Giải pháp về hoàn thiện hồ sơ địa chính bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TẢI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ MỘT CẤP HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Giải pháp về hoàn thiện hồ sơ địa chính bản đồ địa chính

Hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai đóng vai trò quan trọng đối với công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là cơ sở để tiến hành hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai đối với công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai phục vụ cho hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mức độ hoàn thiện, đầy đủ, chính xác của hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai sẽ quyết định hiệu lực, hiệu của công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Xuất phát từ hạn chế của hệ thống thông tin về hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai của Tp. Hồ Chí Minh nói chung và huyện Nhà Bè nói riêng.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Hiện nay hệ thống thông tin về hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai trên địa bàn còn chưa đầy đủ và quản lý chưa khoa học. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nội dung của giải pháp này:

Thứ nhất: Hoàn thiện công tác lập hồ sở địa chính và hệ thống thông tin đất đai:

“Hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính là một trong những cơ sở để Nhà nước tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất hợp pháp”[7]. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vì một số lý do mà bản đồ địa chính ở Tp. Hồ Chí Minh và huyện Nhà Bè đã trở nên lạc hậu, không còn phản ánh chính xác hiện trạng quản lý đất đai. Vì vậy, để phục vụ tốt hơn công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, UBND thành phố và huyện Nhà Bè cần quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn, cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tạo lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Bên cạnh đó, UBND huyện Nhà Bè cũng cần chú trọng việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai làm cơ sở cho người dân nắm bắt tình hình trên địa bàn. Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội, tạo thuận lợi cho giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Hệ thống thông tin đất đai có tác dụng phục vụ đắc lực cho phòng, chống tham nhũng về đất đai.

Cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong các mục tiêu của nhiệm vụ đăng ký đất đai, song song với cấp giấy chứng nhận còn phải hoàn thành các hồ sơ địa chính bao gồm đo vẽ bản đồ địa chính, lập sổ mục kê đất sổ cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sổ theo dõi biến động, lập sổ mục kê đất, sổ địa chính, sổ cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sổ theo dõi biến động để từng bước hiện đại hoá công tác quản lý đất đai. Vì vậy, tài liệu thông tin đất đai phải chính xác đến từng thửa đất.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lập hồ sơ địa chính và thông tin về đất đai

Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh đã công bố phần mềm công khai quy hoạch trực tuyến. Phần mềm công khai quy hoạch trực tuyến ứng dụng web:

https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn và ứng dụng điện thoại "Thông tin quy hoạch TP HCM" cho hệ điều hành android và iOS. Phần mềm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu các thông tin quy hoạch đất đai. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho CBCC, CQNN cũng như người dân trong việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong thời gian tới UBND Thành phố cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc áp dụng phần mềm này cho các quận, huyện trên địa bàn. UBND huyện Nhà Bè cần phổ biến và tập huấn cho CBCC về việc sử dụng phần mềm này. Đồng thời phổ biến phần mềm đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện.

UBND huyện Nhà Bè cần chỉ đạo Văn phòng HĐND-UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiến hành rà soát toàn bộ hạ tầng, chức năng và tính năng kỹ thuật của hệ thống CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính hiện có, đặc biệt là liên quan đến hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tham mưu cho UBND huyện lựa chọn những công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của quận và các bước triển khai, hoàn thiện và mở rộng các công nghệ đã lựa chọn vào việc giải quyết thủ tục hành chính của UBND huyện và các xã, thị trấn.

Văn phòng HĐND - UBND huyện cần tiến hành phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát lại tình hình các trang thiết bị CNTT đã được trang bị cho bộ phận một cửa, phòng Tài nguyên Môi trường UBND các xã, thị trấn để tham mưu UBND huyện phân bổ ngân sách sửa chữa, nâng cấp ngay các trang thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện và của các xã, thị trấn; trang bị đầy đủ máy vi tính làm việc cho đội ngũ CBCC tham gia quy trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết hồ sơ; trang bị máy quét (scanner) nhiều tờ nhằm phục vụ cho việc luân chuyển hồ sơ trên mạng.

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử huyện với mục tiêu là thay đổi về công nghệ, cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu quản lý và cung cấp thông tin điều hành của quận đến năm 2020; khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn tích hợp nhiều hệ thống khác của các sở, ngành; tích hợp phần mềm Quản lý địa chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với

Luận văn thạc sĩ Khoa học

đất cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu và tránh sự tấn công; đồng thời đáp ứng được những yêu cầu về chức năng, kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông; ngoài ra, cần tính đến khả năng kết nối đồng bộ trong thời gian tới giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và với xã hội khi thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử ở mức cao hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TẢI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ MỘT CẤP HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)