Về mặt chính sách

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nguời dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng

3.3.1. Về mặt chính sách

Các chính sách hỗ trợ và chỉ đạo của Nhà nước mà huyện đang thực hiện nhằm thu hút sự tham gia của người dân trong xây dưng NTM nâng cao:

Theo Ban Chỉ đạo Nông nghiệp nông dân nông thôn và xây dựng NTM tỉnh Đồng Nai, trong năm 2023 tỉnh và huyện Trảng Bom sẽ triển khai thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của tỉnh.

Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí hướng tới NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng NTM, nâng cao đời sống người dân.

Đây là một trong những định hướng quan trọng để đổi mới nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong công cuộc xây dựng NTM nâng cao, luôn bảo đảm vấn đề nâng cao thu nhập cho người nông dân. Chính vì vậy, các Văn kiện của Đại hội Đảng lần này đặt ra vấn đề phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng NTM nâng cao, tạo ra một cơ chế mới để làm sao nông nghiệp có một giá trị gia tăng cao. Lúc đó, người dân có thể tiếp cận được với các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo đảm cuộc sống ngày càng được nâng lên.

Đó cũng chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng NTM nâng cao trong thời kỳ mới.

Các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao luôn đề cao vai trò của nông dân. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, chung sức xây dựng NTM nhằm huy động nông dân tham gia một cách chủ động, có trách nhiệm. Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân; đẩy mạnh vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất... góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Những chính sách này góp phần đẩy mạnh hơn sự tham gia của người dân đối với việc thực hiện xây dựng NTM nâng cao gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM. Nhất là đưa phong trào

“Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân.

Quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tham gia xây dựng NTM nâng cao:

Thứ nhất, về quyền lợi.

1. Quyền được biết, tiếp thu, được thông tin về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

2. Nhân dân được thảo luận, bàn bạc và quyết định hoặc gián tiếp quyết định thực hiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.

3. Nhân dân có quyền và có trách nhiệm đầu tư phát triển, bảo vệ kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn; quyền được đầu tư phát triển kinh tế vì mục tiêu nông thôn mới.

4. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

5. Bên cạnh các nội dung về dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, trong Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung thêm một nội dung là “dân thụ hưởng”.

Thứ hai, về trách nhiệm.

1. Tích cực tham gia lao động sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng. Hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.

2. Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo; đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau để cải thiện cuộc sống. Tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát động như: ủng hộ giúp đỡ người nghèo, gia đình chính sách, hộ gặp khó khăn, thiên tai,...

3. Thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có ý thức đấu tranh với những hoạt động văn hóa không lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

4. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3; không để trẻ em suy dinh dưỡng, không có bạo lực gia đình; tích cực tham gia bảo hiểm y tế.

5. Gia đình có con, em trong độ tuổi đi học phải đến trường, không để bỏ học giữa chừng; từng người và gia đình không tham gia các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, chấp hành tốt Luật Giao thông khi tham gia giao thông;

tích cực tham gia phong trào”Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”.

6. Chỉnh trang nơi ở của gia đình và vận động người khác cùng tham gia để nhà ở sạch đẹp, có nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch, trong nhà có treo ảnh Bác Hồ; cải tạo cảnh quan sân, vườn sạch đẹp, làm cột cờ và hàng rào trước cữa nhà.

7. Tích cực tham gia và vận động người khác không xả chất thải, nước thải trực tiếp ra môi trường và phải thu gom, xử lý theo quy định; bố trí chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (nếu có) đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Tích cực tham gia phong trào trồng cây, giữ gìn đường phố sạch - đẹp, tạo cảnh quan nông thôn xanh – sạch – đẹp.

8. Tham gia và vận động người khác cùng tham gia xây dựng nông thôn mới và giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nguời dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)