1.4.1. Tính hấp dẫn của đối tượng tham quan
Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách (nơi có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất. Sự hấp dẫn này bao gồm: những giá trị về lịch sử, văn hoá, quy mô kiến trúc, sự nổi tiếng và linh thiêng của điểm du lịch,… Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại điểm di tích lịch sử - văn hoá.
1.4.1.1. Có giá trị về lịch sử
Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Giá trị lịch sử của một di tích lịch sử - văn hóa chính được tính bằng niên đại, di tích đó có từ bao giờ, được tạo ra trong hoàn cảnh nào, khoảng thời gian xây dựng của di tích trong quá khứ cho đến hiện tại là bao lâu, được tạo ra với mục đích gì, được tạo ra bằng cách nào và được ai tạo ra. Di tích lịch sử văn hóa mang giá trị lịch sử là những di tích gắn liền, ghi dấu những sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử hay những chứng tích chiến tranh; di tích gắn liền với những nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc, các danh nhân của đất nước.
Những hiện vật có tính nguyên bản cũng mang giá trị lịch sử có tại di tích. Giá trị lịch sử giúp phát hiện quá trình phát triển về kinh tế - xã hội của thời kỳ di tích đó được xây dựng, cung cấp những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Giá trị lịch sử nhiều khi nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó.
1.4.1.2. Quy mô và kiến trúc
Tại các điểm di tích, quy mô và kiến trúc là những điểm cơ bản để thu hút sự chú ý của du khách. Mỗi quốc gia thường có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có lịch sử, văn hóa, khoa học phát triển khác nhau. Nghiên cứu các di tích do các dân tộc khác nhau sáng tạo ra trong quá khứ không những thấy được sự phát triển về lịch sử, văn hóa, khoa học của từng dân tộc, mà còn thấy được tính đa dạng về văn hóa của mỗi quốc gia.
17 1.4.1.3. Sự nổi tiếng và tính linh thiêng
Sự nổi tiếng được biết đến với những yếu tố nơi đó thờ ai ảnh hưởng gì hay có công đóng góp gì cho dân tộc, kiến trúc nghệ thuật được xây dựng từ lâu đời hay theo kiến trúc hiện đại hay chùa chứa đựng những nét văn hóa đã có từ xa xưa vẫn còn lưu giữ đến bây giờ.
Tính linh thiêng của đền chùa có được dựa phần nhiều vào yếu tố thời gian, khi đã có nhiều người, nhiều du khách đến với chùa để lễ bái, cầu tài vận, tình duyên và đã đạt được những mong muốn của mình. Qua đó, truyền miệng từ người này đến người kia rồi họ lại tìm đến chùa và tiếp tục vòng xoay như vậy. Từ đó, sự linh thiêng của được hình thành, trở thành một nơi giúp mọi người có một cái đức tin, nơi họ có thể tìm về để có cảm giác an nhiên, thanh thản…
1.4.2. Khả năng tiếp cận và liên tuyến
Điểm tham quan du lịch có thể có thể thu hút, hấp dẫn khách du lịch nhưng sẽ gặp khó khăn khi khai thác nếu việc tiếp cận đến điểm đó khó khăn. Vấn đề tiếp cận điểm tham quan du lịch thuận lợi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
− Khoảng cách giữa di tích và nguồn khách (hay giữa điểm đi và di tích) là một trong những yếu tố về khả năng tiếp cận. Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận di tích của các thị trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự thành công của các di tích.
− Ngoài hệ thống giao thông và những phương tiện vận chuyển để tiếp cận các thị trường khách thì việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển và giao thông địa phương phục vụ tham quan hoặc chuyên chở khách đến các cơ sở lưu trú cũng rất quan trọng. Nó cũng góp phần tạo nên sự tiện nghi, hấp dẫn và thú vị đối với du khách.
Mỗi một điểm đến du lịch cần có sự độc đáo, hấp dẫn và sự khác biệt với các điểm đến du lịch khác. Có như vậy mới có thể cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch với các điểm đến du lịch khác. Khả năng liên tuyến tại di tích cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Từ điểm di tích đó cần có thể kết hợp với các địa điểm du lịch khác, có dễ dàng xây dựng nên tuyến du lịch dài và đa dạng hơn.
1.4.3. Sự phát triển các dịch vụ
Các dịch vụ tại điểm là một trong những yếu tố bổ trợ chính cho hoạt động tham quan được diễn ra hiệu quả và phục vụ thêm những nhu cầu thiết yếu dành cho khách du lịch.
Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ, dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố con người không những trực tiếp phục vụ khách mà cả những người gián tiếp phục vụ cũng như cộng đồng dân cư tại điểm đến.
1.4.4. An toàn an ninh
Điểm tham quan du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như: vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch...
Nếu một điểm đến du lịch không đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch thì hình ảnh, thương hiệu của điểm đến sẽ bị mất hình ảnh và việc khắc phục cũng rất tốn kém, mất thời gian. Do đó, việc quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động du lịch luôn cần phải được ưu tiên và đảm bảo.
19 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả của khóa luận này đã hệ thống hóa lại được các lý luận về du lịch văn hóa.
Đầu tiên tác giả đưa ra được các khái niệm về du lịch, văn hóa, du lịch văn hóa. Khái niệm về hoạt động tham quan. Khái niệm về di tích, di tích lịch sử - văn hoá.
Bên cạnh đó tác giả còn nêu ra được thành phần cấu thành nên du lịch văn hóa và các đặc điểm đặc trưng của nó. Ngoài ra còn cung cấp thêm những đặc điểm của hoạt động tham quan và điều kiện để phát triển hoạt động tham quan.
Để phát triển hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Ông, một điểm du lịch rất tiềm năng thì tác giả đã đưa ra các tiêu chí, các yêu cầu để phát triển hoạt động tham quan tại điểm di tích lịch sử - văn hoá. Đây là tiền đề để xây dựng nội dung chương 2 đánh giá những hiện trạng khai thác phát triển hoạt động tham quan du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Ông.