Theo khái niệm của Luật Di sản:
Di tích là một không gian vật chất cụ thể, khách quan như công trình, địa điểm, các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó và cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp với các công trình kiến trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó. Di tích tồn tại cụ thể trong một không gian và thời gian, các di tích có quy mô, kiến trúc khác nhau.
Từ đó, ta có thể hiểu: “Di tích là những công trình, địa điểm hay dấu vết tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể gắn liền với quá khứ, với những sự kiện lịch sử trọng đại của thế hệ xa xưa. Nó gắn liền với những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, khoa học. Bản thân di tích vừa chứa đựng những giá trị vật chất vừa chứa đựng giá trị tinh thần”.
1.3.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá
Theo Luật di sản văn hóa Việt Nam: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.
Di tích lịch sử - văn hóa được sáng tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình lao động sản xuất, chiến đấu và hoạt động văn hóa. Di tích lịch sử văn hóa là bằng chứng xác thực, trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Nước ta có nhiều di tích lịch sử văn hóa phân bổ tất cả các tỉnh thành với nhiều loại khác nhau như: thành quách, lăng tẩm, chùa, nhà thờ, đền, miếu, bảo tàng,...
1.3.3. Phân loại các di tích
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
− Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa.
− Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
− Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
− Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá giá trị của di tích lịch sử văn hoá
1.3.4.1. Tiêu chí về giá trị lịch sử:
Di tích lịch sử phải có một trong những tiêu chí như sau:
− Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.
15
− Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử.
− Công trình xây dựng, địa điểm có lưu giữ di vật, từ thời xưa có chứa đựng tín ngưỡng, văn hóa hay giá trị thiêng liêng, mang lại sự tin tưởng trong đời sống tinh thần cho con người.
− Lượng du khách tìm đến di tích để phục vụ mục đích tìm hiểu văn hóa, lịch sử cao.
1.3.4.2. Tiêu chí về giá trị quy mô kiến trúc:
− Di tích vừa chứa đựng những nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật kiến trúc vừa có những yếu tố để phát triển hoạt động du lịch.
− Là một công trình nghệ thuật được xây dựng nên để tôn thờ một vị anh hùng dân tộc, một giai nhân thời xưa hay về một nhân vật truyền thuyết có khả năng tạo đức tin lớn mạnh trong con người.
− Là một địa điểm có thể tổ chức gắn kết giữa những nét văn hóa truyền thống đan xen với hoạt động về tôn giáo, tín ngưỡng.
− Công trình đặc trưng cho một phong cách kiến trúc văn hóa nào đó.
− Công trình có tính trang trí nổi bật.
1.3.4.3. Tiêu chí về giá trị xã hội:
− Công trình là nơi thu hút các các hoạt động và các dịch vụ công cộng phục vụ cộng đồng dân cư khu vực và thành phố.
− Công trình đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư khu vực và thành phố.
− Là nơi có thể tổ chức và vận dụng nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.
− Có khả năng phát triển những nét văn hóa của xã hội và gìn giữ những nét đặc trưng đó.