Không ngừng nỗ lực, vượt qua hoàn cảnh để chỉnh chu, tu dưỡng về tư tưởng, ý thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội. Xác định nghề phục vụ là một nghề đáng được tôn vinh như những nghề khác. Mạnh dạn đăng ký tham gia các Hội thi
tay nghề giỏi các cấp để thấy được bản chất nghề nghiệp, khơi dậy niềm tự hào về nghề đã chọn.
- Phát huy tốt hơn nữa những kiến thức, kỹ năng mà nhân viên đã được học trong quá trình làm việc tại nhà hàng.
- Tăng cường công tác tự rèn luyện, tự học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức về đời sống xã hội, tìm hiểu các thông tin liên quan đến các món ăn, thức uống và phương thức phục vụ. Luôn cập nhật những kiến thức mới liên quan nghề nghiệp của mình.
- Tăng cường thực hành nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo và thực tế nghề nghiệp tại các cơ sở kinh doanh cùng ngành. Thường xuyên trao đổi các tình huống gặp phải khi phục vụ khách và những kinh nghiệm xử lý với các tình huống cụ thể để nhân viên học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nhân đôi kiến thức.
- Tranh thủ, chớp thời cơ tham gia các chương trình đào tạo tại cơ sở, thường xuyên tham gia các chương trình tập huấn về nghiệp vụ, tham gia các buổi training về nghề nghiệp của các chuyên gia để hiểu sâu sắc hơn bản chất và định hướng nghề nghiệp cũng như xu hướng phát triển của thời đại.
- Thường xuyên thực hiện các Quy trình Chuẩn bị cũng như Phục vụ theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng. Thường xuyên áp dụng các tiêu chuẩn trong mỗi hành vi trong thực hành nghề. Điều này giúp nhân viên rèn luyện được thói quen thao tác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, để tiến tới những kỹ năng, kỹ xảo trong phục vụ khách, từng bước nâng cao tay nghề của bản thân, tăng sự yêu thích, thõa mãn thú vui khám phá, trải nghiệm cho thực khách, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân. Luôn có ý thức tự rèn luyện chữ Tâm trong nghề còn gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quyết định, chi phối sự hình thành và phát triển của mọi tri thức và kỹ năng. “Đạo đức nghề nghiệp là “sự tự thân”, tự bản thân người lao động hành xử. Nếu bản thân họ có đạo đức nghề nghiệp, họ sẽ tự vận động, tự tìm kiếm tri thức, kỹ năng để bù đắp và thõa mãn niềm đam mê cống hiến” (Võ Thị Tuyết Mai, 2017:240).
- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc học hỏi, tìm tòi thêm các kiến thức, kỹ năng nghề của những người có nhiều kinh nghiệm hay các quản lý của nhân viên.
- Mạnh dạn tham gia, góp ý, đề xuất các vấn đề về thời gian cũng như trang thiết bị học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề đối với doanh nghiệp nơi bản thân đang công
48 tác. Cần có những trao đổi chân tình với quản lý để góp phần cải tiến tình hình, tiến gần đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2.2. Đối với nhà hàng
Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như cơ hội và thời gian để nhân viên được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ cho nhân viên. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của nhân viên. Phát hiện kịp thời những hành vi, thái độ thiếu chuẩn mực, từng bước uốn nắn, khai thác những khả năng tiềm ẩn trong nhân viên.
- Liên kết với cơ sở đào tạo về du lịch để chuẩn hóa chất lượng nhân sự đầu vào và chuẩn hóa nguồn nhân lực hiện có, tạo ra một nguồn lao động có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp và tương ứng của nhà hàng.
- Tăng cường khích lệ nhân viên bằng tinh thần và vật chất để giúp nhân viên ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Là cơ hội để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho công tác nhân sự một cách đảm bảo.
- Doanh nghiệp cần đi đầu trong định hướng kinh doanh có đạo đức, tạo sự tin tưởng và sự an tâm, gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp, sẵn sàng xả thân vì sự phát triển phồn vinh của doanh nghiệp. Đây là động lực lớn nhất để nhân viên tự ý thức về nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân, sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần chú trọng không những về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên mà còn chú ý về số lượng nhân sự. Bởi muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo được chất lượng phục vụ của nhân viên thì cần đảm bảo về mặt số lượng. Nếu nhân lực thiếu sẽ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ, có nghĩa rằng sự đánh giá của khách hàng đối với KSAP của nhân viên sẽ không cao. Mức độ hài lòng của thực khách sẽ không đảm bảo.
Tiểu kết
Dựa vào kết quả khảo sát KSAP ở Chương 2, trong Chương 3 này Bài luận đã tổng kết, đánh giá lại chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ của nhà hàng Cousins Western
& Bar trên những yếu tố KSAP – Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ và Thực tiễn. Chất lượng phục vụ của nhân viên đạt khoảng 60%. Các nhân viên có kiến thức nhưng chưa thật sự
hiểu rõ và sâu để áp dụng vào thực tế công việc. Có một số nhân viên vẫn còn vụng về, lúng túng, chưa có sự chuyên nghiệp trong quy trình phục vụ hay gặp phải các tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, qua quan sát, tác giả thấy có những nhân viên thể hiện được sự chuyên nghiệp, khéo léo khi phục vụ, trong cách xử lý sự cố, cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng. Nhân viên tại nhà hàng cũng có sự quan tâm, chăm sóc khách hàng.
Họ có sự nhiệt tình, niềm nở khi thực khách đến và sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, các ứng viên vẫn còn phải chú ý nhiều hơn nữa, quan sát nhiều hơn, tập trung vào công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Qua đó, kết luận về nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng phục vụ nhân viên của nhà hàng. Từ đó luận văn trình bày những giải pháp đối với bản thân nhân viên.
50