động, lao động phi nông nghiệp tăng 1 lao động. Năm 2018 tổng số lao động của xã là 49 so với năm 2017 là 40 lao động tăng 9 lao động tức tăng 18,3 %. Trong đó, số lao động nông nghiệp không tăng, lao động phi nông nghiệp tăng 9 lao động. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn lao động của làng đang được duy trì ở mức ổn định, phần lớn vẫn còn là lao động nông nghiệp, tuy nhiên lao động phi nông nghiệp, thiên hướng dịch vụ đã đang được phát triền.

2.1.2.2 Tộc người sống trên địa bàn làng

Trên địa bàn làng đá Khuổi Kỵ, chỉ có người Tày sinh sống ( 100%).

Qua bảng 2.1 ta thấy: Người dân tộc Tày chiếm trên 100% tổng dân số của làng, dân tộc Kinh và các dân tộc khác không có. Năm 2016 so với năm 2017 tăng 12 người tức tăng 22,2%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 12 người tức tăng 19.6%. Điều đó cho thấy việc phát triển du lịch của làng đang được gìn giữ tối đa bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

2.1.3 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật

Những năm gần đây, cùng với các chính sách đầu tư ưu đãi của Đảng, Nhà Nước, Tỉnh ủy Cao Bằng, đối với đồng bào dân tộc thiểu số cùng với sự đoàn kết, phát huy nội lực của lãnh đạo ủy ban nhân dân và người dân của toàn xã nên bộ mặt của làng đã thay đổi phần nào, cụ thể:

2.1.3.1 Hạ tầng giao thông

Việc giao lưu hàng hóa và mọi quan hệ với các làng khác đã được thuận lợi hơn, nhờ có một cây cầu, bắc qua suối để vào làng. Đến nay làng đã có các con đường bê tông, chính nhờ đó mà người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại và giao lưu, trao đổi buôn bán. Trước đây người dân chủ yếu đi bộ hoặc đi xe đạp đến các nơi khác. Nay nhiều hộ trong xã đã có xe máy cho mình, số lượng xe máy hàng năm tăng nhanh.

Ngoài ra còn có xe công nông, xe thồ, xe ba bánh.

22 2.1.3.2 Mạng lưới điện, nước và thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay rất quan trọng đối với con người. Toàn làng có 1 trạm biến áp 0,4KWA/14 hộ. Điện dùng cho sinh hoạt cung cấp đủ điện cho nhân dân sinh hoạt. Có 1 trạm bơm thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp, 1 trạm bơm cấp nước sạch. Toàn làng đến nay tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ người dân sử dụng điện là 100%, 70% hộ dân đã có điện thoại để phục vụ thông tin liên lạc. Nhờ vậy mà việc liên lạc của xã đến bên ngoài được thuận tiện hơn, sự hiểu biết của người dân về chính sách, pháp luật được mở rộng nhờ các chương trình ti vi, đài phát thanh.

2.1.4 Thể chế văn hóa – xã hội 2.1.4.1 Văn hóa giáo dục đào tạo

Hiện nay tỉnh Cao Bằng đã cố gắng xây dựng trường học gần khu vực làng, để trẻ em có thể đi học, nhưng vẫn không làm thay đổi đi kiến trúc, không gian của làng.

Gần làng có một trường Trung học cơ sở (3km) , một trường Tiểu học ( 1km), một trường mầm non (1km), trường học được xây dựng kiên cố, vững chắc. Dân làng đã chú trọng cho con em hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nhưng nhìn chung trình độ văn hóa người dân, cán bộ trong làng còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của toàn xã.

2.1.4.2 Y tế

Có 1 trạm y tế ( 1km), có 7 giường bệnh, nhân viên trạm y tế có đủ trình độ trung cấp trở lên đảm bảo việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Có 5 nhân viên trong đó có 1 bác sỹ, 4 y tá. Cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc sức khỏe còn hơi nghèo nàn chưa đầy đủ, trình độ và năng lực của cán bộ ở trạm còn hạn chế nên chỉ khám và chữa được những bệnh thông thường đơn giản, còn với những ca phức tạp phải chuyển đến tuyến trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)