Phân tích SWOT về điều kiện phát triển du lịch Homestay tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.4 Phân tích SWOT về điều kiện phát triển du lịch Homestay tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.4.1 Điểm mạnh

˗ Làng đá Khuổi Kỵ bao quanh bởi các núi đá cao, nên có không gian đẹp và thanh bình, yên tĩnh. Làng có vị trí cực kỳ thuận tiện khi nằm giữa lối đi Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao.

˗ Trên địa bàn xã hiện nay có hơn 60 nhân khẩu và không có tệ nạn xã hội nào cả. Người dân rất có ý thức bài trừ những tệ nạn xã hội.

˗ Làng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng kể từ khi hình thành. Biết đưa được những cái ngon, sạch, mà thiên nhiên ban tặng để tạo ra những món ăn đơn giản mà tinh khiết.

˗ Ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng, du khách đến với làng đá Khuổi Kỵ, còn có thể trực tiếp trải nghiệm,

36

giao lưu tìm hiểu khám phá về đời sống sinh hoạt của người dân bản địa thông qua chủ nhà. Được trải nghiệm tắm suối thiên nhiên, đưa mình về tuổi thơ.

˗ Vì làng nằm ở gần đường đi di tích Thác Bản Giốc và ở giữa lối đi vào Động Ngườm Ngao nên rất thuận tiện cho việc lưu thông của các phương tiện giao thông. Không những thế còn có những đường liên thôn, giúp cho việc di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn.

˗ Hiện nay, trạm y tế gần làng đá có các y bác sĩ tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, cùng với các trang thiết bị tương đối tốt giúp cho việc khám chữa bệnh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với trước kia.

˗ Nền giáo dục trên địa bàn xã đang ngày càng phát triển. Các con em trong xã 100% đều được đến trường, xóa tan nạn mù chữ.

˗ Con người nơi đây rất thân thiện, quý người. Tiếp đón khách rất chu đáo.

˗ Chính quyền địa phương luôn có những hoạt động chăm sóc cũng như ủng hộ, có các chế độ ưu đãi đối với người dân cũng như khách du lịch.

˗ Người dân yêu thích và nghiêm túc với việc kinh doanh du lịch cộng đồng.

˗ Người dân ở làng có ý thức nâng cao trình độ, sự hiểu biết để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ: Người dân học nói tiếng anh để giao tiếp với người nước ngoài.

2.4.2 Hạn chế

˗ Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa chính quyền và người dân. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ, cũng như tính đoàn kết để có thể khai thác giá trị thực của cơ sở hạ tầng hiện đại.

˗ Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, marketing đã được chú trọng nhưng còn chưa mạnh.

˗ Chưa có lớp học và đào tạo về kinh doanh du lịch cộng đồng một cách bền vững và lâu dài.

˗ Do đặc thù của vị trí địa lý, cũng như kết cấu kiến trúc làm nhà với khối lượng lớn và tỉ mỉ, nên làng chưa có thêm công trình nhà nào được xây dựng. Chỉ có một hộ có thể đón được đoàn đông ( 2 xe 45 chỗ, còn lại phải ngủ rải rác ở các nhà khác).

˗ Loại hình Homestay chủ yếu xuất phát từ tự phát. Nhiều nhà dân được xây kiên cố, nhưng hơi lạnh lẽo và tối.

˗ Sản phẩm du lịch ở làng đá Khuổi Kỵ vẫn còn hơi ít, đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách.

˗ Hiện nay, hình thức sử dụng cho giáo dục môi trường tại làng đá Khuổi Kỵ còn sơ sài và khiêm tốn.

2.4.3 Cơ hội

˗ Kinh tế trong nước ngày càng tăng, dẫn đến thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu đi du lịch Homestay cũng tăng theo.

˗ Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa dân tộc của con người ngày càng tăng cao. Chính vì vậy du lịch Homestay là lựa chọn chính xác nhất đối với du khách.

˗ Du lịch Homestay hiện nay đang trên đà phát triển.

˗ Bản sắc dân tộc và những giá trị văn hóa của tộc người Tày được bảo tồn và phát triển rộng rãi.

˗ Nhận thức và khả năng làm việc về du lịch Homestay của người dân địa phương ngày càng được nâng cao.

˗ Vị trí thuận lợi khi nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, có cơ hội đón nhiều khách trong nước và quốc tế hơn nữa.

2.4.4 Thách thức

˗ Việc thương mại hóa mạnh mẽ các giá trị văn hóa sẽ làm thay đổi tính chất cơ bản của Homestay là sinh hoạt, ăn ở của người dân bản xứ.

˗ Sự phát triển quá nhanh của Homestay cũng khiến Homestay mất dần tính đặc sắc của loại hình này. Các kiến trúc về nhà không được đảm bảo, thay vì làm bằng đá, các hộ sau sẽ đầu tư nhà bằng những nguyên liệu dễ xử dụng hơn như bê tông, cốt thép, gỗ,..

˗ Các doanh nghiệp và chính mỗi người dân làm du lịch Homestay, nếu không có định hướng hay ý thức nỗ lực, thay đổi, sự đoàn kết, phải tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng, nếu không muốn khách đi mà không quay lại.

˗ Phải cần có những sản phẩm du lịch, những khu check-in, sự độc đáo, để du khách có thể ở lại nhiều ngày hơn nữa.

38 Tiểu kết

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về làng đá Khuổi Kỵ, xã Trùng Khánh, huyện Đàm Thủy, tỉnh Cao Bằng, về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Vì khóa luận chỉ tập trung vào yếu tố ẩm thực và nhà ở nên chương 2 đi sâu hơn vào ẩm thực và nhà ở của dân tộc Tày với cụ thể về văn hóa, giá trị ẩm thực, cách chế biến, cách ăn uống, giá trị nhà sàn của người Tày. Thông qua tiêu chí ở chương 1 tác giả đã đưa ra bảng phân tích đánh giá để đưa ra định lượng cụ thể chi tiết về giá trị văn hóa của người Tày ở làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Thanh Hóa.

Chương này đã nêu bật được thực trạng phát triển du lịch Homestay tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cùng những nhận định so sánh với các vùng khác. Chương này còn phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của phát triển du lịch Homestay tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Những thực trạng trong quá trình phát triển du lịch Homestay đã được nêu ra là tiền đề cho những giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện việc phát triển du lịch Homestay tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch homestay (ứng dụng với làng đá khuổi kỵ xã đàm thủy – huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)