Chương 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN II) Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Vĩnh Long
3.2.1. Giải pháp đối với giảng viên
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Vĩnh Long trong điều kiện hiện nay, trong quá trình giảng dạy thì giảng viên phải tuân thủ qui trình dạy học đó là:
Xác định mục tiêu, nội dung của bài giảng, phương tiện, tổ chức quá trình lên lớp giảng dạy. Ví dụ như khi giảng dạy chương IV Học thuyết giá trị thì mục tiêu mà sinh viên cần đạt được là sinh viên hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Thì nội dung bài giảng phải được thể hiện rõ những nội dung cần truyền đạt cho sinh viên. Chất lượng của giờ giảng phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố nói trên, đòi hỏi giảng viên phải kết hợp một cách nhịp nhàng và phối kết hợp với hoạt động của sinh viên và các phương tiện, đồ dung dạy học để phát huy được hiệu quả của việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học bám sát với chuẩn kiến thức của giáo trình, giảng viên phải làm nổi bật được nội dung kiến thức trọng tâm của từng chương, từng phần và hướng cho sinh viên liên hệ thực tế vào cuộc sống và biết vận dụng mang tính giáo dục cao. Ví dụ như giảng phần
Tiền tệ giảng viên hướng cho sinh viên hiểu được khái niệm tiền tệ, hiểu được lịch sử phát triển các hình thái giá trị, bản chất của tiền tệ và các chức năng của tiền tệ, để so sánh phân biệt được giữa tiền thông thường và tiền chuyển thành tư bản như thế nào. Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc thù của môn học. Bởi vì môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần II, III) mang tính trừu tượng hóa cao để sinh viên tiếp thu bài hiệu quả giảng viên phải biết khai thác ba PPDH tích cực trên một cách hài hòa với nhau để khơi dậy tính năng động, sáng tạo của sinh viên đó là tạo điều kiện cơ hội để các em chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng cách vận dụng các phương pháp như nêu vấn đề để hướng cho sinh viên nghiên cứu giải quyết vấn đề, đàm thoại phát vấn qua lại giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, Thảo luận nhóm để các em có môi trường cọ sát thể hiện được khả năng của mình.
Qúa trình lên lớp đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị tốt giáo án (kế hoạch giảng dạy) và tạo môi trường học tập thân thiện cởi mở giữa giảng viên và sinh viên. Yêu cầu bài giảng phải có hệ thống câu hỏi rõ ràng, mạch lạc khoa học quan tâm đến họat động của sinh viên. Để đạt được những kỹ năng trên thì giảng viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình với cuộc cuộc đổi mới giáo dục. Giảng viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của sinh viên theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của sinh viên trong hoạt động nhận thức.
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng là người giảng viên. Bởi vì không phải mọi tri thức đều có thể do sinh viên tự chiếm lĩnh bằng hoạt động tích cực dù có đủ phương tiện học tập. Cũng không phải tất sinh viên đều sẵn sàng chủ động tham gia
các hoạt động học tập tích cực. Để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần II, III) ở Trường Cao Đẳng kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, đội ngũ giảng viên cần phải đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:
Giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) phải đạt trình độ chuẩn theo quy định, phải được đào tạo đúng chuyên ngành. Đó là cử nhân Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) phải nắm vững lý luận dạy học, ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học tích cực. Đó là thể hiện kĩ năng của người giảng viên trong giảng dạy, là điều kiện quyết định cho thành công của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III)
Giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) phải từng bước tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại để sử dụng trong dạy học. Như máy tính, máy chiếu projector để thiết kế bài giảng PowerPont, video Clip. Giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung các kiến thức mới cũng như kinh nghiệm giảng dạy. Phải luôn nắm bắt, cập nhật các thông tin của đời sống xã hội, các vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Tùy theo nội dung, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và các điều kiện khác mà giáo viên có thể tự thể hiện sức sáng tạo của mình từ khâu thiết kế giáo án (kế hoạch giảng dạy) cho đến lúc thực hiện giảng dạy trên lớp, nhằm mục đích cuối cùng là làm cho sinh viên lĩnh hội kiến thức hiểu biết và ứng dụng một cách vững vàng với thái độ tích cực, say mê nghiên cứu. Ngoài ra việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên học môn
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) có vai trò rất quan trọng.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học tất yếu bao hàm trong đó cả đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Thông qua kiểm tra đánh giá, giảng viên tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình. Hơn thế, việc kiểm tra đánh giá thực hiện khoa học, chính xác sẽ tác động tích cực đối với sinh viên trong xây dựng, lựa chọn phương pháp học tập môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III). Để hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực hiện khách quan, khoa học, cần đảm bảo các yêu cầu như:
Trong hoạt động kiểm tra đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) giảng viên phải thực hiện một cách thống nhất, theo quy định; tránh tình trạng kiểm tra không đủ số bài quy định, kiểm tra một lần rồi đánh giá toàn bộ quá trình học tập của sinh viên. Đồng thời, cần tránh tình trạng kiểm tra tuỳ tiện, không bám sát nội dung chương trình và thời gian biểu.
Cần xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) để phục vụ kiểm tra cho từng phần kiến thức cụ thể và phù hợp với đối tượng sinh viên. Các câu hỏi cần hướng tới mục tiêu phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống và bồi dưỡng tình cảm, niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
Để hoạt động kiểm tra đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) đảm bảo tính khách quan, khoa học, biện pháp và hình thức kiểm tra đánh giá phải bám sát mục tiêu của từng chương. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ chú ý yêu cầu về kiến thức mà cần gắn với các yêu cầu về kỹ năng, thái độ, tình cảm của sinh viên. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá là đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với tất cả mọi sinh viên;
không chỉ dừng lại ở tái hiện tri thức mà cần chú trọng kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Nội dung liểm tra phải đảm bảo tính toàn diện về các mặt từ kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, v.v..
Như vậy, trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, ngoài các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, cần coi trọng các tiêu chí như:
tính độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ; năng lực trình bày và giải quyết vấn đề;
rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu; khả năng trao đổi, tranh luận, thu thập thông tin qua các tài liệu, các phương tiện thông tin và trong thực tiễn cuộc sống.
3.2.2. Giải pháp đối với sinh viên
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III), bên cạnh sự nỗ lực của mỗi giảng viên trong quá trình giảng dạy thì sự chuẩn bị, thái độ tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy và học để đảm bảo cho thành công của một buổi giảng trên lớp. Trong giảng dạy, sinh viên là chủ thể của quá trình nhận thức, dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của giảng viên, sinh viên là người thực hiện các hoạt động do giảng viên thiết kế và hướng dẫn để từng bước tiếp nhận các tri thức, có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các phương pháp dạy học mới. Sinh viên cần phải đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:
- Xác định động cơ và mục đích học tập đúng đắn
Sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn. Tâm lý chung của sinh viên là chỉ tập trung học những môn chuyên ngành, vì vậy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) và một số môn học khác được xem là môn phụ. Tuy nhiên, để đạt kết quả học tập cao mỗi sinh viên phải xây dựng cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Để giúp sinh viên làm được điều đó giảng viên phải hướng dẫn cho sinh viên những
phương pháp và kỹ năng để khám phá tìm tòi cho mình phương pháp tự học, tự nghiên cứu để đạt được hiệu quả, bằng việc tạo ra môi trường học hấp dẫn lôi cuốn các em vào những hoạt động của giảng viên yêu câu trên lớp để các em phát huy tính tự giác tích cực của bản thân mình trong quá trình lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, sinh viên phải xây dựng cho mình một thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Khi đã có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, sinh viên sẽ yêu thích môn học, tham gia tích cực vào quá trình học tập và tìm được phương pháp học tập phù hợp để đạt được kết quả cao. Động cơ học tập đúng đắn còn giúp sinh viên vượt qua khó khăn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ học tập, luôn tôn trọng kỷ luật có ý thức tổ chức cao trong quá trình học tập.
Sinh viên phải tự đổi mới phương pháp học tập. Khác với học sinh cấp ba, chương trình, nội dung giảng dạy của Cao đẳng, đại học đòi hỏi sinh viên không chỉ ngồi nghe giảng, về nhà học thuộc lòng các chương mà phải nắm vững các nội dung kiến thức từ trên lớp, vận dụng vào đời sống thực tiễn, tạo dựng cho mình thế giới quan, phương pháp luận khoa học để lý giải các vấn đề của đời sống xã hội. Khi học môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (phần II, III) sinh viên phải hiểu được mục đích để làm gì?
Tại sao phải học những kiến thức đó, những kiến thức về phạm trù kinh tế như hàng hóa, tiền tệ, quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, qui luật giá trị, qui luật sản xuất ra giá trị thặng dư… tất cả những điều đó cung cấp cho sinh viên khối lượng tri thứ cần thiết để các em có khả năng ứng dụng trong thực tiễn và cuộc sống của mình sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc trong các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Sẽ giúp cho các em hiểu một cách có hệ thống về các quy luật kinh tế cơ bản, phương hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta từ đó hiểu được trách nhiệm của bản thân trong quá trình học tập và việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
- Xây dựng được phương pháp học phù hợp, có kỹ năng sưu tầm và sử dụng các phương tiện học tập.
Xây dựng phương pháp học tập phù hợp, có hiệu quả. Để đạt được kết quả cao trong học tập, sinh viên phải luôn có thái độ học tập một cách, nghiêm túc, có tư tưởng cầu tiến, có mục đích học tập rõ ràng, luôn phát huy năng lực tự giác, tích cực, độc lập trong suy nghĩ. Phải thay đổi phương pháp học, thói quen học tập thụ động, sang phương pháp học tập tích cực, chủ động, tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm các thông tin qua internet, các tài liệu tham khảo…nhằm chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập.
Để đạt được những điều đó sinh viên cần tích cực, chủ động trong học tập, tự giác tham gia các hoạt động trên lớp do giảng viên tổ chức hướng dẫn, đồng thời không ngừng tự học để bổ sung các kiến thức cho bản thân như tham gia vào các câu lạc bộ như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ ca múa nhạc, câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ thư pháp, câu lạc bộ thể dục thể thao của Nhà trường nhằm giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức, tri thức, thẩm mĩ mang tính toàn diện, để sinh viên tự rèn luyện cho mình các kỹ năng mềm đó một cách có hệ thống.
3.2.3. Giải pháp đối với Nhà trường
- Vai trò quản lý của nhà trường trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long.
Để vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Tài Chính Vĩnh Long, cần có đủ các điều kiện giảng dạy như: đội ngũ giảng viên, sinh viên, phương tiện thiết bị dạy học, các tài liệu tham khảo và sự động viên, khuyến khích của Ban Giám hiệu nhà trường. Cần có sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu trong việc đáp ứng các điều kiện giảng dạy, không bố trí những giảng viên chưa được đào tạo đúng chuyên
ngành vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, không xem nhẹ vai trò, vị trí của môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III).
Nhà trường tăng cường tổ chức những buổi hội thảo về đổi mới PPDH, hoặc tổ chức những cuộc thi như “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực”
vào giảng dạy tạo điều kiện để các giảng viên có cơ hội học tập cọ sát lẫn nhau, nâng cao năng lực giảng dạy. Chính các cuộc hội thảo, cuộc thi này sẽ giúp cho giảng viên nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) nói riêng và những môn khoa học khác nói chung ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Tài Chính Vĩnh Long, bồi dưỡng cho giảng viên những PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên.
Động viên, khuyến khích để giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III) thực hiện đúng quy trình vận dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy. Bố trí thời khóa biểu đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những quy định trong thực hiện chuyên môn. Tạo điều kiện mua sắm các loại phương tiện để giảng dạy như tài liệu sách tham khảo. Như: Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Triết học.
Đầu tư phát triển thư viện, học liệu để phục vụ cho sinh viên nghiên cứu học tập, trang bị đầy đủ các đầu sách, nguồn sách hỗ trợ rất lớn cho sinh viên học tập, đặc biệt từng bước thư viện hóa điện tử, cũng như bố trí khu vực cho sinh viên tự học.
Bên cạnh đó, cần tạo mọi điều kiện để tất cả giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II) được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong dịp hè hàng năm và các chuyên đề trong năm học. Bên cạnh đó, Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện cho giảng viên thâm nhập thực tế,