Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN II, III) Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG
1.2. Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
1.2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Vĩnh Long 1.2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 4383/QĐ-BGD&ĐT-TCCBTT ngày 03/08/2004 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long (thành lập năm 1976).
Trường đặt trụ sở tại số 1B Nguyễn Trung Trực - Phường 8 – Thành phố Vĩnh long – Tỉnh Vĩnh Long.
1.2.1.2 Chức năng của Nhà trường
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chuyên viên quản lý kinh tế - tài chính có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ Cao đẳng trong lĩnh vực Kinh tế - Tài chính đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý Kinh tế - Tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Trường luôn phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh, nhằm mở rộng công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương và trong khu vực.
Sứ mạng của trường: đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn đầu ra, tổ chức nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, chuyển giao, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.1.3. Chuyên ngành được đào tạo
Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long từ khi thành lập đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người học về chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức. Ngành và chuyên ngành đào tạo ngày càng mở rộng, tăng tính đa dạng và đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình giáo dục được nhà trường rà soát điều chỉnh hàng năm, thực hiện việc điều chỉnh khối kiến thức chuyên sâu và điều chỉnh một số học phần theo mục tiêu của ngành học, đáp ứng chuẩn đầu ra, cụ thể ngành, chuyên ngành đào tạo phát triển như sau:
Năm 2005: Bậc Cao đẳng: Đào tạo 2 ngành: Kế toán, tài chính ngân hàng. Với 5 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp sản xuất; Kế toán doanh nghiệp thương mại; Kế toán hành chính sự nghiệp; Tài chính doanh nghiệp;
Tài chính nhà nước.
Bậc Trung cấp chuyên nghiệp: 3 ngành: Kế toán, Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Với 7 chuyên ngành đào tạo: Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Kế toán doanh nghiệp thương mại, Kế toán hành chính sự nghiệp, Tài chính tín dụng, Thuế, Bảo hiểm, Quản trị doanh nghiệp.
Năm 2010: Bậc Cao đẳng: Đào tạo 4 ngành, tăng 1 ngành và 8 chuyên ngành, gồm: Kế toán, tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Hệ thống thông tin quản lý với 13 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Kế toán doanh nghiệp thương mại, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán xây dựng cơ bản, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính nhà nước, Ngân hàng, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị du lịch, Quản trị nguồn nhân lực, Marketing, Tin học kinh tế, Tin học quản lý.
Bậc Trung cấp chuyên nghiệp: Tăng 02 chuyên ngành đào tạo, gồm: 3 ngành đào tạo: Kế toán, Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Với 9 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Kế toán doanh nghiệp thương mại, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán Hợp tác xã, Tài chính tín dụng, Thuế, Bảo hiểm, Quản trị doanh nghiệp, Marketing.
1.2.1.3. Hoạt động hợp tác và liên kết đào tạo Hoạt động hợp tác quốc tế
Từ năm 2005, trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Tài chính Vân Nam (Trung Quốc), đã thực hiện trao đổi các đoàn thăm quan và gửi 2 giảng viên học sau đại học tại Trung Quốc. Hiện nay, nhà trường đã xây dựng phương hướng hợp tác quốc tế giai đoạn 2010-2015 để triển khai thực hiện
Hoạt động liên kết đào tạo
Nhà trường thường xuyên liên kết với các trường đại học (ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngân hàng, ĐH Bình Dương) hàng năm mở các lớp đại học vừa làm vừa học tại Vĩnh Long; liên kết với các Trường, Trung tâm tại các tỉnh (Cà Mau, Trà Vinh) mở các lớp Trung cấp.
Ngoài ra, trường còn liên kết mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức như: Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, Tin học cho cán bộ ngành thuế, Kế toán trưởng. Hoạt động liên kết đào tạo của trường đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập xã hội.
1.2.2. Tình hình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Vĩnh Long
1.2.2.1. Những kết quả đạt được của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Vĩnh Long
Trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin nói riêng đã được vận dụng từ lâu. Vì đây là các phương pháp dạy học tích cực luôn được giảng viên Nhà trường quan tâm, tuy nhiên trong thực tế khi lên lớp giảng dạy giảng viên vẫn chưa khai thác tốt các phương pháp này dẫn tới kết quả đạt được chưa cao, giáo viên còn lúng túng chưa dẫn dắc được sinh viên tham gia vào môi trường học tập tích cực, sinh viên vẫn còn thụ động dẫn tới buổi học còn khô khan, nhàm chán sinh viên không tập trung vào bài học một cách tự nguyện.
Như vậy để đánh giá một cách khách quan và khoa học trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trên vào trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin (phần II, III) ở Trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, chúng tôi đã tiến hành thiết lập hệ thống phiếu điều tra, thăm dò nhằm đạt được những mục tiêu như sau.
Mục tiêu một, Tìm hiểu mức độ vận dụng vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau của giảng viên vào giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
Mục tiêu hai, Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực trên trong quá trình học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
Mục tiêu ba, Phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên về ba phương pháp dạy học tích cực vận dụng và giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
Mục tiêu bốn, Phiếu điều tra giảng viên dạy các môn lý luận chính trị về mục đính của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy.
Nhằm đạt được được những mục tiêu đặt ra và đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình vận dụng ba phương pháp dạy học tích cực trên trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, chúng tôi tiến hành sử dụng hệ thống phiếu điều tra, thăm dò ý kiến của sinh viên năm thứ nhất khóa 7 Cao đẳng hệ chính quy. Đối với giảng viên chúng tôi tiến hành điều tra 6 giảng viên Bộ môn lý luận chính trị của Nhà trường.
Khảo sát sinh viên.
Chúng tôi tiến hành phát 200 lượt phiếu điều tra sinh viên, số phiếu phát ra 200 phiếu, số phiếu thu về 200, số phiếu hợp lệ 200, số phiếu không hợp lệ 00 phiếu. Kết quả đạt được như sau.
Bảng 1.2.3. Tìm hiểu mức độ vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau của giảng viên giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
S TT
Các phương pháp dạy học
Mức độ vận dụng (%) của giáo viên Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Ít khi
1 Vấn đáp 42 21,00% 118 59,00% 40 20,00%
2 Nêu vấn đề 56 28,00% 93 46,50% 51 25,50%
3 Thảo luận nhóm 67 33,50% 122 61,00% 11 5,50%
4 Thuyết trình 167 83,50% 33 16,50% 0 0,00%
5 Tự học, tự nghiên cứu 12 6,00% 67 33,50% 121 60,50%
6 Các phương pháp khác 60 30,00% 70 33,50% 70 35,00%
Quan sát vào bảng trên chúng ta nhận thấy rằng, đa số giảng viên có thói quen thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình vào trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) chiếm tới (83,50%), phương pháp thảo luận nhóm chỉ chiếm có (33,50%), phương pháp khác (30,00%), phương pháp nêu vấn đề chỉ chiếm có (28,00%), phương pháp vấn đáp chỉ chiếm có (21,00%) và phương pháp tự học, tự nghiên cứu chỉ chiếm (6,00%).
Qua đây chúng ta nhận thấy rằng phần lớn giảng viên Bộ môn lý luận chính trị vẫn còn thói quen vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống làm chủ đạo, bởi lẽ mức độ thỉnh thoảng vận dụng các phương dạy học tích cực như vấn đáp (59,00%), phương pháp nêu vấn đề (46,50%), thảo luận nhóm (61,50%), điều này cho thấy mức độ giảng viên không vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long chiếm tỷ lệ còn khá cao. Điều đáng lưu tâm là số lượng sinh viên được hỏi khẳng định rằng giảng viên không bao giờ sử dụng các phương pháp giảng dạy khác, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, điều này cho thấy tỷ lệ như sau; phương pháp ván đáp (20,00%), phương pháp nêu vấn đề (25,50%), phương pháp thảo luận nhóm (5,50%), phương pháp tự học, tự nghiên cứu (60,50%), phương pháp khác (35,00%).
Qua kết quả điều tra, thăm dò cho thấy giảng viên Bộ môn lý luận chính trị có nhiều cố gắng , tích cực trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt mục tiêu tạo ra hiệu quả cao về chất lượng giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học này của giảng viên còn khá là sơ sài, vì vậy giảng viên phần lớn sử dụng phương pháp thuyết
trình là chủ đạo, dẫn đến người dạy thì tích cực mà người học thì chưa tích cực, thụ động trong lĩnh hội tri thức, dẫn tới kết quả của môn học chưa cao.
Vì vậy, các phương pháp dạy học tích cực như; phương pháp phát vấn, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm được xem là những phương pháp có khả năng tạo ra được động lực để thúc đẩy người học năng động sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Hơn nữa mỗi một phương pháp có những tác động khác nhau đến người học, như phương pháp thảo luận nhóm giúp sinh viên tự tin trước đám đông để trình bày, tranh luận vấn đề, phương pháp nêu vấn đề đòi hỏi sinh viên rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy và phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại giúp sinh viên cũng cố, đào sâu, mở rộng, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đính kiểm tra đánh giá.
Bảng 1.2.4. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực trong học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
STT Đánh giá về tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực
Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Rất cần thiết 163 81,50%
2 Cần thiết 30 15,00%
3 Ít cần thiết 7 3,50%
4 Không cần thiết 0 0,0%
Tổng số phiếu 200 100%
Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long có nhận thức được tầm quan trọng của ba phương pháp dạy học tích cực nêu trên, số phiếu các em cho rằng cả ba phương pháp này rất cần thiết trong quá trình giang dạy và học tập chiếm tới (81,50%), còn mức độ cần thiết của ba phương pháp này sinh viên đánh giá chiếm (15,00%), và một số sinh viên cho rằng ba phương pháp trên ít cần thiết (5,00 %). Như vậy (96,50%) sinh viên nhận thức được rằng ba phương pháp dạy học tích cực
trên có ảnh hưởng rất lớn tới phương pháp tiếp cận tri thức và kết quả học tập của các em ở môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần II, III).
Ba phương pháp dạy học tích cực trên giúp cho sinh viên năng động, sáng tạo hơn, rèn luyện cho các em có những kỹ năng cơ bản như tự tin hơn trong trình bày diễn đạt vấn đề tri thức khoa học, có tư duy độc lập, phản xạ nhanh trong mỗi tình huống., không thụ động trong tiếp thu kiến thức từ đó giúp các em hiểu bài học nhanh hơn và tốt hơn.
Để nắm bắt được tâm tư nguyên vọng của sinh viên về những phương pháp mà giáo viên vận dụng giảng dạy vào môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần II, III), chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra, thăm dò cho 200 sinh viên năm thứ nhất khối Cao đẳng chính quy, số phiếu phát ra 200 phiếu, số phiếu thu về 200 phiếu, số phiếu hợp lệ 200 phiếu, số phiếu không hợp lệ 00 phiếu, thu được kết qua như sau;
Câu 1: 137 phiếu rất thích, 33 phiếu thích vừ phải, 24 phiếu bình thường, 6 phiếu không thích.
Câu 2: 139 phiếu rất hiểu bài, 41 phiếu hiểu bài, 16 phiếu chưa hiểu lắm, 4 phiếu không hiểu.
Câu 3: Về thái độ học tập trong lớp 147 phiếu hăng say học tập và phát biểu, 29 phiếu cho rằng có hứng thú, 20 phiếu cho rằng học bình thường, 4 phiếu cho rằng không quan tâm đến bài học..
Câu 4: 168 phiếu cho rằng rất thích giáo viên sử dụng ba phương pháp dạy học trên, 21 phiếu thích vừa phải, 11 phiếu thích bình thường.
Câu 5: 173 phiếu thích làm việc nhóm từ 7-10 sinh viên, 27 phiếu thích làm việc nhóm từ 5-7 sinh viên.
Câu 6: Phương pháp đàm thoại 135 phiếu cho rằng giúp sinh viên tự tin trước lớp, 20 phiếu cho rằng giúp cho sinh viên mạnh dạn hơn, 15 phiếu
cho rằng giúp sinh viên giao tiếp tốt, 15 phiếu cho rằng phương pháp này giúp cho sinh viên tư duy nhanh hơn.
Câu: 7: Phương pháp nêu vấn đề có 142 phiếu cho rằng giúp sinh viên xác định được tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề, 45 phiếu cho rằng giúp sinh viên xử lý được tình huống, 13 phiếu cho rằng phương pháp này giúp sinh viên huy động được tri thức.
Câu 8: 167 phiếu sinh viên cho rằng giảng viên luôn dạy như thế, 18 phiếu cho rằng giảng kỹ hơn, 15 phiếu cho rằng đưa nhiều ví vụ thực tiễn hơn.
Câu 9: Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong học tập khi giáo viên vận dụng các phương pháp trên vào môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long.
Thuận lợi: Cả ba phương pháp dạy học tích cực trên đều có điểm chung là phát huy được tính tích cực của người học, chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, giúp cho sinh viên đạt được hiệu quả cao trong học tập.
Khó khăn:
- Đối với phương pháp nêu vấn đề, sinh viên không xác định được tình huống có vấn đề.
- Đối với phương pháp đàm thoại, sinh viên gặp khó khăn trong diễn đạt, trình bày vấn đề, tổng hợp kiến thức.
- Đối với phương pháp thảo luận nhóm, sinh viên gặp khó khăn không có kỹ năng hợp tác trong thảo luận nhóm, thiếu kỹ năng diễn đạt ý tưởng trước đám đông,
Bảng 1.2.5. Đánh giá của giảng viên về mục đích của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào môn học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
ST T
Đánh giá về mục đích vủa việc vận dụng
các phương pháp dạy học tích cực Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập 6/6 100%
2 Giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới 5/6 83,33%
3 Giúp sinh viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo 4/6 66,67%
4 Giúp sinh viên khái quát và hệ thống hóa kiến thức 4/6 66,67%
5 Biết liên hệ giữa kiến thức lý luận và thực tiễn 3/6 50,00%
Kết quả đánh giá của các giảng viên Bộ môn lý luận chính trị cho thấy, mục đích của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào môn học Những nguyên lý cơn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) trong quá trình giảng dạy thì về cơ bản đa số các giảng viên điều quan tâm đến việc giúp cho sinh viên chủ động hơn trong học tập chiếm tỷ lệ tới 100%; Giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới chiếm tỷ lệ 83,33%. Còn các mục đích khác như: Giúp sinh viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo chiếm tỷ lệ 66,67%, Giúp sinh viên khái quát và hệ thống hóa kiến thức chiếm tỷ lệ 66,67%, Biết liên hệ giữa kiến thức lý luận và thực tiễn chiếm tỷ lệ 50%.
1.2.2.2. Những hạn chế trong vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Vĩnh Long
Trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long chúng tôi nhận thấy rằng các phương pháp dạy học tích cực trên còn có những hạn chế như sau:
Những hạn chế về phía sinh viên.
Sinh viên chưa có phương pháp học tập, chưa chủ động nghiên cứu trong quá trình lĩnh hội tri thức, còn tâm thế chờ đợi giảng viên cung cấp thông tin, phần đông các em vẫn còn quen với phương pháp học tập theo cách dạy học truyền thống như thầy đọc trò chép một chiều, ít có sự phản hồi đến