Nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.3 Thực trạng vận dụng văn hóa tộc người Tày trong sự phát triển du lịch

2.3.4 Nhận thức của người dân

2.3.4.1 Nhận thức về văn hóa bản địa

Văn hóa bản địa là những giá trị văn hóa đã được đúc kết tại chính nơi mà cộng đồng sinh sống. Vì nó có tính địa điểm rõ rệt, đôi khi có những giá trị rất riêng trong một khu vực nhỏ như một tỉnh, huyện thậm chí là xã chứ không phải chỉ là văn hóa vùng, miền – Nên đối với kiến trúc, văn hóa bản địa đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta hiểu biết, cảm nhận, biết học hỏi một cách thực sự.

Để tìm hiểu nhận thức của người dân về khái niệm văn hoá bản địa chúng tôi đã đưa ra câu hỏi cho 50 người : Theo ông (bà) thì văn hóa bản địa có phải là một phần trong du lịch Homestay không? kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của người dân ở làng đá Khuổi Kỵ về văn hóa bản địa là một phần của du lịch Homestay

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua biểu đồ trên chúng ta thấy số người cho rằng văn hóa bản địa là một phần trong du lịch Homestay chiếm tỷ lệ cao là 92% tương ứng là 46 người trả lời có. Trong khi đó số người trả lời không chiếm 8% tương ứng là 4 người. Qua đây chúng ta thấy có thể thấy người dân xã Quang Trung đã có quan điểm đúng đắn về du lịch Homestay, trong đó giá trị về văn hóa bản địa là rất quan trọng. Văn hóa bản địa không

92%

8%

Có Không

chỉ mang trong mình giá trị về văn hóa vật thể mà nó còn chứa đựng những giá trị phi vật thể.

Câu hỏi tiếp theo: Theo ông (bà), khái niệm văn hóa bản địa được hiểu như thế nào?

Chú giải:

1. Những giá trị văn hóa đặc trưng của một vùng.

2. Những giá trị vật chất của một dân tộc.

3. Những tác phẩm về văn hóa.

4. Những tài liệu có giá trị về văn hóa của một dân tộc.

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của người dân về khái niệm văn hóa bản địa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua biểu đồ trên chúng ta thấy rằng tỉ lệ người dân cho rằng văn hóa bản địa là những đặc trưng riêng biệt của một vùng chiếm 95%, tỉ lệ người dân cho rằng văn hóa bản địa là những giá trị vật chất của một dân tộc chiếm 60%, tương ứng ở phương án là những tác phẩm về văn hóa chiếm 10% và những tài liệu có giá trị về văn hóa của một dân tộc chiếm 15%. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng đa số người dân làng đá Khuổi Kỵ đã có nhận thức đúng về khái niệm văn hóa bản địa khi cho rằng văn hóa bản địa là những đặc trưng riêng biệt của một vùng. Những nhận thức đúng đắn này sẽ giúp cho người dân hiểu được ý nghĩa quan trọng của văn hóa bản địa từ đó người dân sẽ chân trọng và có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ văn hóa bản địa.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

CÂU TRẢ LỜI 95%

60%

10% 15%

Chú giải 1 Chú giải 2 Chú giải 3 Chú giải 4

32 2.3.4.2 Nhận thức về hoạt động du lịch Homestay

Để hiểu rõ về nhận thức của người dân về hoạt động du lịch Homestay, tôi đã đặt ra câu hỏi: Theo ông (bà) du lịch Homestay có nghĩa là như thế nào?

Chú giải:

1. Là hoạt động ăn, ở, sinh hoạt cùng với chủ nhà 2. Là hoạt động ở trọ qua đêm

3. Là hoạt động cho thuê dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, vật dụng cần thiết...

Biểu đồ 2.3. Nhận thức của người dân về hoạt động du lịch Homestay

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua biểu đồ ta thấy, số người chọn Homestay là hoạt động ăn, ở, sinh hoạt cùng chủ nhà là 95%, số người chọn Homestay là hoạt động ở trọ qua đêm là 10%, số người chọn Homestay là hoạt động cho thuê dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, vật dụng cần thiết... là 20%. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng người dân làng đá Khuổi Kỵ đã nhận thức được về hoạt động du lịch Homestay.

Câu hỏi tiếp theo là: Theo ông (bà), du lịch Homestay có tác động đến điều kiện về tự nhiên, xã hội của địa phương không?

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

CÂU TRẢ LỜI 95%

10%

20%

Chú giải 1 Chú giải 2 Chú giải 3

Biểu đồ 2.4. Du lịch Homestay có tác động đến điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương không?

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua biểu ta ta có thể thấy, số người chọn du lịch Homestay có tác động đến điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương là 92%, còn là là 8% chọn du lịch Homestay không tác động đến điều kiện tự nhiên, văn hóa của địa phương. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy nhận thức của người dân về hoạt động du lịch Homestay đang ngày càng được nâng cao.

2.3.4.3 Ý thức bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch Homestay

Người dân xã Quang Trung đã có những nhận thức về văn hóa bản địa là một phần trong du lịch Homestay, với nhận thức đúng đắn như vậy liệu người dân ở đây có cho rằng việc giữ gìn văn hóa bản địa là quan trọng không? khi tôi đưa ra câu hỏi:

"Ông, bà có cho rằng tham gia vào việc bảo tồn văn hóa bản địa là quan trọng không"?

Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Mức độ đánh giá về tầm quan trọng của việc giữ gìn văn hóa bản địa của người dân

0%

20%

40%

60%

80%

100%

CÂU TRẢ LỜI 98%

2% 0%

Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 95%

5%

Có Không

34

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy tỉ lệ người dân đánh giá trong việc giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng chiếm tỉ lệ cao, lên đến 98%. Trong khi đó tỉ lệ người dân trả lời không quan trọng chiếm rất thấp 2% và tỉ lệ người trả lời ít quan trọng chiếm 0%.

Điều này cho thấy người dân làng đá Khuổi Kỵ rất quan tâm và coi trọng việc bảo tồn và giữ gìn văn hóa bản địa. Phần nào chứng tỏ người dân đã nhận thức được ý nghĩa của văn hóa bản địa và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn văn hóa bản địa. Đa số người dân ở đây cho rằng bảo tồn văn hóa bản địa là rất quan trọng vì nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục thế hệ trẻ.

Trên thực tế người dân đã có những nhận thức nhất định trong việc bảo tồn văn hóa bản địa và áp dụng trong du lịch Homestay. Một câu hỏi được đặt ra là liệu rằng nhận thức đó có sự đồng đều giữa các lứa tuổi hay không. Sự chênh lệch về vốn sống, vốn kinh nghiệm và trình độ học vấn có ảnh hướng gì đến quá trình nhận thức giữa các lứa tuổi hay không. Qua bảng số liệu sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn.

Biểu đồ 2.6. Tương quan giữa nhóm tuổi và nhận thức của người dân về sự đánh giá mức độ quan trọng của việc bảo tồn văn hóa bản địa và áp dụng vào du lịch Homestay

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua biểu đồ trên chúng ta thấy số người trả lời về mức độ quan trọng của việc bảo tồn văn hóa bản địa và áp dụng vào du lịch Homestay có sự tăng dần theo nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi 20 - 30 chiếm 88%, nhóm tuổi 31 – 40 là 98%, nhóm tuổi 41 - 50 là

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Câu trả lời 88%

98%

90%

85%80%

20-30 31-40 41-50 51-60 60 trở lên

90%, tương ứng ở nhóm tuổi 51 - 60 là 85% và chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi trên 60 chiếm 80%. Điều này cũng có thể dễ hiểu, những người dân ở độ tuổi cao là những người đã trải qua nhiều thăng trầm trong xã hội, họ đã sống và công hiến hết mình cho xã hội. Những kinh nghiệm và vốn sống đó đã dạy cho họ phải biết trân trọng và giữ gìn những thành quả mà thế hệ đi trước đã dày công xây dựng nên.

Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận một cách tổng thể, thì nhận thức của người dân về mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa bản địa và áp dụng vào du lịch Homestay là rất cao. Tuy có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhóm tuổi nhưng chỉ số nhận thức thấp nhất cũng chiếm 80% là khá cao.

Qua quá trình so sánh đánh giá ở trên ta thấy sự nhận thức của người dân có sự nhận thức rõ rệt với các khái niệm về du li. Trong cơ chế mở cửa của nền kinh tế thị trường chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao hơn, trình độ dân trí cũng nâng cao. Điều này lí giải cho sự nhận thức hơn trước của người dân trong việc tôn trọng các giá trị về văn hóa bản địa.

Qua những câu hỏi và bảng thống kê, tác giả nhận thấy người dân ở làng đá Khuổi Kỵ thực sự nghiêm túc với vấn đề phát triển du lịch Homestay. Người dân ở đây quan tâm, tìm hiểu và luôn nhận thức được những gì cần phải làm để hoạt động du lịch Homestay phát triển một cách bền vững và đi đúng hướng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)