PHẦN 2: THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ (02 thủ tục quan trọng nhất trong một dự án)
II. Lựa chọn NĐT thực hiện dự án ĐT
3. QUY TRÌNH, THỦ TỤC THỰC HIỆN DỰ ÁN
THỦ TỤC CHẤP THUẬN CTĐT CỦA QH (Nghị định 31 không hướng dẫn => áp dụng Điều 34 LĐT 2020) (Tự nghiên cứu)
THỦ TỤC CHẤP THUẬN CTĐT CỦA UBND CẤP TỈNH (tự nghiên cứu)
THỦ TỤC CHẤP THUẬN CTĐT CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ <Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP>
- Đối với những dự án thuộc Điều 31 LĐT 2020 => NĐT nộp 8 bộ hồ sơ 17đề nghị CT CTĐT cho Bộ KH & ĐT. (Vì quy mô lớn cần gửi nhiều cơ quan để thẩm định)
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH & ĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các bộ, cơ quan có liên quan (đến nội dung của dự án), UBND cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án.
Ví dụ: Hồ sơ dự án có liên quan đến đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì bắt buộc phải lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan có liên quan và UBND cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ KH & ĐT. (Nếu không có ý kiến thì được xem là đồng ý)
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH & ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. (
- Nếu chấp thuận, nội dung Quyết định chấp thuận CTĐT củaTTCP bào gồm:
a) Tên của NĐT thực hiện dự án đối với TH chấp thuận CTĐT đồng thời với chấp thuận NĐT (Khi không tổ chức đấu giá/ đấu thầu vì NĐT đã có sẵn “QSDĐ sạch”)
hoặc hình thức lựa chọn NĐT (đối với TH lựa chọn NĐT thực hiện dự án theo hình thức đấu giá QSDĐ hoặc đấu thầu) mà không ghi tên của NĐT vì chưa đấu
17 Đối với dự án do UBND Cấp tỉnh chấp thuận thì nộp 4 bộ hồ sơ <Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP>
Đối với dự án do QH chấp thuận thì nộp 1 bộ hồ sơ (Vì luật không có quy định bao nhiêu bộ hồ sơ <Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP> và cũng chỉ có một cơ quan thẩm định duy nhất là cơ quan Hội đồng thẩm định Nhà nước.)
giá/đấu thầu; (Sau khi có người trúng đấu giá/ đấu thầu thì người đó sẽ được giao đất làm dự án)
b) Tên dự án; mục tiêu; quy mô; vốn đầu tư của dự án; thời hạn hoạt động của dự án;
c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư18 hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn (đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn);
đ) Công nghệ áp dụng (nếu có);
e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có); (Học ở chương 2 gùi) g) Các điều kiện khác để thực hiện dự án đầu tư (nếu có);
h) Trách nhiệm của nhà đầu tư, cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư;
i) Thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. (Thường là có hiệu lực từ ngày ký quyết định chấp thuận CTĐT)
Lưu ý: Đối với dự án ĐT thuộc diện CT CTĐT, cơ quan có thẩm quyền CT CTĐT đồng thời CT NĐT không thông qua đấu giá QSDĐ, đấu thầu lựa chọn NĐT trong trường hợp NĐT thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao. (Có nghĩa là làm dự án mà trên đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì không cần phải trải qua đấu giá/ đấu thầu á => Thực hiện thủ tục như NĐT có sẵn “QSDĐ sạch” lunnn => Nếu CT CTĐT thì cũng đồng thời CT NĐT lunnn:)))
Lưu ý về cấp độ quy mô của dự án (HAY BỊ QUÊN):
- QH chấp thuận CT dự án liên quan đến:
18 Phân kỳ đầu tư: Phân dự án đầu tư thành từng kỳ (đợt), chứ không thực hiện hết một lần.
Ví dụ: Xây dựng một chung cư có 03 tòa nhà thì phân thành 03 kỳ, mỗi kỳ xây dựng 01 tòa nhà.
Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên (không giới hạn) ở miền núi, từ 50.000 người trở lên (không giới hạn) ở vùng khác; <Khoản 3 Điều 30 LĐT 2020>
- Còn TTCP chấp thuận CT dự án liên quan đến:
Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên (Chưa tới 20.000 người) ở miền núi, từ 20.000 người trở lên (Chưa tới 50.000 người) ở vùng khác; <Điều 31.1.a LĐT 2020>
- Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư dưới 10.000 người ở miền núi, dưới 20.000 người ở vùng khác thì lại không thuộc thẩm quyền chấp thuận CTĐT của UBND cấp tỉnh. Bởi vì nếu di dân với số lượng trên cũng không quá lớn nên không cần làm thủ tục chấp thuận CTĐT.
3.1 Dự án thuộc TH phải đấu giá QSDĐ hoặc đấu thầu lựa chọn NĐT: (Điều 29.3 LĐT 2020)
3.1.1 Đấu giá thành, đấu thầu lựa chọn được NĐT
Khi tư vấn cho NĐT về quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư thì
B1: Xác định dự án có thuộc diện phải chấp thuận CTĐT hay không => Nếu có => Thực hiện thủ tục CT CTĐT: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh/BQL khu CN, CX, KCN, KKT ra QĐ chấp thuận CTĐT.
B2: Giao tổ chức đấu giá đấu thầu: cơ quan CT CTĐT giao CQNN có thẩm quyền tổ chức đấu giá QSDĐ theo pháp luật về đất đai để lựa chọn NĐT thực hiện dự án/ tổ chức đấu thầu lựa chọn NĐT thực hiện dự án theo pháp luật về đấu thầu.
B3: Nộp văn bản đề nghị cấp Giấy CNĐKĐT: NĐT đã trúng đấu giá, trúng thầu (Điều 29.1.a,b) nộp văn bản đề nghị cấp Giấy CNĐKĐT cho CQĐKĐT (nếu họ thuộc TH bắt buộc phải được cấp Giấy CNĐKĐT – F, F1, Fn trừ TH góp vốn, mua CP, mua phần VG của TCKT vì có thủ tục riêng là M & A. <Điều 37 LĐT 2020>)
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, CQĐKĐT cấp giấy => Việc cấp giấy là đương nhiên vì họ đã trúng đấu giá/ đấu thầu => Họ đương nhiên là NĐT => Cấp Giấy CNĐKĐT chỉ là thủ tục hành chính nhưng buộc phải có bởi vì đây là nguyên tắc <Điều 42.2 LĐT 2020>
B4: Tiến hành thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng… theo các luật chuyên ngành.
Ví dụ: Làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Luật Đất đai)
Mở rộng: Quan trọng là phải biết giai đoạn nào thì áp dụng luật nào.
- Giai đoạn thực hiện Thủ tục CT CTĐT => LĐT
- Giai đoạn đấu giá/ đấu thầu => Luật Đấu giá/ Luật Đấu thầu
- Giai đoạn cấp Giấy CNĐKĐT => LĐT (LĐT dừng lại tại giai đoạn này)
- Giai đoạn làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất => LĐĐ
- Giai đoạn báo cáo tác động đánh giá MT => Luật BVMT - Giai đoạn xin phép xây dựng => Luật XD
- Phòng cháy chữa cháy - Đấu nối hạ tầng
- ...
- Tuy nhiên, khi dự án có sự điều chỉnh (Thay đổi mục tiêu dự án, sáp nhập dự án, chia, tách dự án…=>Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy CNĐKĐT => Điều 41 LĐT 2020 (LĐT come back !!!)
NĐT được lựa chọn triển khai thực hiện dự án: <Điều 29.4 NGhị định 31/2021>
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đầu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư được gửi cho cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư;
b) Nhà đầu tư trúng đấu giá, trúng thầu thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3.1.2 Đấu giá không thành, đấu thầu không lựa chọn được NĐT
B1: Thực hiện thủ tục CT CTĐT: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh/ BQL khu CN, CX, KCN, KKT ra QĐ chấp thuận CTĐT.
B2: Giao tổ chức đấu giá, đấu thầu: cơ quan CT CTĐT giao CQNN có thẩm quyền tổ chức đấu giá QSDĐ theo pháp luật về đất đai để lựa chọn NĐT thực hiện dự án/ tổ chức đấu thầu lựa chọn NĐT thực hiện dự án theo pháp luật về đấu thầu.
B3: Thủ tục chấp thuận NĐT (mới)
B4: Nộp Văn bản đề nghị cấp Giấy CNĐKĐT: NĐT được chấp thuận ở B3 nộp văn bản đề nghị cấp Giấy CNĐKĐT cho CQĐKĐT để được cấp Giấy CNĐKĐT trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày CQĐKĐT nhận được văn bản đề nghị.
B5: Thực hiện thủ tục về đất đai, MT, xây dựng... theo các luật chuyên ngành.
3.2 Dự án thuộc TH không phải đấu giá QSDĐ hoặc đấu thầu lựa chọn NĐT (Điều 29.4 LĐT và dự án khác không thuộc diện phải đấu giá, đấu thầu)
B1: Thực hiện thủ tục chấp thuận CTĐT:
- Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh/ BQL khu CN, CX, KCN, KKT ra QĐ chấp thuận CTĐT.
- Quyết định CT CTĐT (có ghi tên NĐT) đồng thời với CT NĐT.
B2: Cấp Giấy CNĐKĐT
- Căn cứ Quyết định CT CTĐT, Quyết định CT điều chỉnh CTĐT, CQĐKĐT cấp, điều chỉnh Giấy CNĐKĐT trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định CT CTĐT, Quyết định chấp thuận điều chỉnh CTĐT;
o TH này NĐT không cần phải nộp văn bản yêu cầu cấp Giấy CNĐKĐT vì tên họ đã có trên Quyết định CT CTĐT của QH, TTCT, UBND cấp tỉnh.
Mà cơ quan cấp Giấy CNĐKĐT là cấp dưới của những cơ quan nếu trên, nên buộc phải cấp Giấy theo quyết định của cấp trên. (Có 02 giai đoạn: Ra quyết định và cấp Giấy CNĐKĐT.
o Riêng đối với dự án do BQL các khu ra Quyết định CT CTĐT thì sẽ đồng thời là cơ quan cấp Giấy CNĐKĐT. (Ra quyết định và cấp Giấy CNĐKĐT cùng một lúc lun mấy ní ơi...)