PHẦN 4 CÁC CHIẾN THUẬT MARKETING KĨ THUẬT SỐ
4.1 Sản phẩm mới ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
Tên ngành: Thiết kế vi mạch bán dẫn Mã ngành đào tạo: 7480108
Trình độ đào tạo: Đại học Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
Thời gian đào tạo: 4.5 năm (9 học kỳ)
Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo đạt 160 tín chỉ;
Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất.
Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
4.1.2 Tổ hợp xét tuyển
1. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
2. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ)
31 A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
4.1.3 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình 1. Mục tiêu
Đào tạo kỹ sư Thiết kế vi mạch bán dẫn có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những Kỹ sư Thiết kế vi mạch bán dẫn:
PO1. Có đạo đức nghề nghiệp tốt;
PO2. Có khả năng đọc/viết tài liệu bằng Tiếng Anh; có khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản; có khả năng thuyết trình/báo cáo vấn đề khoa học bằng Tiếng Anh. Có kỹ năng làm việc nhóm.
PO3. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
PO4. Có kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực CNKTMT;
PO5. Có khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực CNKTMT;
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư Thiết kế vi mạch bán dẫn có khả năng:
PLO1. Có khả năng nhận thức về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, cộng đồng;
• PI1.1 Trung thực trong công việc.
32
• PI1.2 Có trách nhiệm đối với công việc.
• PI1.3 Tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong công việc.
PLO2. Giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
• PI2.1 Trình bày, thuyết trình (tiếng Việt) các vấn đề một cách hiệu quả.
• PI2.2 Soạn thảo văn bản, báo cáo (tiếng Việt) có cấu trúc đúng quy định.
• PI2.3 Làm việc nhóm hiệu quả.
PLO3. Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
• PI3.1 Có năng lực phản biện được ý kiến của người khác.
• PI3.2 Đề xuất được giải pháp công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật máy tính đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
• PI3.3 Xây dựng được đề án khởi nghiệp.
PLO4. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong lĩnh vực CNKTMT.
• PI4.1 Sử dụng được Ngoại ngữ để trình bày các vấn đề trong lĩnh vực CNKTMT.
• PI4.2 Có khả năng sử dụng Ngoại ngữ trong giao tiếp.
PLO5. Vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học máy tính và CNKTMT để giải quyết các vấn đề cơ bản;
• PI5.1 Vận dụng được các kiến thức về KHTN, khoa học máy tính và Công nghệ kỹ thuật máy tính để giải quyết các vấn đề cơ bản.
• PI5.2 Vận dụng được các kiến thức về KHXH vào công việc thực tế.
PLO6. Có khả năng áp dụng các quy trình, kỹ thuật và công cụ khác nhau để phân tích, thiết kế, kiểm thử hệ thống mạch điện tử, vi mạch;
• PI6.1 Thiết kế được các linh kiện điện tử theo yêu cầu, thiết kế được các cổng logic tổ hợp và tuần tự cơ bản, thực hiện được layout từ một cổng logic chuẩn tới một hệ thống vi mạch số.
33
• PI6.2 Triển khai tối ưu hóa và thiết kế được hệ thống vi mạch số đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp và các tổ chức.
PLO7. Có khả năng thiết kế, xây dựng, triển khai phần cứng nhúng phần mềm, IC, các sản phẩm, giải pháp liên quan đến hệ thống thông minh và tự động hóa.
• PI7.1 Có khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ và công cụ lập trình và các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy tính, điện tử, điều khiển tự động.
• PI7.2 Đề xuất ý tưởng, tính toán, thiết kế phần cứng, IC, lập trình cho hệ thống thông minh, tự động hóa đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
PLO8. Có khả năng nghiên cứu, đề xuất đưa ra các giải pháp nâng cấp, khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thống vi mạch, mạch điện tử, các hệ thống nhúng, hệ thống thông minh, tự động hóa.
• PI8.1 Xử lý được các sự cố liên quan đến các thiết bị điện tử, vi mạch và thiết bị tự động hóa; đề xuất được các giải pháp thay thế và cải tiến liên quan thiết bị điện điện tử, IC và các hệ thống nhúng và hệ thống thông minh.
• PI8.2 Đề xuất được các giải pháp tối ưu trong việc quản lý và vận hành hệ thống điện-điện tử, hệ thống thông minh và tự động hóa.
4.1.4 Thông tin liên quan khác Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, với sự hỗ trợ của các giáo sư, chuyên gia Hàn Quốc và các đối tác trong nước và quốc tế. Dự kiến chương trình đào tạo (kỹ sư thiết kế vi mạch), gồm 160 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm, trong đó bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành – kiến thức nền tảng (cấu kiện điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, Thiết kế mạch điện tử, Cấu trúc máy tính, Kỹ thuật số, Toán kỹ thuật, …) và khối kiến thức chuyên ngành – thiết kế vi mạch bán dẫn (Thiết kế SoC, Công nghệ chế tạo IC, Thiết kế bộ nhớ bán dẫn, Thiết kế IC tương tự/số, Thiết kế FPGA/VLSI, Quy trình thiết kế IC, DSP, Mạch điện, Trường điện từ, Tín hiệu và hệ thống, …)
Đội ngũ giảng viên
VKU có đội ngũ giảng viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn. VKU có sự hợp
34 tác chặt chẽ với các giáo sư, chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu về thiết kế vi mạch bán dẫn từ Viện Nghiên cứu Điện tử – Viễn thông (ETRI), Hàn Quốc; Trường Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc; Viện Công nghệ thông tin-Đại học quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Bách Khoa, TP.HCM; Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; Công ty Synopsys, FPT Software Miền Trung, và nhiều đối tác khác trong và ngoài nước. VKU cũng có chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đại học và viện nghiên cứu uy tín về thiết kế vi mạch bán dẫn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Singapore, và nhiều quốc gia khác
Cơ sở vật chất
VKU được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến để hỗ trợ cho việc đào tạo và nghiên cứu thiết kế vi mạch bán dẫn. VKU có phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn hiện đại nhất (tính đến thời điểm hiện nay trên cả nước) với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng do Tập đoàn Nam Long tài trợ. Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị và phần mềm chuyên dụng cho thiết kế, mô phỏng, kiểm tra và chế tạo vi mạch bán dẫn, như:
Máy đo logic, Máy đo tần số, Máy đo quang, Máy đo điện áp, Máy đo dòng điện, Máy đo nhiệt độ, Máy đo áp suất, Máy đo độ ẩm, Máy đo độ phóng xạ, Máy đo độ bền, Máy đo độ chính xác, Máy đo độ tin cậy, Máy đo độ an toàn, Máy đo độ tương thích, Máy đo độ hiệu quả, Máy đo độ tiết kiệm, Máy đo độ bảo mật, Máy đo độ thông minh, Máy đo độ sáng tạo, Máy đo độ hài lòng, Phần mềm Cadence, Phần mềm Synopsys, Phần mềm Mentor Graphics, Phần mềm Matlab, Phần mềm Labview, Phần mềm Python, Phần mềm C/C++, Phần mềm Verilog, Phần mềm VHDL, Phần mềm Spice, Phần mềm Orcad, Phần mềm Altium, Phần mềm Proteus, Phần mềm Eagle, Phần mềm KiCad, Phần mềm TensorFlow, Phần mềm PyTorch, Phần mềm Keras, Phần mềm Scikit-learn, Phần mềm OpenCV, Phần mềm GIMP, Phần mềm Inkscape, Phần mềm Blender, Phần mềm Unity, Phần mềm Unreal Engine, Phần mềm Arduino, Phần mềm Raspberry Pi, Phần mềm STM32, Phần mềm ESP32, Phần mềm FPGA, Phần mềm MEMS, Phần mềm CMOS, Phần mềm RF, Phần mềm AI, và nhiều thiết bị và phần mềm khác
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp từ Thiết kế vi mạch bán dẫn có thể làm các công việc:
Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, v.v.), các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, nhà thông minh, nông nghiệp thông minh, nhà thông minh đặc biệt trong thành phố thông minh.
35 Kỹ sư thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, chip, vi mạch, mạch điện - điện tử, mạch điều khiển, phần mềm ứng dụng IoT, học máy, xử lý dữ liệu và các lĩnh vực liên quan khác.
Kỹ sư công nghệ thông tin nói chung trong các cơ quan, doanh nghiệp chuyên và không chuyên về công nghệ thông tin.
Nghiên cứu viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính.
Không những có cơ hội làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu tại Việt Nam như Renesas, AMCC, Microchip, Synopsys, … ngành vi mạch luôn mở ra cơ hội rất lớn cho các bạn muốn đi làm việc tại các công ty nước ngoài như Singapore, Nhât, Mỹ và các nước châu Âu. Đây là một lợi thế lớn mà không phải ngành nào cũng có được. Các kỹ sư Việt Nam làm việc tại các quốc gia này được nhà tuyển dụng lựa chọn trực tiếp từ Việt Nam. Cũng qua đó, chúng ta dần hình thành nên những nhóm, cộng đồng các kỹ sư thiết kế vi mạch người Việt ở các quốc gia này. Qua đó, các nhóm cộng đồng này giúp đỡ được các kỹ sư mới hội nhập vào môi trường làm việc mới một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.