Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 28 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

2.3. Thực trạng và kết quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng ACB chi nhánh Đông Đô

2.3.2 Chỉ tiêu định lượng

* Nhóm chỉ tiêu quy mô

- Chi tiêu doanh số giải ngân, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay cá nhân Bảng 2.1: Chỉ tiêu doanh số giải ngân, doanh thu số thu nợ, dư nợ cho vay cá

nhân 2020-2022

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % so với năm trước Chỉ

tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số tiền

Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Doanh

số giải ngân

55.31 - - 79.7 24.39 44.1% 100.24 20.54 25.7%

Doanh số thu nợ

37.73 - - 37.62 -0.11 -0.29% 41.39 3.77 10.02%

Dư nợ cho vay

17 - - 6.25 -10.75 -

63.23%

5.55 -0.7 -11.2%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô Giai đoạn 2020-2022:

Doanh số giải ngân của Ngân hàng ACB có sự tăng trưởng khá mạnh. Do tác động động của Covid 19 hầu hết các ngân hàng trong nước và trên thế giới đều chịu tác động, tuy nhiên có thể thấy sự phục hồi dần của nền kinh tế sau đại dịch làm cho doanh số giải ngân cũng có sự tăng trưởng khá mạnh qua các năm, tăng 44.93 tỷ từ 55.31 năm 2020 lên 100.24 tỷ năm 2022, tương đương 81.23%. Đây là sự thay đổi tích cực cho thấy hiệu quả của những chính chính sách và phương pháp mà ACB đã đề ra để nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.

Doanh số thu nợ cũng có sự biến động, có thể thấy từ năm 2020 đến năm 2021 doanh số thu nợ có xu hướng giảm nhẹ và giảm 0.11 tỷ. Tuy nhiên từ năm 2021-2022, doanh

số thu nợ lại có sự tăng trưởng mạnh trở lại và đạt 41.39 tỷ, tăng 10.02% so với năm 2021. Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế tác động đến doanh số của ngân hàng ACB.

Dư nợ cho vay giai đoạn trên cũng có xu hướng giảm mạnh. Có thể thấy năm 2020 do tác động của Covid 19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế khiến cho các doanh nghiệp chịu tổn thất nặng chính vì thế mà dư nợ cho vay của các ngân hàng khá lớn, riêng ngân hàng ACB số dư nợ cho vay năm 2020 là 17 tỷ. Tuy nhiên đến năm 2022 số dư nợ của ngân hàng đã giảm rất mạnh do sự phục hồi của nền kinh tế cũng như các chính sách hỗ trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã góp phần làm cho số sư nợ của Ngân hàng ACB giảm mạnh xuống còn 5.55 tỷ.

- Chỉ tiêu dư nợ cho vay cá nhân và tốc độ tăng trưởng

Tỷ trọng dư nợ CVCN cho thấy tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Tỷ trọng này càng cao cho thấy ngân hàng đang có xu hướng mở rộng quy mô cho vay cá nhân. Bên cạnh đó tỷ trọng này cũng thể hiện phần nào chất lượng cho vay cá nhân được quan tâm và chú trọng

Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ CVCN 2020-2022

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % so với năm trước

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

Dư nợ CVCN 332 504 801

Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh

2100 2700 3300

Tỷ trọng dư nợ CVCN

15.81% 18.67% 24.27%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô Sau đại dịch, hầu hết các các nhân và doanh nghiệp đều chịu tổn thất cho nên để có thể nhanh chóng khôi phục lại quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn vay từ ngân hàng là lựa chọn tối ưu của các nhà kinh doanh. Cụ thể giai đoạn từ 2020-2022, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng mạnh, tăng gấp 1.57 lần, từ 2100 tỷ đồng lên 3300 tỷ đồng, tương đương với 1200 tỷ đồng.

Trong đó, Tỷ trọng cho vay cá nhân của chi nhánh tăng dần qua các năm. Năm 2020 chỉ chiếm 15% so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, đến năm 2022 lên đến 24.27%, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy chi nhánh đang thực hiện tốt việc cho vay cá nhân và có xu hướng mở rộng quy mô. Cho vay cá nhân với tỷ lệ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại nhỏ, tuy nhiên với 1 quy mô lớn thì sẽ làm tăng lợi nhuận cũng như tăng mức độ an toàn vốn đầu tư của ngân hàng và đó là con đường phát triển bền vững.

- Cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay tại chi nhánh Đông Đô 2020-2022

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % so với năm trước

Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số tiền

Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Cho

vay SXKD

133 - - 207 74 55.64% 361 154 74.4%

Cho vay mua nhà

116 - - 53 19 55.88% 80 27 50.94%

Cho vay tiêu dùng

34 - - 53 19 55.88% 80 27 50.94%

Cho 49 - - 76 27 55.1% 79 3 3.95%

vay mua ô tô

Tổng 332 504 801

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô Trong những năm vừa qua ACB Chi nhánh Đông Đô tập trung vào nhóm khách hàng tốt với sản phẩm dịch vụ được cải tiến phù hợp. Năm 2020 đến 2022 ACB Đông Đô đã đạt được những tăng trưởng đáng kể cho nhóm sản phẩm chính của mình như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô.

Ta có thể thấy cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu cho vay theo mục đích vay của chi nhánh. Cụ thể năm 2021 dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh là 207 tỷ và tăng lên 74 tỷ so với năm 2017 (tăng 55.64%). Đến cuối năm 2022 cho vay sản xuất kinh doanh đạt 361 tỷ tăng rất nhiều so với năm 2018 tăng 154 tỷ (tăng 74.4%)

Không những cho vay sản xuất kinh doanh tăng trong những năm qua, mà sản phẩm cho vay mua nhà của chi nhánh cũng đạt được những kết quả tốt. Năm 2021 cho vay mua nhà đạt 168 tỷ tăng 52 tỷ (tăng 44.83%) so với năm 2017. Đến cuối năm 2022 cho vay mua nhà tiếp tục tăng so với 2018 đạt 281 tỷ tăng 113 tỷ (tăng 67.26%).

Đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay mua ô tô ở ACB Đông Đô, tỷ trọng dư nợ của các sản phẩm này so với tổng dư nợ cho vay cá nhân còn khá thấp và có biến động nhỏ qua các năm. Tuy nhiên về mặt lượng thì dư nợ của chúng vẫn có sự tăng lên qua các năm góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.

Lý do việc cho vay của Ngân hàng có sự tăng đáng kể này cũng có thể là do các sản phẩm ACB luôn đi kèm với chế độ bảo hiểm có độ an toàn cao, có sự hỗ trợ lãi suất thấp, hấp dẫn thu hút nhiều lượng khách hàng, phương thức trả nợ cũng rất là linh hoạt tạo điều kiện cho khách hàng. Đây là một điều kiện thuận lợi để khách hàng cá nhân lựa chọn Ngân hàng này.

- Cho vay cá nhân theo thời gian cho vay

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thời gian cho vay 2020-2022

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % so với năm trước Chỉ

tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số tiền

Tăng trưởng Số tiền

Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Cho

vay ngắn hạn

112.88 - - 181.44 68.56 60.74% 302.4 138.96 76.6%

Cho vay trung hạn

99.6 - - 136.08 36.48 36.63% 200.25 64.17 47.16%

Cho vay dài hạn

119.52 - - 186.48 66.96 56.02% 280.35 93.87 50.34%

Tổng 332 504 801

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô Về thời hạn tín dụng, hiện ACB có ba hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn của ACB chi nhánh Đông Đô cao hơn so với trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên khoảng chênh lệch không cao. Trong những năm gần đây các khoản vay tại chi nhánh đều có xu hướng tăng mạnh.

Dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2020 2022 luôn chiếm tỉ trọng cao 34% 40% dư nợ cho vay - - cá nhân. Năm 2020 là 112.88 tỷ , đến năm 2021 là 181.44 tỷ tăng 68.56 tỷ (tăng 60.74%) so với 2020. Đến cuối năm 2022 là 320.4 tỷ tăng 138.96 tỷ (tăng 76.6%) so với 2021,

Đối với khoản vay trung hạn trong giai đoạn này dù tỷ trọng có bất ổn nhưng so với năm trước thì dư nợ trung hạn vẫn tăng. Năm 2021 đạt 136.08 tỷ tăng 36.48 tỷ đồng so với 2020, 2022 là 200.25 tỷ tăng tới 64.17 tỷ đồng so với 2021.

Năm 2020 dư nợ dài hạn là 119.52 tỷ đến năm 2021 và 2022 lần lượt là 186.48 tỷ và 280.35 tỷ. Với loại vay dài hạn này thì có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm do đó dư nợ tín dụng này khá cao sẽ làm tăng độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Những khoản vay có thời hạn càng dài thì ẩn chứa rủi ro càng cao, cho nên việc tỷ trọng nợ vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao để mau thu hồi, kiểm soát tốt khoản vay, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.

* Nhóm chỉ tiêu phát triển - Hệ số thu nợ ( % )

Từ số liệu của Bảng 2.3: Chỉ tiêu doanh số giải ngân, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay cá nhân, ta có:

Bảng 2.5: Chỉ số hệ số thu nợ cho vay cá nhân 2020-2022

Đơn vị tính: %

2020 2021 2022

Hệ số thu nợ 12% 10% 11%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô Từ bảng có thể thấy ACB Chi nhánh Đông Đô vẫn chưa thực sự quản lí tốt các khoản cho vay cá nhân, khi hệ số nợ tuy khá ổn định nhưng có xu hướng giảm nhẹ từ 2020 đến 2021 từ 12% xuống 10%, song chỉ số đó tăng trở lại lên 11% vào năm 2022. Do tốc độ tăng trưởng của Doanh số giải ngân mạnh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên xảy ra vấn đề trên. Chi nhánh cần chú ý đến việc kiểm soát các khoản vay song song với việc tăng trưởng doanh số giải ngân và dư nợ giải ngân.

* Nhóm chỉ tiêu an toàn ACB cho nợ thành 5 nhóm nợ:

- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ cho vay trong hạn hoặc quá hạn 10 ngày

- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Quá hạn từ 91 đến 180 ngày - Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Quá hạn trên 360 ngày.

Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân 2020-2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % so với năm trước Chỉ

tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Dư nợ Tỷ lệ/Tổng dư nợ

Dư nợ Tỷ lệ/Tổng dư nợ

Dư nợ Tỷ lệ/Tổng dư nợ

Nợ quá hạn

4.45 1.34% 3.98 0.79% 5.05 0.63%

Nợ xấu

1.926 0.58% 2.07 0.41% 1.92 0.24%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB Chi nhánh Đông Đô - Tỷ lệ nợ quá hạn

Có thể thấy nhóm nợ của chi nhánh chủ yếu tập trung ở nhóm 1 với tỷ lệ trên 98%.

Nợ quá hạn của Chi nhánh phát sinh do nhận bàn giao, sau 3 năm từ 2020 đến 2022 thì tỷ lệ nợ quá hạn có giảm đi rõ rệt.

Năm 2020 nợ quá hạn là 4.45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn khi đó là 1.34% do ảnh hưởng của dịch Covid khiến nhiều khách hàng tạm thời mất nguồn thu nhập nhưng sau đó đến năm 2021 và 2022, tỷ lệ đó giảm chỉ còn lần lượt là 0.79% và 0.63% tương đương dư nợ quá hạn chỉ là 3.98 tỷ đồng và 5.05 tỷ đồng. Đó là dấu hiệu tích cực cho thấy việc hoạt động của Chi nhánh và đi vào ổn định và có thể nói là có hiệu quả.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tình hình nợ xấu cũng có những chuyển biến tích cực như tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 0.58% xuống 0.41% và sau là 0.24% sau 3 năm từ 2020 đến 2021 và 2022. Điều này càng khẳng định chất lượng cho vay cá nhân ở ACB Chi nhánh Đông Đô được cải thiện và hiệu quả hơn cũng như tình hình kinh tế đã ngày càng cải thiện sau đại dịch Covid 19.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)