CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM nâng
3.4.1. Những kết quả đạt được
Về mặt kinh tế: hiệu quả mà hoạt động xây dựng NTM nâng cao khá cao. Người dân đều có thái độ tích cực về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng địa phương vì các hoạt động này góp phần nâng cao thu nhập và cuộc sống của họ. Hiện tại có một số người tham gia ít là vì chưa
nhận thấy được những lợi ích về mặt kinh tế mà hoạt động xây dựng NTM nâng cao mang lại do thiếu thông tin.
Về mặt văn hóa: người dân nhận thức rất tích cực các lợi ích của hoạt động xây dựng NTM nâng cao mang lại về mặt văn hóa của địa phương. Văn hóa nông thôn là điểm hội tụ, một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc.
Do đó, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt, là trong bối cảnh hiện nay khi xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì phát triển văn hóa nông thôn càng có vị trí, vai trò, ý nghĩa lớn lao hơn.
Về mặt xã hội, môi trường và bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn: việc phát triển văn hóa nông thôn gắn với xây dựng NTM nâng caovừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bởi văn hóa là "nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Mức độ tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM nâng cao của người dân.
Về thông tin: Người dân tham gia cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến xây dựng NTM nâng cao của huyện.
Về tư vấn: chính quyền/cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao tham vấn người dân trong quá trình thực hiện. Người dân đã tích cực tham gia các cuộc họp và đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến xây dựng NTM nâng cao của huyện.
Về tương tác: người dân được tham gia vào công tác thực hiện và giám sát hoạt động xây dựng NTM nâng cao của huyện.
Về tính chủ động: người dân tự đưa ra sáng kiến, tự liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài cộng đồng để nhận được sự tư vấn và hợp tác. Người dân giữ quyền kiểm soát và đầu tư đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Hạn chế
1. Các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao chưa được huyện quan tâm rà soát, kiểm tra thường xuyên; một số xã có tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn, một số chỉ tiêu, tiêu chí không giữ vững, duy trì (làng văn hóa, tiếp cận pháp luật, an ninh trật tự, hệ thống chính trị...).
2. Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã chuyển biến tích cực nhưng các chuỗi giá trị sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu bền vững nên đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nhiều xã đã xác định được sản phẩm chủ lực để tập trung triển khai thực hiện nhưng thiếu sự tham gia của doanh nghiệp, HTX dẫn đến khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.
3. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình mới nên chính sách hỗ trợ còn bất cập; sự chỉ đạo chưa đồng bộ giữa các địa phương, chưa quan tâm đến việc nâng hạng sản phẩm đã đạt OCOP; việc quản lý chất lượng sản phẩm đạt OCOP chưa được quan tâm thực hiện. Các cơ sở tham gia chương trình chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm hầu hết mới chỉ dừng lại ở chế biến thô, việc mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến để gia tăng giá trị còn chưa đáng kể. Chương trình OCOP chưa được phổ biến tại một số địa bàn vùng sâu vùng xa, đây là vùng có nhiều sản phẩm đặc sản, thế mạnh cần được tiêu chuẩn hóa để nâng cao thu nhập cho người dân.
Nguyên nhân
Thứ nhất, tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Hiện nay huyện vẫn còn gặp một số khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM như: giá chi phí đầu vào cao, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh khiến đầu tư sản xuất nông nghiệp sinh lời thấp; một số địa phương chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp; khó khăn về vốn vay đầu tư sản xuất nông nghiệp dài hạn; tác động đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhất là tình trạng mua bán, đầu cơ đất nông nghiệp khiến sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa thu hút chế biến sâu, thu hút doanh nghiệp đầu tư.
Mặc dù đã vượt điểm tối thiểu theo quy định nhưng do còn một số tiêu chí quan trọng chưa đạt như: mật độ dân số toàn đô thị, diện tích sàn nhà ở bình quân, mật độ cống thoát nước chính, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý… nên huyện chưa đủ điều kiện xem xét, công nhận đô thị loại IV.
Xây dựng NTM nâng cao của huyện mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của huyện. Nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn mới là vừa xây dựng đô thị loại 4 vừa xây dựng huyện NTM nâng cao. Phát triển công nghiệp, đô thị nhanh dẫn đến hệ lụy về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm trong chăn nuôi, vẫn tồn tại tình trạng giết mổ nhỏ lẻ không phép.
Bên cạnh đó, nước sạch tập trung trên địa bàn huyện mới đạt khoảng 28%, cần có giải pháp để nâng tỷ lệ này lên cao. Hạ tầng giao thông cơ bản nhưng chưa đáp ứng tiêu chí hạ tầng NTM nâng cao, đô thị như: hệ thống thoát nước, cây xanh…
Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều áp lực.
Huyện được tỉnh chọn thí điểm xây dựng NTM gắn với đô thị hóa giai đoạn 2020-2025 nhưng phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn mới chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển chung của huyện, chưa có đột phá rõ ràng.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều áp lực.
Dẫn chứng về hạ tầng kỹ thuật, hầu hết các tuyến đường xương cá khi triển khai đều “bỏ quên” hệ thống mương thoát nước. Thời điểm hiện tại, huyện vừa phải đầu tư mương thoát nước, vừa phải nâng cấp đường, kết hợp với trồng cây xanh. Huyện có mức độ gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến áp lực lớn về trường, lớp, đặc biệt các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn… thực hiện tiêu chí trường chuẩn quốc gia cần phải có thời gian, nguồn vốn. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều thiếu nước sạch sinh hoạt.
Trên địa bàn một số xã có công trình cấp nước tập trung do Sở NN&PTNT quản lý, nhưng đã ngưng hoạt động vì hết nước ngầm. Nhiều năm qua, người dân địa phương phải mua nước sạch từ xe cấp nước lưu động của Trung tâm Dịch vụ công ích huyện. Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai đang đầu tư tuyến ống chính, hoàn thành mới bàn giao cho chi nhánh Trảng Bom khảo sát nhu cầu, làm đường ống vào nhà dân.
Thứ ba, nhận thức của người dân về NTM nâng cao còn hạn chế, công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương đến người dân chưa thật sự được đẩy mạnh.
Hiện nay, một số địa phương và người dân cho rằng “các công trình cơ sở hạ tầng phải do Nhà nước làm” nên việc tuyên truyền để người dân thấy được vai trò chủ thể của mình trong công tác xây dựng NTM nâng cao chưa được đẩy mạnh, nhất là vai trò của Ban phát triển ấp chưa được phát huy. Bên cạnh đó, sau thời gian được công nhận xã NTM thì phong trào ở một số địa phương lắng dịu, sự hài lòng của một số xã thấy rõ.
Ngoài ra, việc xây dựng Nhà văn hóa ấp ở một số nơi chỉ theo phong trào, chưa phát huy hiệu quả hoạt động. Ví dụ: Nhà văn hóa ấp hoạt động rất hiệu quả nhưng về sau, hoạt động lắng dịu dần sau khi được công nhận đạt
chuẩn NTM nâng cao, có tình trạng một số nơi chỉ xây dựng theo phong trào.
Tư tưởng ỷ lại của địa phương và người dân còn phổ biến.