Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin (phần ii, iii ) ở trường cao đẳng kinh tế tài chính vĩnh long (Trang 91 - 105)

Chương 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN II) Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

3.1. Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

3.1.1. Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

* Thiết kế một giáo án (kế hoạch giảng dạy)

Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó. Như vậy thiết kế một bài giảng là việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian... mà người giảng viên tổ chức cho sinh viên chủ động thực hiện việc chiếm lĩnh kiến thức.

Hoạt động thiết kế giờ dạy học đối với giảng viên thường được thể hiện qua việc thiết kế giáo án (kế hoạch giảng dạy). Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.

Căn cứ vào giáo án (kế hoạch giảng dạy), có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của giảng viên vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối

tượng sinh viên. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị giáo án (kế hoạch giảng dạy) cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.

Từ thực tế giảng dạy trên, có thể tổng kết thành quy trình thiết kế chuẩn bị một giáo án (kế hoạch giảng dạy) với các bước thiết kế một giáo án (kế hoạch giảng dạy) và khung cấu trúc của một giáo án (kế hoạch giảng dạy) cụ thể như sau:

* Các bước thiết kế một giáo án (kế hoạch giảng dạy)

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án (kế hoạch giảng dạy). Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp giảng viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm đó là dẫn dắt sinh viên tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho sinh viên những bài học gì.

Bước 2: Nghiên cứu giáo trình, và các tài liệu liên quan. Để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở sinh viên; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong giáo trình còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các giảng viên lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong giáo trình để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi giảng viên không chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho sinh viên.

Giảng viên nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà

chuyên môn và giảng viên tin cậy. Việc đọc giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án (kế hoạch giảng dạy) có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.

Thực ra khâu khó nhất trong đọc giáo trình và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của sinh viên và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, giảng viên sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của giáo trình, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp sinh viên nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của sinh viên, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đã có và cần có;

dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giảng viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu sinh viên để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án (kế hoạch giảng dạy) cho giờ học mới, giảng viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của sinh viên. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án (kế hoạch giảng dạy) phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của sinh viên, được xuất phát từ: những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đã có một cách chắc chắn, vững bền; những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên chưa

có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, giảng viên đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của sinh viên với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi giảng viên nên dành thời gian để xem qua bài soạn của sinh viên trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kỹ năng đã có của sinh viên.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH), phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp sinh viên học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giảng viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho sinh viên. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các giảng viên vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng sinh viên. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng sinh viên trong giờ học.

Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người giảng viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Trong thực tế, có nhiều giảng viên thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài

học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của sinh viên, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh gía thích hợp nhằm giúp sinh viên học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Cách làm như vậy không thể giúp giảng viên có được một giáo án tốt và có những điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt.

Về nguyên tắc, cần phải thực hiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể.

* Cấu trúc của một giáo án (kế hoạch giảng dạy) được thể hiện ở các nội dung sau:

Mục tiêu bài học là gì; Nêu rõ yêu cầu sinh viên cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

Chuẩn bị về phương tiện dạy học: giảng viên chuẩn bị các thiết bị dạy học như hình ảnh, mô hình hóa, các phương tiện dạy học máy chiếu, Tivi, đầu video, máy tính, máy projector... và tài liệu dạy học cần thiết. Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài học làm việc nhóm, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết.

Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể, với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách tiến hành hoạt động, thời lượng để thực hiện hoạt động. Kết luận của giảng viên về: những kiến thức, kỷ năng, thái độ sinh viên cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỷ năng, thái độ đã học để giải quyết; những vấn đề thường gặp, những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp.

Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc sinh viên cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

3.1.2. Thực hiện theo quy trình giảng dạy trên lớp

Quy trình giảng dạy trên lớp diễn ra qua từng giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Các giai đoạn diễn ra một cách liên tục, liên tiếp nhau một cách logíc. Mỗi một bước hay một hoạt động như vậy đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong việc tiến gần đến mục tiêu của bài học.

Trên thực tế giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long cho thấy, có nhiều giảng viên trong quá trình giảng dạy trên lớp đã bỏ qua một số giai đoạn của tiến trình dạy học như không kiểm tra kiến thức cũ của sinh viên, hoặc không dẫn dắt sinh viên vào phần học mới. Đây chính là hạn chế của giảng viên về mặt nghiệp vụ sư phạm. Điều đó có nghĩa là khi lên lớp đòi hỏi người giảng viên phải thực hiện theo đúng quy trình dạy học bao gồm các bước như sau:

Kiểm tra nội dung kiến thức cũ:

Đây là một hoạt động không thể thiếu trong giảng dạy trên lớp. Mục đích của giảng viên là nhằm đánh gía kết quả nhận thức của sinh viên ở các buổi học trước, ở bài học trước. Để giảng viên xác định sinh viên hiểu bài hay không, mức độ hiểu bài đến đâu và trên cơ sảo đó để giảng viên có sự điều chỉnh thay đổi, bổ sung các phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, giúp cho sinh viên hiểu bài học một cách tốt nhất.

Kiểm tra kiến cũ trước khi tiến hành bài học mới là một hoạt động được giảng viên tiến hành trong mỗi buổi lên lớp chiếm khoảng thời gian từ 4 - 6 phút đầu của tiết học. Kiểm tra kiến thức cũ của sinh viên được tiến hành bằng những hình thức khác nhau tùy vào từng giảng viên lựa chọn. Ví dụ như:

kiểm tra bằng việc giảng viên nêu vấn đề và phát vấn mời bất kỳ sinh viên trả lời trực tiếp, bằng câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai.

Giới thiệu nội dung kiến thức mới:

Là hình thức giảng viên dẫn dắt sinh viên vào nội dung bài học mới nhằm thu hút sự chú ý của sinh viên, đồng thời kích thích hứng thú của sinh

viên khám phá tri thức mới. Giảng viên giới thiệu bài mới thông qua những hình thức sau: cho sinh viên xem một đoạn video, nghe một bài hát, nghe một câu chuyện do giảng viên kể có hàm ý liên quan đến nội dung bài học mới để sinh viên suy nghĩ và giảng viên dẫn dắt sinh viên tiếp cận vấn đề mới một cách nhẹ nhàng nhất không gây áp lực.

Giảng dạy nội dung kiến thức mới:

Là hoạt động quan trọng nhất của quy trình dạy học. Giảng dạy nội dung mới là hoạt động sư phạm của giảng viên phải vận dụng các phương pháp, kỹ năng, nghiệm vụ sự phạm, phương tiện dạy học một cách thuần thục để truyền đạt nội dung tri thức một cách tốt nhất đến sinh viên. Bằng tâm huyết, sự nghiêm túc của mình giảng viên phải nắm vững giáo án (kế hoạch giảng dạy) để vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào nội dung bài giảng để truyền đạt tri thức cho sinh viên, cũng như đạt được mục tiêu của bài học.

Tiến hành giảng dạy nội dung kiến thức mới đòi hỏi giảng viên phải tuân thủ quy trình theo từng bước, từng hoạt động, từng phương pháp đã được giảng viên thiết kế trong giáo án (kế hoạch giảng dạy) ban đầu. Tránh tình trạng ngẫu hứng tùy tiện không tuân thủ quy trình giảng dạy trên lớp, trong quá trình giảng dạy kiến thức mới cho sinh viên thì vai trò của người giảng viên rất quan trong, là người chủ động tổ chức, định hướng, gợi mở các vấn đề để sinh viên chủ động nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học.

Hệ thống, ôn tập lại nội dung kiến thức trọng tâm: Việc hệ thống, cũng cố lại nội dung quan trong của bài học nhằm giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản của vấn đề mà giảng viên muốn sinh viên đạt được trong buổi học, bằng các hệ thống lại những nội dung trọng tâm một cách logic, khái quát nhất giúp sinh viên nắm vững.

Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu ở nhà để chuẩn bị buổi học tiếp theo: Đây là cung đoạn cuối cùng của quy trình giảng dạy trên lớp để kết thúc

buổi học trên lớp và chuẩn bị cho buổi sau, giảng viên sẽ đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ để sinh viên về nhà tự nghiên cứu trước, chuẩn bị trước. Giảng viên giao nhiệm vụ cho cả lớp, cho từng nhóm nhỏ để chuẩn bị, mục tiêu là rèn luyện cho sinh viên có được phương pháp tự học, tự nghiên cứu tạo tính độc lập, tính tự giác cho sinh viên trong quá trình học tập môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần II, III).

3.1.3. Thực hiện giảng dạy trên lớp

Hoạt động có tính đặc trưng và phổ biến nhất trong môi trường giáo dục ở các giảng đường đó chính là việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập nghiên cứu của sinh viên là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau không thể thiếu được một trong hai, bởi lẽ thiếu một trong hai hoạt động trên thì không phải là hoạt động giáo dục. Vì vậy thực hiện công việc giảng dạy trên lớp của giảng viên đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục, nó tác động trực tiếp đến chất lượng và kết quả học tập của sinh viên.

Giảng viên căn cứ vào đối tượng để thiết kế kế hạch giảng dạy và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một các hợp lý, phù hợp với đối tượng học để phát huy vai trò tích cực chủ động của người học, tạo ra môi trường học tập tương tác thân thiện giúp sinh viên tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, hình thành lối tư duy khoa học cho sinh viên.

Vì vậy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (phần II, III) ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long được quy định thời gian một tiết là 45 phút theo thiết kế chủa giáo án (kế hoạch giảng dạy) ban đầu. Qúa trình giảng dạy trên lớp diễn ra hai hoạt động song song đó là hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên, trong đó hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng vai trò kính thích, gợi mở tạo môi trường học tích cực để

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin (phần ii, iii ) ở trường cao đẳng kinh tế tài chính vĩnh long (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w