CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.2 Giá trị văn hóa của tộc người Tày ở làng đá Khuổi Kỵ
Người Tày có rất nhiều giá trị văn hóa đặc trưng như nhà ở, ẩm thực, ma chay, cưới hỏi, trang phục… Tất cả các giá trị trên đều ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch Homestay. Tuy nhiên,trong phạm vi khóa luận này thì tác giả chỉ giới hạn và tập trung ở hai giá trị có ảnh hưởng lớn nhất tới dịch vụ của du lịch Homestay đó là ẩm thực và nhà ở.
2.2.1 Ẩm thực
Người dân tộc Tày từ xa xưa đã biết cách sống chung với thiên nhiên. Họ phát hiện ra nhiều nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bổ dưỡng, nhiều món ăn còn có tác dụng chữa và ngăn chặn bệnh tật. Cao hơn nữa, họ đã dần hình thành tập quán, phong tục ăn uống mang đậm bản sắc của cộng đồng.
Mỗi một vùng cảnh quan sẽ quy định tính chất đặc trưng riêng của ẩm thực.
Người ta không thể áp dụng cách chế biến món ăn của người miền biển cho những nguyên liệu lấy từ trên rừng vì hương vị của nguyên liệu mang tính vùng, hơn nữa do quan niệm ẩm thực của từng vùng miền, từng dân tộc cũng khác nhau.
Mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền đều có những quan niệm khác nhau về ẩm thực. Ẩm thực của người Tày không cầu kì trong cách chế biến như ẩm thực của người Kinh nhưng không vì thế mà không ngon, không hấp dẫn. Mỗi món ăn đều thể hiện được cốt cách, tâm hồn và những đặc điểm về cảnh quan của con người và văn hóa ẩm thực ở làng đá Khuổi Kỵ.
Một số món ăn truyền thống của tộc người Tày như rau dớn, bánh khảo, thịt trâu gác bếp, vịt quay 7 vị, thịt lợn rừng nướng... Tất cả đều được chế biến từ các nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên, tạo nên sự đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người dân tộc Tày ở làng đá nơi đây.
2.2.2 Nhà ở
Đối với đồng bào người Tày nơi đây, nhà sàn bằng đá là nét đặc trưng văn hóa, là hơi thở, là nguồn mạch của dân tộc mình. Những nếp nhà được làm bằng đá, tựa vào những vạt núi nhìn ra khe suối tưởng chừng như bình thường lại mang đến sự lôi cuốn, hấp dẫn kỳ lạ đối với nhiều người về một làng miền núi này.
Ngôi nhà sàn của người Tày ở đây chủ yếu được làm bằng đá, mái lợp bằng ngói âm dương, những ngôi nhà ở làng đã có từ rất lâu đời, tương truyền là từ thời nhà Mạc, đã cho xây dựng nên những ngôi nhà bằng đá này. Ngôi nhà sàn bằng đá ở nơi đây rộng rãi, thoáng mát nên khá phù hợp với cuộc sống hiện đại, căn cứ vào địa hình vùng rừng núi nhiều triền núi dốc ẩm thấp, thú dữ, mưa lũ nhiều, nên làm nhà sàn vừa có thể tránh lũ, cao ráo, thoáng mát, cuộc sống an toàn hơn. Xét theo quan niệm duy tâm của người dân ở làng đá Khuổi Ky nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá và tục thờ thần đá độc đáo. Bà con đã tận dụng đá tự nhiên để dựng lên những bức
24
tường đá một cách kiên cố. Những ngôi nhà cũng được làm bằng đá, chắc chắn như một pháo đài.
Do đặc trưng của làng đá Khuổi Kỵ là được xây dựng từ thời nhà Mạc, theo những tài liệu ghi lại thì những ngôi nhà bằng đá kiên cố này, đều được xây dựng để phục vụ các bậc quyền quý nên làng đã được dựng ở các vị trí an toàn, tựa đồi, tựa núi.
Theo truyền thống của người Tày ở đây thì gầm nhà sàn dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi. Các loại gỗ trước đây thường được đồng bào sử dụng để lát nhà sàn là những loại gỗ tốt như, lim, trai... Còn bên ngoài thì được xây hoàn toàn bằng đá vôi Tùy theo việc lưu trữ gỗ của mỗi gia đình mà sàn, vách nhà sàn còn có thể làm từ tre, luồng. Mái nhà được lợp bằng tranh, hoặc lá cọ. Tuổi thọ của những ngôi nhà sàn thường khoảng 60 đến 70 năm tùy thuộc vào từng loại gỗ.
Điều đặc biệt là nhà sàn của người Tày ở đây thường nhiều cửa sổ, mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa sổ. Các then cửa đều được làm bằng gỗ, vì vậy, mùa hè ở trên những ngôi nhà sàn này rất mát mẻ. Bếp thường được để ở gian giữa và bếp – chính là linh hồn của nhà sàn Tày, nó không chỉ là nơi để nấu ăn đơn thuần mà còn là nơi để tâm tình, chia sẻ. Khi mùa đông đến, cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, chia sẻ những chuyện thường ngày.
Như vậy, nhà sàn Tày ở làng đá Khuổi Kỵ vẫn giữ được tính chất kiến trúc của lịch sử. Đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên khôi, mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho ngôi làng vùng biên viễn.
Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi, bền bỉ, bao bọc, chở che những cư dân hiền lành, chất phác.
2.2.3 Phong tục tập quán
Về cưới hỏi, người Tày được xem là những cư dân bản địa lâu đời nhất ở Cao Bằng. Theo phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay, nam nữ tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Đám cưới truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu,
từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều), thông thường, buổi chiều cỗ cưới dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng.
Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7 - 8 giờ tối gia đình sẽ tổ chức ăn uống dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại.
Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ; thanh niên tổ chức trò vui “lày cỏ”
thua thì uống rượu, nam nữ hát lượn với nhau. Cuộc vui kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Về trang phục, dân tộc Tày - Nùng được biết đến với màu áo chàm quen thuộc, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày - Nùng với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Ngoài ra, dân tộc Tày - Nùng còn có các sản phẩm thủ công nổi tiếng đó là thổ cẩm, sản phẩm này có truyền thống từ rất lâu đời, dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn... Nguyên liệu là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm nhiều màu khác nhau.
Về đám ma, người Tày ở Cao Bằng từ xưa có quan niệm, khi gia đình có người thân nằm xuống, con cháu trong gia đình sẽ phải làm hoa để báo hiếu cho người mất.
Cây hoa không chỉ để tỏ lòng biết ơn đối với người đã mất, mà còn là tín vật đưa đường cho người thân sang thế giới bên kia. Những người phải làm hoa là họ hàng nội ngoại, con cháu của người đã khuất.
Cây hoa báo hiếu thường được làm bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, làm thủ công thông qua bàn tay con người. Một cây hoa báo hiếu bao gồm các nguyên liệu chính là: tre, dây thép, dây chỉ, giấy màu và bột hồ thủ công. Một cây hoa báo hiếu gồm có ba tầng tượng trưng cho vòng đời của con người, đó là sinh ra, lớn lên và chết đi. Tầng một của cây hoa báo hiếu là mâm đế chân hoa, được làm khá chắc chắn bằng một miếng gỗ vuông tầm 25 - 30 cm, ngày nay, miếng gỗ này đã được thay thế bằng các vật liệu nhẹ và dễ di chuyển hơn là bìa các tông hoặc giấy đề can. Vì là tầng đế dưới cùng, nên người Tày, Nùng quan niệm đây là tầng biểu thị cho nguồn cội, gốc rễ. Tầng hai là thân hoa với nhiều bông hoa giấy, chim muông màu sắc sặc sỡ kết thành từng dây, treo xung quanh thân hoa. Đây là tầng tái hiện cuộc sống sung túc, hòa
26
những hình thù về mặt trời và mặt trăng, thể hiện khát vọng sống của mỗi con người.
Thông qua cây hoa báo hiếu, mỗi người lại có cách biểu đạt tình cảm riêng đối với người đã khuất. Cây hoa càng đẹp, càng trau chuốt thì tình yêu thương, quý trọng của họ dành cho người đã khuất càng nhiều. Tùy vào từng vùng miền mà những họa tiết trên thân cây hoa sẽ được biến tấu để phù hợp với tín ngưỡng và phong tục.
2.2.4 Đánh giá giá trị văn hóa của người Tày ở làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Về ẩm thực, tộc người Tày ở đây đã biết sử dụng những nguyên liệu tự cung tự cấp, những nguyên liệu từ tự nhiên như ngô, khoai, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Cách chế biến món ăn rất đặc sắc và riêng biệt, một số món ăn của tộc người Tày ở làng đá Khuổi Kỵ có tác dụng chữa bệnh, cũng như là chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Những món ăn rất dễ ăn và hợp khẩu vị với nhiều du khách. Nơi nấu và nơi ăn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Không gian ăn uống thoải mái, có không gian riêng cho du khách với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho du khách.
Về nhà ở, ngôi nhà sàn của tộc người Tày ở làng đá Khuổi Kỵ mang đậm nét đặc trưng văn hóa, lịch sử của vùng. Không gian thoáng đãng, có khoảng không riêng biệt dành cho khách du lịch. Cảnh quan và kiến trúc của ngôi nhà sàn nơi đây mang đậm nét đặc trưng về cảnh quan và kiến trúc, tín ngưỡng thờ thần đá của người Tày. Vị trí nhà ở đắc địa, dễ tiếp cận. Điều kiện vệ sinh được đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn. Điều kiện an ninh, an toàn cũng được đảm bảo, giúp khách du lịch có thể an tâm hơn khi đi du lịch tại làng đá Khuổi Kỵ, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.