Các khuyến nghị dành cho các công ty du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử đền cửa ông (Trang 59 - 72)

Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị phát triển hoạt động tham quan du lịch tại đền cửa ông

3.3. Một số khuyến nghị tại di tích lịch sử Đền Cửa Ông

3.3.4. Các khuyến nghị dành cho các công ty du lịch

Các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành là một trong những cầu nối đưa du khách đến với di tích lịch sử đền Cửa Ông vậy nên tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành nên kết hợp với chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích để khai thác tiềm năng mà địa phương sở hữu. Từ đó tư vấn xây dựng chương trình du lịch phù hợp với di tích.

Dựa trên các điểm di tích liên tuyến đền chùa trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh để tư vấn phát triển các sản phẩm du lịch thêm đặc sắc, phong phú hơn với các chương trình du lịch phục vụ về tâm linh, văn hoá, tín ngưỡng.

Nên kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng các dịch vụ bổ trợ phục vụ tối đa cho nhu cầu của khách du lịch đến với Di tích lịch sử đền Cửa Ông.

3.3.5. Các khuyến nghị dành cho cán bộ công nhân viên làm việc tại đền Cửa Ông Phục vụ cho di tích Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông đòi hỏi những yêu cầu cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ nên tác giả xin đưa ra khuyến nghị cho tập thể cán bộ công nhân viên đang làm việc tại đền Cửa Ông.

Việc quan trọng và cũng là tiên quyết nhất đối với mỗi cá nhân trong tập thể cán bộ công nhân viên đang làm việc tại đền Cửa Ông, đó là việc tự nâng cao tinh thần rèn luyện của bản thân về những chuyên môn nghiệp vụ mà mình đang đảm nhiệm. Nhân viên các ban cần tuân thủ và chấp hành quy định của Ban quản lý di tích. Bên cạnh đó những nhân viên phục vụ cho hoạt động động tham quan du lịch cần phải tự bồi dưỡng cũng như tham gia các khoá đào tạo nâng cao của Ban quản lý di tích. Luôn chú trọng bồi dưỡng cho bản thân về kiến thức văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và ưu tiên thông thạo thêm ngoại

ngữ và khả năng giao tiếp. Luôn phấn đấu trở thành một đội ngũ với phong cách làm việc chuyên nghiệp để có khả năng cống hiến một cách tốt nhất cho di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông.

53 Tiểu kết chương 3

Qua chương 3 tác giả đã cho thấy được quan điểm định hướng để phát triển hoạt động tham quan du lịch, định hướng bảo tồn di tích lịch sử văn hoá và định hướng để phát triển điểm đến là đền Cửa Ông.

Dựa vào những thực trạng ở chương 2 thì tác giả đặc biệt đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động tham quan du lịch tại Di tích lịch sử Đền Cửa Ông. Để thực hiện được các giải pháp như quảng bá điểm du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ; giải pháp tổ chức quản lý; bảo tồn di tích.

Sau cùng, tác giả đưa ra cho Di tích lịch sử đền Cửa Ông những khuyến nghị đối với Ban quản lý Di tích, đối với chính quyền địa phương, đối với khách du lịch và cuối cùng là khuyến nghị đối với các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch.

KẾT LUẬN

Du lịch đang ngày càng phát triển và trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của con người hiện nay. Và đặc biệt hoạt động tham quan đóng vai trò quan trọng trong mỗi loại hình du lịch. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông hiện nay có nhiều lợi thế để phát triển hoạt động tham quan du lịch, thu hút khách du lịch với tiềm năng sẵn có và có thể xây dựng tuyến du lịch phục vụ cho hoạt động tham quan du lịch

Nội dung Khóa luận tốt nghiệp: “ Phát triển hoạt động tham quan du lịch tại Đền Cửa Ông” được chia làm 3 chương với nhiệm vụ hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tham quan du lịch tại đền Cửa Ông, nghiên cứu đánh giá các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của ngôi đền, rồi đưa ra được thực trạng các điều kiện phát triển hoạt động tham quan du lịch tại di tích, cuối cùng thì nêu ra các quan điểm định hướng và giải pháp tại Di tích lịch sử đền Cửa Ông để phát triển hoạt động tham quan du lịch.

Về ý nghĩa khoa học, khóa luận nêu ra được các khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch văn hoá và hoạt động tham quan du lịch, di tích lịch sử - văn hoá. Ngoài ra chương 1 còn nêu ra đặc điểm và tiêu chí đánh giá giá trị của tài nguyên du lịch là di tích lịch sử văn hóa để sau đó đưa ra được các điều kiện phát triển hoạt động tham quan du lịch cũng như các giá trị khai thác cho du lịch của di tích lịch sử - văn hóa.

Về thực tiễn, sau khi hệ thống được những cơ sở lý luận đó, tác giả khảo sát di tích lịch sử đền Cửa Ông để thấy được tổng quan của di tích. Bên cạnh đó chương 2 đã đánh giá được giá trị khai thác cho du lịch của di tích thông qua cơ sở lý luận của chương 1.

Ngoài những giá trị di tích lớn lao đó, thì di tích lịch sử đền Cửa Ông vẫn còn tồn tại một số thực trạng, về khách du lịch, chính quyền địa phương, các dịch vụ, … và từ đó tổng kết được một số ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch tại di tích lịch sử đền Cửa Ông. Sau khi đi vào sâu vào thực tế thì tác giả đưa ra quan điểm định hướng về khai thác các giá trị để phát triển hoạt động tham quan du lịch và các khuyến nghị dành cho khách du lịch, chính quyền địa phương, ban quản lý di tích. Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch; nghiên cứu, bảo tồn giá trị di tích, quảng bá du lịch, phát triển nguồn nhân lực.

Như vậy khóa luận đã khẳng định rằng đây là một di tích đáng được quan tâm, chú ý tới để phát triển hoạt động tham du lịch tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh

55 điểm di tích khác trên địa bàn của tỉnh. Và khoá luận cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các sinh viên trong ngành du lịch.

Với nội dung của khoá luận tốt nghiệp trên, tác giả hy vọng sẽ giúp cải thiện được hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử đền Cửa Ông thành một trong những điểm di tích lịch sử thu hút khách du lịch thập phương. Dù đã có khảo sát thực tế về di tích lịch sử đền Cửa Ông, nhưng với khả năng hạn hẹp thì Khóa luận cũng sẽ có thiếu sót của tác giả. Mong các thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh khóa luận hơn và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên du lịch sau này.

Danh mục tài liệu tham khảo

*Tài liệu Tiếng Việt:

1. Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, (2014), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Đà Nẵng

2. Ban Quản lý di tích đền Cửa Ông, (2019), Báo cáo sơ kết nghị quyết 30 phát triển du lịch

3. Nguyễn Văn Bình (2017), Bài giảng Du lịch văn hoá (tài liệu giảng dạy), Trường Đại học Thăng Long.

4. Nguyễn Đức Khoa (2016), Bài giảng Hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam (tài liệu giảng dạy), Trường Đại học Thăng Long.

5. Đoàn Hương Lan (2010), Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Lao động 6. Luật du lịch Việt Nam (2017), Nxb Chính trị Quốc gia

7. Thi Sảnh (2009), Thần đền Cửa Ông, Nxb Tôn giáo

8. Thi Sảnh, (2002), Cửa Ông miền đất thiêng, Hội Khoa học Lịch sử Quảng Ninh xuất bản.

9. Sở văn hoá, thể thao và du lịch Quảng Ninh, Báo cáo hoạt động du lịch năm 2019 10. Băng Sơn, (2015), Lễ hội dân gian Đền Cửa Ông, Nxb Sân khấu

11. Ủy ban nhân dân phường Cửa Ông (2016 – 2019), Báo cáo tổng kết lễ hội đền Cửa Ông.

*Các trang web

12. baotainguyenmoitruong.vn

13. vanhoadoanhnghiepvn.vn/den-cua-ong-duoc-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet/

14. baodulich.net.vn

15. vietnam.tourism.gov.vn 16. quangninh.gov.vn 17. vi.wikipedia.org

57 PHỤ LỤC 1

BẢNG KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM QUAN DU LỊCH TẠI DI TÍCH ĐỀN CỬA ÔNG

( Dành cho khách du lịch) Bản quản lý di tích Đền Cửa Ông xin kính chào quý khách!

Nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng để phát triển du lịch văn hóa tại Đền Cửa Ông cũng như đem lại lợi ích và chất lượng tốt nhất dành cho khách du lịch Bản quản lý xinh kính gửi quý khách bảng khảo sát về thực trạng hoạt động của Đền Cửa Ông.

Kính mong quý Khách bớt chút thời gian để thực hiện bảng khảo sát.

Xin chân thành cảm ơn.

Phần I: Thông tin khách du lịch

1.Họ và tên*: ...Tuổi…. Giới tính…………

2.Địa chỉ: ... Điện thoại: ………

3.Email*: ……….

4.Mục đích quý khách đến Đền Cửa Ông: ………...

5.Quý khách đi cùng với ai:

Cá nhân  Tập thể Khác: ……….

7.Tại sao quý khách lại biết tới Đền Cửa Ông:

Báo – Đài  Bạn bè, người thân  Internet  Khác: ……….

8. Quý khách có biết đến nhân vật được thờ tại đền Cửa Ông là ai không?

 Có Không  9. Quý khách đến Đền Cửa Ông bao nhiêu lần?

Lần đầu tiên  Lần thứ hai Lần thứ ba Khác...

Phần II: Đánh giá của khách du lịch

Quý khách vui lòng khoanh tròn vào số thích hợp. Tùy vào mực độ đánh giá từ thấp đến cao tương ứng với điểm số từ 1 đến 6. (1: rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3:

không có ý kiến; 4: hài lòng; 5: rất hài lòng).

1.Quý khách đánh giá thế nào về di tích Đền Cửa Ông?

Thấp nhất Cao nhất

Mức độ nổi tiếng của di tích 1 2 3 4 5

Mức độ linh thiêng của di tích 1 2 3 4 5

2.Quý khách cho biết ý kiến của mình về hoạt động bảo tồn, gĩn giữ của di tích và cảnh quanh tại di tích? Mức độ yên tĩnh, sạch sẽ của di tích 1 2 3 4 5

Hệ thống tượng 1 2 3 4 5

Cảnh quan tại di tích 1 2 3 4 5

3. Quý khách hãy cho biết cảm nhận về các lễ hội của Đền Cửa Ông Kế hoạch tổ chức 1 2 3 4 5

Giờ giấc 1 2 3 4 5

Quy mô tổ chức 1 2 3 4 5

Chất lượng của các nghi lễ 1 2 3 4 5

4.Nhân dân địa phương đối với quý khách ra sao? Hỗ trợ thông báo 1 2 3 4 5

Chào đón 1 2 3 4 5

Hướng dẫn làm lễ 1 2 3 4 5

Ý thức 1 2 3 4 5

5.Về chính quyền địa phương có hỗ trợ, quan tâm không? Sắp xếp chỗ đỗ xe 1 2 3 4 5

Bố trị bảo vệ an ninh, trật tự 1 2 3 4 5

Đầu tư tu sửa hạng mục 1 2 3 4 5

6.Các dịch vụ có ổn định và đảm bảo cho quý khách không? Ăn uống 1 2 3 4 5

59 Giá cả 1 2 3 4 5 III: Góp ý của khách du lịch

1.Quý khách có cảm thấy hài lòng khi đến Di tích Đền Cửa Ông?

2.Quý khách không hài lòng gì tại Di tích Đền Cửa Ông?

3.Quý khách mong muốn gì ở Đền Cửa Ông trong lần đến tiếp theo?

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý khách!

PHỤ LỤC II

BÓC BĂNG PHỎNG VẤN

Qua nghiên cứu hiện trạng hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử đền Cửa Ông. Tác giả đã có dịp được phỏng vấn Trưởng Ban Quản lý di tích, người dân địa phương và khách du lịch những câu hỏi như sau:

Phỏng vấn 1 - Phỏng vấn ông Phạm Thành Trung - Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử đền Cửa Ông

Câu 1: Thưa ông, ông hãy cho biết đánh giá về giá trị lịch sử tại di tích lịch sử đền Cửa Ông?

TL: “Giá trị lịch sử của đền Cửa Ông rất cao, nhân vật được thờ trong đền là một trong những vị tướng tài ba của triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Đức Ông Trần Quốc Tảng có công lao rất lớn đối với cả đất nước trong quá trình lịch sử hào hùng của đất nước ta. Người dân phường Cửa Ông cũng như Ban Quản lý di tích đền Cửa Ông và các cán bộ tỉnh Quảng Ninh sẽ không ngừng bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử nơi đây để du khách thập phương khi đến tham quan đền Cửa Ông sẽ được tìm hiểu và trân trọng giá trị của di tích gắn liền với công lao to lớn của vị tướng tài ba thời nhà Trần.

Phỏng vấn 2 - Phỏng vấn ông Phạm Bình Quảng – Giảng viên Khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long

Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về quy mô kiến trúc của Đền Cửa Ông?

TL: “Đền Cửa Ông là một ngôi đền có quy mô rộng lớn với đền Thượng, Trung, Hạ đều mang giá trị cao về kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh. Những đường nét chạm khắc trong đền mang đậm dấu ấn kiến trúc có từ thời kì nhà Trần, trải qua nhiều biến cố lịch sử đền vẫn được khôi phục và bảo tồn cho đến ngày hôm nay. Đền Cửa Ông còn tọa lạc trên một địa thế phong thủy vô cùng linh thiêng - thế ngai vàng trước có tiền án sau có minh đường hai bên có 2 dãy núi tả Thanh Long hữu Bạch Hổ tạo thế vô cùng linh thiêng cho khu di tích. Tổng hòa lại khu di tích Đền Cửa Ông mang những nét vừa cổ kính, vừa linh thiêng trên một quy mô rộng lớn, hoành tráng.”

Câu 2: Thưa ông, đền ngoài thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng thì đền còn lưu giữ những những di vật, pho tượng nào mang tính giá trị không ạ?

61 tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao.”

Phỏng vấn 3 - Phỏng vấn bà Bùi Thị Ngọc – Du khách Nam Định

Câu 1: Thưa bà, xin bà cho biết cảm nhận sau khi tham quan di tích lịch sử Đền Cửa Ông?

TL: “Tôi rất cảm phục trước công lao to lớn của Đức Ông Trần Quốc Tảng. Ông đã giữ vững vùng đất Cửa Suốt này bình yên. Cảnh quan tại đền là một điều mà tôi thích thú nhất khi đến đây. Đứng từ sân của đền Thượng có thể trông ra được toàn cảnh của vịnh Bái Tử Long, rất đẹp.”

Phỏng vấn 4 – Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hồng – Người dân địa phương phường Cửa Ông

Câu 1: Chào bác, là một người dân của vùng đất Cửa Ông, bác có cảm nhận như thế nào về tính linh thiêng của đền Cửa Ông ạ?

TL: “Mỗi dịp mồng 1 hàng tháng bác hay dành thời gian đến đền đi lễ đầu năm để cầu ngày lành tháng tốt. Đức Ông Trần Quốc Tảng cũng rất thiêng. Bức tượng Đức Ông dù hoành tráng nhưng trước lại được đặt sai vị trí, Đức Ông là người chấn giữ cửa biển nên tượng phải được quay ra hướng biển Bái Tử Long theo đúng thần thái, nhưng khi khởi công xây dựng tượng được đặt lại có hướng nhìn vào khu vực để than của công ty tuyển than Cửa Ông và từ khi bức tượng khánh thành than tại đây rất khó bán ra nước ngoài và người dân cho rằng Đức Ông đã giữ than lại. Vì thế đầu năm 2018 vừa rồi tượng Đức Ông đã được di dời lên vị trí mới và có hướng nhìn ra biển để trả lại đúng thần thái cho tượng Đức Ông và đạt được phong thủy.”

Phỏng vấn 5 – Phỏng vấn anh Nghiêm Minh Kiên – Du khách Hoà Bình

Câu 1: Xin chào anh, anh có đánh giá như thế nào về quy mô kiến trúc tại đền Cửa Ông?

TL: “Tuy đền Cửa Ông nhỏ hơn so với danh thắng Yên Tử tôi đã từng tham quan nhưng đến tham quan đền Cửa Ông tôi khá bất ngờ với cách quần thể đền Cửa Ông được xây dựng. Quy mô bề thế, bố cục độc đáo, tất cả các cột và khung nhà, các cánh cửa đều được tạo tác bằng gỗ lim bền chắc. Cảnh quan tại đền rất đẹp và độc đáo. Tôi rất thích chụp ảnh từ đền hướng nhìn ra biển. Đền có một cảnh quan đẹp mà không phải đền chùa nào cũng có. Rất tuyệt vời”

PHỤ LỤC III

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ÔNG (THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH)

Ảnh 1 Sơ đồ Di tích lịch sử Đền Cửa Ông Nguồn: Ban quản lý di tích đền Cửa Ông

63 Ảnh 2 Phương đình Đền Thượng

Nguồn: Tác giả

Ảnh 3 Đền Cửa Ông nhìn từ trên cao Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử đền cửa ông (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)