Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nguời dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện Trảng Bom

3.2.1. Tham gia người dân trong đóng góp xây dựng phát triển kinh tế và hệ thống giao thông

Kinh tế của huyện có dấu hiệu khởi sắc hơn khi huyện thực hiện xây dựng NTM nâng cao từ năm 2020 đến nay, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2022, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của huyện năm 2022 tăng 22,13% so với cùng kỳ năm 2021. Minh chứng của sự phát triển tích cực này được thể hiện qua bảng 3.6:

Bảng 3.6. Kết quả phát triển các ngành nghề kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2021 – 2022

STT Nội dung Năm 2022

(tỷ đồng)

Tăng so với năm 2021(%)

1 Tổng thu ngân sách 1.093 143,69

2 Giá trị sản xuất toàn ngành công

nghiệp - xây dựng 143.000 10,76%

3 Giá trị ngành công nghiệp 130.000 10,93%

4 Giá trị các ngành thương mại -

dịch vụ 24.000 13,2%

5 Tổng mức bán lẻ hàng hóa 37.294,28 17,6%

6 Giá trị sản xuất nông nghiệp 4.600 4,35%

(Báo cáo kết quả thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Khu dân cư kiểu mẫu năm 2022, mục tiêu nhiệm vụ năm 2023)

Kết quả này có được là nhờ rất nhiều yếu tố như: lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào… Đặc biệt là sự đồng thuận, chung tay góp sức của người dân và cộng đồng DN trên địa huyện trong thời gian qua, cụ thể là giai đoạn 2021 – 2022.

Để hoàn thiện hệ thống giao thông đáp ứng tiêu chí NTM nâng cao thì huyện luôn xác định công tác vận động người dân đóng góp tiền và công sức là rất quan trọng. Kết quả thể hiện qua bảng 3.7 và bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.7. Hiện trạng mạng lưới đường bộ huyện Trảng Bom năm 2023

STT Tên đường

Chiều dài (km)

Theo kết cấu mặt đường

Bê tông nhựa

Láng nhựa, BTXM

Cấp phối Đất

I Quốc lộ 24,4 24,4

1 Quốc lộ 1A 21,9 21,9

2 Võ Nguyên Giáp (Quốc lộ

1A tuyến tránh Tp.Biên Hòa) 2,5 2,5

II Đường tỉnh 32,2 32,2

1 ĐT.762 8,5 8,5

2 ĐT.767 7,0 7

3 ĐT.777 13,6 13,6

4 ĐT.Bắc Sơn - Long Thành 3,1 3,1

III Đường huyện 65,9 65,9 3,2

1 Dốc Mơ - Thanh Bình 2,1 2,1

2 Hương Lộ 24 6,8 6,8

3 Trảng Bom - Cây Gáo 18,5 18,5

4 Vĩnh Tân - Cây Điệp (Vĩnh

Tân – Cây Gáo) 3,2 3,2 3,2

5 Đường 19/5 - Xã Bàu Hàm 7,7 7,7

6 Sông Thao - Bàu Hàm 6,8 6,8

7 Hưng Long - Lộ 25 6,6 6,6

8 Bình Minh - Giang Điền –

An Viễn 8,5 8,5

9 Đường 30/4 5,7 5,7

IV Đường đô thị 53,9 37,7 16,2

(Nguồn: Quy hoạch tổng phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030; Báo cáo thống kê số liệu mạng lưới đường giao thông - phòng quản lý đô thị huyện Trảng Bom)

Bảng 3.8. Hệ thống đường giao thông của huyện năm 2022

STT Tên đường

Chiều dài (km)

Theo kết cấu mặt đường

Bê tông nhựa

Láng nhựa, BTXM

Cấp

phối Đất

1 Thị trấn Trảng Bom 53,9 37,7 16,2

V Đường xã 484,2 280,6 152,6 51

1 Xã Thanh Bình 40,6 20,3 19,7 0,6

2 Xã Cây Gáo 40,6 17,2 23,4

3 Xã Bàu Hàm 28,5 5,6 2,2 20,8

4 Xã Sông Thao 43,6 23,8 9,6 10,2

5 Xã Sông Trầu 51,1 22,4 28,7

6 Xã Đông Hòa 17,2 17,0 0,2

7 Xã Bắc Sơn 41,4 26,6 14,8

8 Xã Hố Nai 3 19,8 18,7 1,1

9 Xã Tây Hòa 24,5 21,0 3,5

10 Xã Bình Minh 40,8 19,5 21,3

11 Xã Trung Hòa 30,4 23,0 7,4

12 Xã Đồi 61 27,6 19,2 5,2 3,2

13 Xã Hưng Thịnh 13,9 10,0 4

14 Xã Quảng Tiến 20,6 17,3 3,4

15 Xã Giang Điền 17,8 4,0 5,3 8,5

16 Xã An Viễn 25,8 15,2 6,8 3,8

(Nguồn: Quy hoạch tổng phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030; Báo cáo thống kê số liệu mạng lưới đường giao thông - phòng quản lý đô thị huyện Trảng Bom)

Như vậy, đến năm 2022, huyện cơ bản có:

+ Đường huyện: Có 9 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 65,9km đã được nhựa hóa 100%.

+ Đường đô thị: Có 36 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài là 53,9km, trong đó, loại đường bê tông nhựa chiếm 69,9% và đường sỏi đỏ chiếm 30,1%.

+ Đường xã: Có 638 tuyến đường xã với tổng chiều dài là 484,2km.

Trong đó, loại đường bê tông nhựa nóng chiếm 58,0%, đường sỏi đỏ chiếm 31,5% và đường đất chiếm 10,5%. Xe ô tô đến được trung tâm 16 xã và thị trấn.

3.2.2. Tham gia của người dân trong đóng góp lao động

Theo Báo cáo về tình hình KT – XH năm 2022 của UBND huyện Trảng Bom, thì huyện đã hình thành được 13 vùng sản xuất tập trung; giá trị thu nhập bình quân trên 1 hécta đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 104 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,2 triệu đồng/người/năm.

Người dân trên địa bàn huyện xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả như mô hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm… để nâng cao thu nhập. Cũng chính người dân địa phương là những người trực tiếp tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương.

Điều này thể hiện qua một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao tại các xã thuộc huyện năm 2022, cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.9. Mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình tại các xã thuộc huyện năm 2022

TT Tên mô hình

Năng suất MH (tấn/ha/năm)

Sản lượng (tấn)

Doanh thu (triệu đồng/ha)

Thâm canh cây chuối già cấy mô

1 Xã Thanh Bình 45 90.000 500

Thâm canh cây sầu riêng

2 Xã Tây Hòa 12 24 1,44

Thâm canh cây bưởi da xanh

3 Xã Trung Hòa 40 1.200 1

4 Xã Sông Thao 40 760 1

5 Xã Bàu Hàm 40 1.600 1

6 Xã Cây Gáo 40 200 1

Dân trí khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao. Người nông dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các hoạt động y tế dự phòng, chương trình tiêm chủng cho trẻ em,… Mạng lưới điện thoại, internet phủ sóng 100% số xã. Trên 98% hộ được sử dụng nước sạch.

Cụ thể: huyện đã ban hành Quyết định công nhận các danh hiệu văn hóa năm 2022: tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa đạt 99,2%, tỷ lệ ấp/khu phố đạt danh hiệu ấp/khu phố văn hóa đạt 94,37%, tỷ lệ cơ quan/đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 97,43%, tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 100%.

Thành lập 17 Câu lạc bộ “Nam giới nói không với bạo lực gia đình” hiện nay CLB đang sinh hoạt tại 17 ấp/khu phố đạt tỷ lệ 100%.

Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở trên địa bàn huyện đã được đầu tư khá đồng bộ, từng bước phát huy công năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tập luyện của các tầng lớp nhân dân. Công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Công tác bảo tồn,

tôn tạo, đầu tư xây dựng các di tích lịch sử trên địa bàn huyện được quan tâm;

đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới Công viên văn hóa Hùng Vương;

trùng tu, tôn tạo Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa U1, Bia chiến thắng Yếu khu quân sự Trảng Bom gắn với việc tổ chức các hoạt động về nguồn, góp phần giáo dục lịch sử, nâng cao nhận thức, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của vùng đất và con người Trảng Bom cho thế hệ trẻ.

3.2.3. Tham gia của người dân trong đóng góp nguồn lực tài chính (1) Người dân ủng hộ vào Quỹ Vì người nghèo

Đến thời điểm năm 2022 thì huyện đã vận động toàn dân ủng hộ vào Quỹ Vì người nghèo các cấp số tiền hơn 1 tỷ đồng; xây dựng và phân bổ kinh phí 7 căn nhà đại đoàn kết, trị giá gần 600 triệu đồng; sửa chữa 6 căn, trị giá 109 triệu đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cùng với chính quyền, các tổ chức thành viên vận động, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng nghèo, khó khăn, đối tượng chính sách được hàng chục ngàn phần quà vào các dịp lễ, Tết với tổng trị giá hàng tỷ đồng…

(2) Huy động được sự đóng góp từ người dân hơn 4.200 tỷ đồng xây dựng NTM và NTM nâng cao.

Theo UBND huyện Trảng Bom, trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện là hơn 9.600 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm hơn 10,5%, nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm hơn 43%, đạt hơn 4.200 tỷ đồng.

Kết quả thu ngân sách năm 2022 của huyện đạt 1.093,054 tỷ đồng, đạt 143,69% so với dự toán tỉnh giao, đạt 133,19% so với nghị quyết HĐND huyện (tăng 22,13% so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu khác đã được huyện thực hiện vượt so với chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện đề ra như: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, giá trị ngành thương mại -

dịch vụ; chỉ tiêu về xây dựng mới HTX; số xã đạt tiêu chí NTM nâng cao; về xây dụng tiêu chí đô thị loại IV; dân số tham gia bảo hiểm y tế.

(3) Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM nâng cao.

Theo Báo cáo Kết quả duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao trên địa bàn huyện Trảng Bom năm 2022, thì tổng kinh phí đã vận động và thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2018-2022 là : 223.788 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 11. 269 triệu đồng; đạt tỷ lệ 5,03%

- Ngân sách huyện: 20.126 triệu đồng; đạt tỷ lệ 8,99%

- Ngân sách xã: 2.979 triệu đồng; đạt tỷ lệ 1,33%

- Vốn vay tín dụng: 163. 167 triệu đồng; đạt tỷ lệ 72,91%

- Nhân dân đóng góp: 6.623 triệu đồng; đạt tỷ lệ 2,95%

- Vốn khác: 19. 624 triệu đồng; đạt tỷ lệ 8,76%

Về tình hình nợ động xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM:

- Đối với các công trình xây dựng cơ bản, ngoài vốn đầu tư, từ ngân sách Nhà nước, huyện đã vận động nhân dân tham gia đóng góp tiền và tài sản trên đất… để thanh toán kịp thời cho các công trình khi có khối lượng hoàn thành.

- Các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, nhất là các công trình thuộc chương trình xây dựng NTM cơ bản được thanh toán kịp thời khi có khối lượng hoàn thành.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nguời dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)