TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ - MẬU DỊCH

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 29 - 38)

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010

2.2. TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ - MẬU DỊCH

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế mậu dịch là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng mang tính quyết định đối với bất kỳ mối quan hệ song phương nào và quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng vậy. Là hai cường quốc trên thế giới nên sự bắt tay giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ mang tới nguồn lợi khổng lồ cho cả hai phía, nâng cao đời sống cho nhân dân hai nước mà nó còn mang lại những cơ hội và cả thách thức đối với các quốc gia khác. Chính bởi lẽ đó nên quan hệ kinh tế mậu dịch là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển quan hệ Trung – Mỹ. Cũng như quan hệ trên lĩnh vực ngoại giao, quan hệ trên lĩnh vực kinh tế mậu dịch cũng trải qua từng thời kỳ lên xuống ứng với từng giai đoạn trên lĩnh vực quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trước tiên, đối với Trung Quốc, ta cũng cần khẳng định ngay rằng Trung Quốc coi quan hệ mậu dịch hợp tác để phát triển chính là cơ sở của ngoại giao kinh tế Trung Quốc. Trên thế giới hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Nó sẽ mang lại những cơ hội và thách thức to lớn đối với từng quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng nhau ngày càng lớn.

Điều này buộc Trung Quốc phải mở cửa, phải hòa nhập vào với trào lưu của thế giới, hòa vào trào lưu thời đại kinh tế toàn cầu hóa, cách mạng KHKT, học hỏi kinh nghiệm, kĩ thuật tiên tiến và phải biết tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài để có thể đưa Trung Quốc trở thành một nước khá giả như mục tiêu của Đại hội lần thứ XVI đã đề ra trong 20 năm đầu thế kỷ XXI. Chính vì vậy để có thể làm được điều

này, ổn định và phát triển quan hệ hợp tác với nước ngoài, nhất là với những nước lớn mà trong đó chủ yếu là Mỹ chính là khâu then chốt của ngoại giao Trung Quốc. Bởi lẽ Mỹ chính là quốc gia cung cấp vốn đầu tư kỹ thuật cao để Trung Quốc thực hiện công cuộc "bốn hiện đại", đồng thời Mỹ chính là một thị trường khổng lồ của Trung Quốc, do vậy Trung Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ khá nhiều.

Về phía Mỹ, chiến lược kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc là một bộ phận hợp thành trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Mỹ. Ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính quyền của Tổng thống Clinton đã đặt kinh tế vào vị trí quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ và xếp Trung Quốc vào vị trí số một trong

"10 thị trường" mới trỗi dậy mà Mỹ cần đặt trọng điểm.

Ngay sau khi lên lắm chính quyền, Tổng thống Mỹ Bush đã coi Trung Quốc là "một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng". Khoảng hai năm đầu nhiệm kỳ của Bush, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc luôn trong tình trạng "băng giá". Tuy nhiên với sự thúc đẩy trực tiếp của hai nguyên thủ quốc gia hai nước nên quan hệ giữa hai nước đang nồng ấm trở lại trong những năm gần đây. Dù còn nhiều vấn đề hai bên chưa thống nhất được với nhau, song xu thế dựa vào nhau cùng phát triển là một khâu quan trọng gắn kết mối quan hệ chiến lược giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

“Trong những năm qua, kim ngạch buôn bán giữa Mỹ và Trung Quốc đều tăng rất đáng kể. Năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa hai nước là 74,46 tỷ USD đến năm 2001 tăng lên đến 80,48 tỷ USD, sang năm 2002 là 97,78 tỷ USD, năm 2003 là 126,33 tỷ USD, bước sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hai nước đã đạt 169,62 tỷ USD” [20] và “sang năm 2005, con số này tăng lên là 211,63 tỷ USD. Trong tháng 11 đầu năm 2007 kim ngạch mậu dịch Trung Mỹ đã đạt trên 270 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2006 và tính đến cuối năm 2007, kim ngạch mậu dịch của hai nước này đã vượt ngưỡng 300 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba của nước Mỹ. Đến năm 2008 tổng kim ngạch buôn bán hai chiều của Trung - Mỹ đạt 333,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007. Tính đến tháng 9/2009 tổng kim ngạch buôn bán song phương đạt 211,87 tỷ USD.” [21]

“Thâm hụt mậu dịch kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, thâm hụt

thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc rất cao, năm 2008 là 268 tỷ USD và đến năm 2009 là 208 tỷ USD và đến tháng 11 năm 2010 thâm hụt mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc vẫn ở mức rất cao là 252 tỷ USD.” [26]

Cùng với quan hệ thương mại ngày càng tăng thì quan hệ kinh tế giữa hai bên ngày càng phát triển.

“Về đầu tư, hiện nay Mỹ đã có 400 trong tổng số 500 công ty lớn nhất đã đầu tư tại Trung Quốc. Mỹ đứng thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài với hơn 40 nghìn dự án.” [3;156] “Các công ty của Mỹ đã thành lập được hơn 20000 xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, hơn 100 công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã có dự án tại Trung Quốc với số vốn đầu tư đạt tới 48 tỷ USD. Trung Quốc hiện sở hữu hơn 900 tỷ USD trái phiếu của Chính phủ Mỹ.” [24]

Như vậy ta có thể thấy càng ngày hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này ngày càng phụ thuộc vào nhau, chi phối nhau . Mỹ tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, gần 80% nhà cung cấp cho tập đoàn lớn nhất Wall - Mart của Mỹ là Trung Quốc. Hiện nay Mỹ là khách hàng lớn nhất của các công ty Trung Quốc. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2005, phía Mỹ mua của Trung Quốc gần 180 tỷ USD hàng hóa. Hiện nay Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ bởi Mỹ sẽ không có khoản tiền này để mua hàng hóa của Trung Quốc nếu như không có sự tài trợ của Trung Quốc. Mặc dù phụ thuộc vào nhau rất nhiều song Mỹ và Trung Quốc lại trở thành đối thủ của nhau, nhất là trong viêc tiếp cận với các nguồn tài nguyên như dầu lửa mà cả hai nước đều là nhưng quốc gia tiêu thụ lớn nhất.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc luôn có những biến động bất ngờ. Căng thẳng giữa hai bên vẫn còn tồn tại trong rất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề thương mại. Bộ trưởng thương mại Mỹ đã công bố báo cáo cho biết thâm hụt buôn bán của Mỹ với Trung Quốc ngay trong 10 tháng đầu năm 2003 đã lên tới 103 tỷ USD, ngang mức của năm 2002. Đồng thời Mỹ cũng cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thấp làm cho hàng xuất khẩu của Trung

Quốc trở nên rẻ và vì thế đã làm mất cân bằng cán cân buôn bán với Mỹ.

Theo thống kê của Mỹ, hiện nay xuất siêu thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã lên tới 201 tỷ USD - một con số kỷ lục đối với mọi đối tác thương mại của Mỹ và đã tăng 24% kể từ năm 2004. Mặc dù tỏ ý nghi ngờ về con số trên, song Trung Quốc cũng thừa nhận con số xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ là rất đáng kể. Trung Quốc đã không ít lần cho rằng xuất siêu thương mại của Trung Quốc với Mỹ là vấn đề cơ cấu phản ánh bản chất hoạt động thương mại trên toàn cầu trong giai đoạn hiên nay cũng như sức mạnh kinh tế tương quan. Giáo sư Jia Qinggou, khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Bắc Kinh cho rằng: "chúng ta thông cảm với người Mỹ rằng họ đang lo ngại vấn đề thâm hụt thương mại. Trên thực tế chúng ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua các mặt hàng của họ. Nhưng chúng ta không cần quần áo hay đồ đạc bày biện trong nhà, cái mà chúng ta cần là máy bay và các sản phẩm công nghệ cao, những thứ mà họ dường như không muốn bán cho chúng ta”.

Có thể nói rằng, vấn đề nổi cộm trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề tỷ giá về đồng Nhân dân tệ, ngoài ra còn là vấn đề hàng dệt may, vấn đề về bản quyền tri thức,....và đây là những vấn đề luôn được thảo luận trong những buổi Nghị sự của các nhà lãnh đạo của cả hai nước.

Năm 2005, lấy cớ tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thâm hụt mậu dịch Trung - Mỹ, Mỹ đã liên tục gây sức ép với Trung Quốc và điều này đã tạo nên sự va chạm mậu dịch giữa Mỹ - Trung Quốc. Với sự nỗ lực của các nhà chức trách, hai nước đã có những tiến triển mới. Về phía Mỹ, Mỹ đã có thái độ giảm bớt lập trường cứng rắn, tỏ thái độ ủng hộ cái tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, đồng thời chính phía Mỹ cũng đã khẳng định rằng rõ ràng là chính phủ Trung Quốc không thao túng tỷ giá đông nhân dân tệ. Qua các cuộc thảo luận, cả hai bên đã cùng đạt được nhất trí trong vấn đề hàng dệt may. Qua đó, quan hệ mậu dịch của hai nước đã bước sang một giai đoạn mới. Từ đó Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những nguồn ngoại tệ lớn nhất của Trung Quốc. Còn Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn thứ ba trong quan hệ mậu dịch.

Từ ngày 18-21/4/2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến

thăm Mỹ đầu tiên trên cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc. Chuyến thăm lần này diễn ra trong tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những phát sinh mới phức tạp hơn. Dù vấn đề Đài Loan được Trung Quốc nhấn mạnh là mang tính quan trọng, song vẫn đề cấp bách hiện nay cần giải quyết lại là vấn đề mậu dịch kinh tế, bởi con số thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc đang ngày càng lớn, bản quyền tri thức của Mỹ đang bị xâm phạm nghiêm trọng tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc gây bất lợi với nền kinh tế Mỹ. Đã có rất nhiều cử chi Mỹ cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang thao túng tiền tệ một cách bất hợp pháp bởi đồng nhân dân tệ ở mức giá thấp đã mang lại cho các nhà sản xuất của Trung Quốc môt lợi thế không cân bằng trong thương mại.

Trên thực tế, Trung Quốc đã nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ của mình lên mức 2,1%

vào ngày 21/7/2005. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng con số trên vẫn chưa thỏa đáng bởi theo một số người Mỹ thì đồng nhân dân tệ phải tăng từ giá trị từ 20%-40% thì mới có thể giải quyết được vấn đề, và cuối tháng 3-2006, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lại được nâng nên mức cao mới. Hện nay, đồng NDT tiếp tục tăng giá so với USD với mức 6,58 NDT/1 USD. Đây có thể được coi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đã có sự điều chỉnh nhất định từ phía Trung Quốc để chứng tỏ đồng NDT luôn thay đổi theo diễn biến của thị trường chứ không cứng nhắc như trước đây.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã loại bỏ sự thay đổi bất ngờ trong chính sách tiền tệ của mình, thêm vào đó việc hàng hóa của Trung Quốc mà trong đó chủ yếu là hàng dệt may có giá rất rẻ đã ồ ạt đổ vào thị trường Mỹ và đã làm cho một số ngành sản xuất của Mỹ đứng trước áp lực cạnh tranh và thất nghiệp rất lớn. Đứng trước áp lực cạnh tranh như vậy, phía Mỹ đang thảo luận để đưa ra một đạo luật có thể sẽ đặt một mức thuế chung 27,5% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho tới khi nào đồng Nhân dân tệ được đánh giá đúng theo giá trị của nó.

Để giảm bớt sự cân bằng trong cán cân thương mại của Trung - Mỹ, trước chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thì phía Trung Quốc đã có một đoàn gồm 200 quan chức thuộc 110 doanh nghiệp nhà nước tư nhân của Trung Quốc do Phó thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi dẫn đầu sang thăm và làm việc tại 13 bang của

Mỹ, chuyến đi lần này, các quan chức doanh nghiệp đã mang theo đơn đặt hàng trị giá nhiều tỷ USD để mua máy bay Boeing, phụ tùng ô tô, phần mềm máy tính, thiết bị thông tin viễn thông và một loạt những mặt hàng khác của Mỹ. Điều này đã chứng tỏ quan hệ thương mại giữa hai nước không chỉ nghiêng về một phía như Mỹ mô tả mà đây là quan hệ buôn bán mà trong đó cả hai bên đều có lợi.

Xuất phát từ suy nghĩ tới kinh tế - mậu dịch nên trong chuyến thăm Mỹ lần này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chọn Seattle là điểm dừng chân đầu tiên đồng thời coi Tập đoàn máy tính Microsoft và công ty máy bay Boeing là trọng điểm tới thăm. Trong tình hình con số thâm hụt mậu dịch của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng tăng trong mấy năm gần đây, Trung Quốc cũng muốn dựa vào nhân tố kinh tế thương mại để thúc đẩy nhân tố chính trị, để an ủi giới công ty Mỹ, giới khoa học kỹ thuật ngành chế tạo và giới lãnh đạo Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Tập đoàn phần mềm máy tính Mcrosoft Bill Gates, Chủ tịch Trung Quốc không những tăng cường những biện pháp tấn công các hành vi đánh cắp bản quyền ở Trung Quốc mà còn có ý thúc giục Tập đoàn này mở rộng hợp tác với các công ty ở Trung Quốc. Ngay sau khi Trung Quốc ký hợp đồng mua 80 may bay Boeing của Mỹ, Chủ tịch Hồ tuyên bố còn cần đặt mua tiếp 600 chiếc trong năm 5 tới và trong 15 năm nữa sẽ là 2.000 chiếc đồng thời Ông còn hy vọng quan hệ mậu dịch Trung - Mỹ cũng sẽ cất cánh như máy bay Boeing.

Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ tới Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh đã nói:

chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào diễn ra vào lúc sự phát triển của Trung Quốc được thế giới rất quan tâm sự phát triển quan hệ Trung - Mỹ đứng trước cơ hội mới và như vậy đây là chuyến thăm có ý nghĩa cột mốc. Với sự nỗ lực chung của cả hai bên, chuyến thăm đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng về việc tăng cường công tác kinh tế mậu dịch, Bộ trưởng cũng đã nói: hợp tác kinh tế mậu dịch là trụ cột quan trọng của sự phát triển quan hệ Trung - Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong viêc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển. Trong thời gian gần đây, tuy có một số mâu thuẫn, song quan hệ mậu dịch Trung - Mỹ đã có bước

phát triển nhanh chóng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác kinh tế mậu dịch Trung - Mỹ là cùng có lợi, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, đồng thời Chủ tịch cũng trình bày rõ lập trường của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm như: sự không cân bằng về mậu dịch về việc bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã chỉ ra rằng cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế và đời sống của nhân dân Trung Quốc ngày càng được cải thiện thì viễn cảnh quan hệ hơp tác kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được mở rộng. Về phía mình, Trung Quốc nguyện tuân theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển, thông qua đối thoại để giải quyết thỏa đáng các bất đồng, bảo vệ đại cục của hợp tác kinh tế mậu dịch Trung - Mỹ, Chủ tịch cũng biểu thị hy vọng Chính phủ Mỹ nới rộng xuất khẩu kỹ thuật cao sang Trung Quốc và tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các công ty của Trung Quốc vào Mỹ. Tổng thống Mỹ Bush cũng đã biểu thị rằng mở rộng mậu dịch Trung - Mỹ tự do, công bằng là phù hợp với lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc.

Trong hai ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2009, tại Woasinhton (Mỹ) đã diễn ra vòng “Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung” (SAER) lần đầu tiên dưới chính quyền của Tổng thống Obama. Trước khi SAER ra đời, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý triển khai “Đối thoại Kinh tế Chiến lược” (SED) và “Đối thoại cấp cao” (SD). Trong khi ở Mỹ có rất nhiều nghị sỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đến từ Trung Quốc nhằm trừng phạt việc Trung Quốc giữ tỷ giá giữa đồng NDT và đồng USD ở mức thấp thì SED đượ tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006. Với sự nỗ lực chung từ cả hai phía, từ năm 2006 đến năm 2008, SED đã đưa giá trị đồng NDT tăng lên so với đồng USD. Nhờ vậy, Mỹ đã bỏ qua kiến nghị về việc tiến hành các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, từ đó có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc. Cũng thông qua diễn đàn này, cả hai bên cũng có cơ hội để trao đổi với nhau về những vấn đề nhạy cảm như vấn đề về Đài Loan.

Với nền tảng là từ SED và SD, việc xây dựng SAED có ý nghĩa rất lớn đối

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w