PHẦN 2: THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ (02 thủ tục quan trọng nhất trong một dự án)
I. Chấp thuận chủ trương đầu tư (CT CTĐT) <Điều 30, 31, 32 LĐT 2020>
Lưu ý: CTCT ĐT chỉ áp dụng đối với những loại dự án thuộc diện phải CT CTĐT mà không phân biệt NĐT là ai.
1. Khái niệm CT CTĐT
CT CTĐT: là việc CQNN có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; NĐT hoặc hình thức lựa chọn NĐT và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
- Là thủ tục đầu tiên – tiên quyết để “kích hoạt” các thủ tục, quy trình tiếp theo - Cơ quan CT CTĐT: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh, BQL khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- TH dự án có các mục tiêu, nội dung thuộc thẩm quyền CT CTĐT của các cơ quan CT CTĐT khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền cao nhất CT CTĐT đối với Toàn bộ dự án. (TH dự án thuộc thẩm quyền của cả 03 cơ quan) (HAY RA THI)
Ví dụ: Về nguyên tắc, Dự án đầu tư xây dựng sân gôn (golf) do UBND cấp tỉnh chấp thuận CTĐT <Điều 32.1.c LĐT 2020>. Tuy nhiên, nếu dự án trải dài trên diện tích lãnh thổ của 02 tỉnh => Đồng thời thuộc thẩm quyền của 02 UBND Cấp tỉnh => Thẩm quyền chấp thuận CTĐT thuộc về Thủ tướng chính phủ
Nếu như để làm sân gôn thì phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác thì dự án sân gôn đó phải thuộc thẩm quyền CT CTĐT của Quốc Hội. <Điều 30.3 LĐT 2020>
Lưu ý: Quy định có liên quan và quy định chuyển tiếp
o TH VBQPPPL dẫn chiếu đến quy định về quyết định phê duyệt dự án, quyết định CTĐT theo quy định cả LĐT thì thực hiện theo quy dịnh về CT CTĐT theo quy định của LĐT 2020 (Tức là: Có thể một số vb khác dùng từ “quyết định phê duyệt dự án” hoặc quyết định CTĐT thì ta hiểu đó là thủ tục CT CTĐT theo LĐT 2020=> Từ chính xác nhất là CT CTĐT)
2. Một số ngoại lệ về thủ tục CTCTĐT
NĐT không phải thực hiện thủ tục CT CTĐT theo quy định tại LĐT 2020 đối với dự án thuộc một trong các TH: <Điều 77.2 LĐT 2020>
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền QĐ CTĐT, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; (Không hồi tố)
b) Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
TH điều chỉnh dự án đã đc triển khai và nội dung điều chỉnh thuộc diện CT CTĐT theo quy định tại LĐT 2020 thì phải thực hiện thủ tục CT CTĐT hoặc điều chỉnh CTĐT theo quy định của luật này.
3. Hồ sơ chấp thuận CTĐT <Điều 33 LĐT 2020>
LĐT 2020 phân biệt 02 TH:
1. Hồ sơ đề nghị CT CTĐT dự án do NĐT đề xuất, LĐT 2020 bổ sung:
- Đánh giá sơ Bộ tác động MT theo quy định của pháp luật về BVMT (nếu có) - TH pháp luật về xây dựng quy định lập BCND tiền khả thi thì NĐT được nộp BCNC tiền khả thi thay cho đề xuất dự án ĐT;
2. Hồ sơ CT CTĐT DA do CQNN có thẩm quyền lập: (Điểm mới) <Điều 31.4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP>
Thông thường hồ sơ CT CTĐT là do NĐT đề xuất vì họ muốn thực hiện dự án.
Tuy nhiên, luật mới cho phép chính cơ quan có thẩm quyền lập ra hồ sơ CT CTĐT (trong TH Nhà nước muốn có dự án nhưng NĐT không lập hồ sơ xin CT CTĐT).
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ đề nghị chấp thuận CTĐT đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trường đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
b) Cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện, BQL khu CN, khu CNC, khu KINH TẾ, lập hồ sơ đề nghị chấp thuận CTĐT đối với dự án ĐT thuộc thẩm quyền CT CTĐT của UBND cấp tỉnh.
Ví dụ: Dự án do UBND cấp tỉnh CT CTĐT thì các Sở (như Sở TN & MT, Sở Xây dựng… tùy theo lĩnh vực của dự án đó)
MỞ RỘNG:
Hồ sơ xin CT CTĐT được sử dụng trong những TH như:
- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận NĐT => NĐT được nhận dự án và thực hiện - Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hình thức lựa chọn NĐT là thông qua đấu giá
hoặc đấu thầu
NĐT phải tiếp tục trúng đấu giá hoặc đấu thầu => NĐT mới được nhận dự án.
NĐT không trúng đấu giá hoặc đấu thầu => mọi công sức bỏ ra để thực hiện thủ tục CT CTĐT ban đầu là vô nghĩa => Họ phải chịu rủi ro là không được nhận dự án và chi phí thực hiện thủ tục CT CTĐT <Điều 33.1.a LĐT 2020>
=> Vậy nên là đối với một số NĐT họ không tha thiết việc thực hiện thủ tục CT CTĐT mà họ chỉ chờ có thông báo đấu giá, đấu thầu để họ nhảy vào dành dự án.
Vì Điều 29 LĐT 2020 có quy định là đấu giá và đấu thầu được chỉ được thực hiện sau khi chấp thuận CTĐT và chỉ trừ những TH là dự án không thuộc diện phải chấp thuận CTĐT (Dự án không thuộc Điều 30, 31 và 32 là những dự án không thuộc diện phải CT CTĐT) Lưu ý:
- Việc CT CTĐT các dự án ĐT xây dựng khu đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về ĐT.
- TH pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì NĐT được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án ĐT.
4. Gửi hồ sơ chấp thuận CTĐT (Tự học)
- Trình tự, thủ tục CT CTĐT của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hồ sơ dự án ĐT được gửi cho Bộ KH và ĐT.
- Trình tự, thủ tục CT CTĐT của UBND cấp tỉnh: Hồ sơ dự án đầu tư được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
- LĐT 2020 hướng đến đơn giản hóa thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ, cơ quan liên quan, xóa bỏ thủ tục trùng lặp 02 bước lấy ý kiến (CQĐKĐT lấy ý kiến Bộ, Cơ quan liên quan và Bộ KH & ĐT tiếp tục lấy ý kiến của các cơ quan này trong quá trình thẩm định dự án).