CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
2.2. Quy trình hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ trong các hoạt động cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính, trong đó, hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng trung gian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Vì thế quy trình cho vay đóng vai trò rất quan trọng để có được hiệu quả tốt nhất của hoạt động cho vay. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cho vay. Nó miêu tả về trình tự các bước đi cụ thể trong một quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Có thể khái quát các bước chính trong quy trình cho vay của các Ngân hàng như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình cho vay của các ngân hàng
Nguồn UB Academy Dưới đây là quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Chi nhánh Đông Đô.
Bước 1:Tiếp xúc với khách hàng, thu thập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng. Đây là một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của NH.
-Tiếp xúc với khách hàng:
Tất cả các KH ( cá nhân, công ty, doanh nghiệp…) khi có nhu cầu vay vốn phải đến giao dịch tại NH và được tiếp xúc trực tiếp với Trưởng phòng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng.
Khi tiếp xúc với KH cán bộ tín dụng yêu cầu KH cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến phương án vay vốn theo từng đối tượng KH.
- Hướng dẫn KH lập hồ sơ:
Sau khi CBTD tiếp xúc với KH thì CBTD của NH hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông
tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.Tùy theo quan hệ giữa KH và NH, loại hình tín dụng, quy mô tín dụng mà CBTD hướng dẫn KH lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau.
Hồ sơ xin vay bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Phương án vay vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến pháp lý như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc
KT3…
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyết định giao đất, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà.
+Tờ khai nộp thuế: chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, + Lệ phí trước bạ cho chuyển dịch tài sản.
+ Sơ đồ vị trí, hiện trạng nhà đất.
- Các giấy tờ liên quan khác( nếu cần thiết).
Bước 2: Phân tích tín dụng, lập tờ trình
a. Phân tích tín dụng: Căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và những thông tin thu thập được thực hiện phân tích và nhận xét về:
- Năng lực pháp lý của khách hàng - Các quan hệ với các TCTD khác
- Năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng - Tính pháp lý, hiệu quả của phương án, dự án vay vốn - Các biện pháp bảo đảm
- Xếp hạng tín dụng, đánh giá tác động MTXH
b.Lập tờ trình cấp tín dụng: Tờ trình CTD được lập theo mẫu quy định, phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở có đủ thông tin về khách hàng. Nội dung phải cụ thể, rõ ràng hình thức CTD, tiền, thời hạn, phân kỳ trả nợ, lãi suất.
Bước 3 : Thẩm định rủi ro và Phán quyết tín dụng (tối đa 2 ngày làm việc tại Chi nhánh và 4 ngày làm việc tại Trụ sở chính)
-Thẩm định, phân tích, đánh giá thông tin để đảm bảo tính trung thực, hợp lệ tuân thủ theo quy định
-Theo dõi, thẩm định sự tuân thủ quy định liên quan tới hoạt động CTD của nội dung đề xuất tín dụng
- Sau khi thẩm định tín dụng, chuyển hồ sơ đến ĐVPQ phê duyệt Bước 4: Tái thẩm định tín dụng
-Các khoản cấp tín dụng nằm ở trong thẩm quyền của Hội đồng quản trị, HĐQT Ngân hàng, CTQ khu vực sẽ được Trung tâm tín dụng thực hiện tái thẩm định
-Trong quá trình tái thẩm định sẽ kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ, bổ sung những phần còn thiếu, xác minh, đối chiếu và đánh giá lại khách hàng.
- Sau khi thực hiện tái thẩm định theo quy định thì sẽ làm báo cáo tái thẩm định theo biểu mẫu quy định
Bước 5: Phê duyệt cấp tín dụng
Các cấp thực hiện phê duyệt CTD theo quy định hiện hành. Khi có những CTD vượt quá thẩm quyền phán quyết của các ĐVPQ , thực hiện:
-BTD cấp 3: +Trưởng PGD.TC xem xét và chuyển tờ trình về CN để ĐVPQ của chi nhánh phê duyệt
+ Trưởng BTD cấp 1 quyết định mức phán quyết cụ thể
-BTD cấp 2: BTD cấp 2 xem xét, có ý kiến thông qua BBPQTD và trình CTQ Khu vực phê duyệt
-BTD cấp 1: BTD cấp 1 xem xét thông qua BBPQCTD và trình CTQ khu vực Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi hội đồng tín dụng hoặc ban tín dụng quyết định cho vay, thì CBTD cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:
- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện việc chứng nhận hợp đồng theo đúng quy chế thế chấp, cầm cố tài sản ( 4 bản).
- Thu bản gốc và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp có công chứng.
- Hoàn tất thủ tục cầm cố và nhận tài sản cầm cố.
- Hướng dẫn KH ký tên lên các giấy tờ có liên quan.
- Lập hợp đồng tín dụng và khế ước vay (3 bản).
- Trình hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng xem lại trước khi giải ngân.
Bước 7:.Giải ngân
- Kiểm tra hồ sơ giải ngân đầy đủ chữ ký của CTQ
- Kiểm tra, đối chiếu tính phù hợp của Phiếu chuyển khoản, Uỷ nhiệm chi/ Giấy rút tiền mặt với thông tin trên giấy nhận nợ
- Trong quá trình giải ngân, ưu tiên thực hiện theo thứ tự về TSBĐ cho hạn mức tín dụng từ loại tài sản có tính thanh khoản cao đến thấp
-Ưu tiên giải ngân bằng chuyển khoản thanh toán trực tiếp cho các bên thụ hưởng và kiểm tra khối lượng thực hiện thương vụ hay dự án đầu tư của khách hàng trước mỗi lần giải
Bước 8:Quản lý và thu hồi các khoản cấp tín dụng
Trước khi đến hạn thu nợ CBTD cần làm việc với KH:nhắc nhở KH trả nợ vay và vốn gốc đúng hạn. Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu thu lãi và thu lãi cộng với vốn gốc ( tuỳ theo phương thức trả nợ vay).
Nếu KH trả bớt vốn thì nợ phát sinh cho những ngày tháng tiếp sau sẽ được tính trên số vốn vay còn lại.
Trường hợp đơn vò, KH gặp khó khăn và xin gia hạn nợ thì CBTD tìm hiểu nguyên nhân, căn cứ vào tình hình luân chuyển vốn của KH và thể lệ tín dụng lập tờ trình để Giám Đốc xét duyệt và gia hạn nợ cho KH.
Bước 9: Tất toán hồ sơ cấp tín dụng
-Tính toán vốn, lãi, lãi phạt, phí (nếu có) phải thanh toán của khách hàng đảm bảo thu hồi đầy đủ,các nghĩa vụ khách hàng phải làm
- Kiểm tra việc thay đổi lãi suất trước khi làm thủ tục giải chấp và thanh lí hợp đồng vay
-Giải chấp TSBĐ/Giải tỏa tài khoản.
Bước 10: Lưu hồ sơ tín dụng
-HSTD được thu thập, cập nhật và lưu thường xuyên trong quá trình CTD
-ĐVCTD có trách nhiệm phải kiểm soát đầy đủ, tuân thủ của bộ HSTD và lưu trữ của khách hàng
-Đối với chứng từ tất toán thì sẽ lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành
Từ quy trình trên ta có thể thấy ACB rất chú trọng vào quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của mình, nó đầy đủ, chi tiết, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến với ACB, từ đó tạo nên thương hiệu Ngân hàng Bán lẻ số 1 Việt Nam.