THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VỀ QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG

Trải qua hơn 30 năm, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có những lúc nồng ấm như anh em nhưng cũng có những lúc rơi vào tình trạng băng giá. Mối quan hệ giữa cường quốc này khi thì hoà dịu, tốt đẹp, lúc thì lại nổi lên căng thẳng.

Tuy vậy, quan hệ giữa hai nước cũng đã đạt được những thành tựu hết sức đáng kể mà không gì có thể phủ nhận được.

Trước tiên trên lĩnh vực kinh tế, Mỹ chính là quốc gia cung cấp cho Trung Quốc về vốn đầu tư kỹ thuật, khoa học công nghệ cao để Trung Quốc tiến hành công cuộc “bốn hiện đại hoá”. Từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1979), kim ngạch mậu dịch giữa hai nước mới chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến năm 2000, con số này đã tăng lên gấp trăm lần, đạt 100,203 tỷ USD. Sang năm 2003, con số này là 152 tỷ và đến năm 2007, chỉ sau 3 năm, con số này đã tăng lên gấp đôi đạt mức 320 tỷ USD. Và tính đến năm 2008 đạt 337 tỷ USD.

Về đầu tư, tính đến tháng 11 - 2007, đã có 54.000 doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc với tổng số vốn thực lên tới 56 tỷ USD. Như vậy ta có thể thấy, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho cả hai bên. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số vấn đề còn bất đồng như vấn đề cán cân thương mại, vấn đề tiền tệ, về quyền sở hữu trí tuệ,… mà cả hai bên cần giải quyết.

Tiếp nữa ta phải kể đến đó là vấn đề về Đài Loan. Về phía Mỹ, Mỹ dường như không có thái độ cứng rắn như trước. Mỹ cũng đã thể hiện thái độ dè dặt hơn, tránh làm ảnh hưởng đến tình hình nội bộ của Đài Loan. Khi Khi Trần Thuỷ Biển tái đắc cử vào tháng 3 - 2004, Mỹ đã tuyên bố chúc mừng trên danh nghĩa Nhà trắng chứ không phải với tư cách là Tổng thống như những lần trước, hơn thế nữa,

khi chúc mừng đã đặt nhân dân lên hàng đầu, nhấn mạnh nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Thêm một vấn đề nữa đó là “luật chống li khai”. Mỹ đã có thái độ kiềm chế xung quanh vấn đề “luật chống li khai” của Trung Quốc. Khác với dự báo của báo chí, “luật chống li khai” của Trung Quốc không chịu sự phản đối gay gắt từ phía Mỹ. Ngay từ khi luật này chưa chính thức được thông qua, sang người phát ngôn Nhà trắng, người phát ngôn Bộ ngoại giao, quân đội Mỹ đều lần lượt đưa ra những phản ứng đối với luật này. Tuy nhiên, những phản ứng này đều nói rất kiềm chế, để lại một hướng đi trong quan hệ giữa hai nước, đồng thười cũng không hề đề cập tới phương thức ứng phó của Mỹ. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ G.Bush cũng không hề đưa ra một phản ứng nào. Tháng 3 - 2005, Ngoại trưởng Mỹ C.Rice dã có chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, bà Rice đã khẳng định phía Mỹ luôn duy trì ổn định hai bờ eo biển Đài Loan và dùng phương thức hoà bình để giải quyết vấn đề. Mỹ cũng kiên trì với chính sách “Một Trung Quốc”, đồng thời tuân thủ ba bản Thông cáo chung giữa hai nước.

Thêm một thành tựu nữa trong mối quan hệ giữa hai nước đó là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chống khủng bố. Sau sự kiên 11 - 9, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới có phản ứng nhanh chóng. Trung Quốc cũng đã tuyên bố lên án mọi hành động khủng bố và sẵn sàng ủng hộ Mỹ trấn áp bọn khủng bố. Phát biểu trong cuộc họp Thượng đỉnh ngày 19 - 10 - 2001 bên lề Hội nghị APEC tại Thượng Hải, Tổng thống Mỹ G.Bush đã nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang kề vai sát cánh chống khủng bố và khẳng định quan hệ hai nước đã đến độ chín muồi.

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng cho rằng hiện nay Mỹ và Trung Quốc có nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng nhau. Tháng 8 - 2002, phía Mỹ đã tuyên bố đưa “phong trào Hồi giáo Đông thổ” tại Tân Cương vào danh sách các tổ chức khủng bố, đồng thời phong toả tài sản của các thành viên trong tổ chức này. Điều này đã cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm được điểm chung, đều có tiếng nói

chung trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính điều này đã đặt cơ sở vững chắc hơn cho sự hợp tác Trung - Mỹ trên lĩnh vực chống khủng bố.

Trên tình hình thế giới hiện nay, việc ứng phó với các hiểm họa toàn cầu, nhất là mối đe doạ từ biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề lớn mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đạt được sự đồng thuận. Nếu như trước đây cả hai nước Mỹ và Trung Quốc đều từ chối Nghị định thư Kyoto và đùn đẩy nhau thì giờ đây hai bên đã cùng nhau tăng cường hợp tác trong vấn đề này. Tháng 7/2009 hai nước đã ký với nhau “Hiệp định Trung - Mỹ hợp tác về năng lượng sạch”, và hai bên cùng có những nhượng bộ đáng kể cho nhau trong quá trình chuẩn bị Hội nghị về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 12 - 2009 tại Copenhagen.

Như vậy, với sự nỗ lực hết mình từ cả hai phía, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp. Điều này có tác động hết sức to lớn tới tình hình quốc tế và khu vực nói chung và tình hình hai nước nói riêng.

3.1.2. Khó khăn

Để có được những thành tựu hết sức đáng kể như đã nói ở trên thì các nhà lãnh đạo của cả hai nước đã phải cùng nhau trải qua những khó khăn thử thách hết sức lớn lao. Và do vậy, hiện nay và trong cả tương lai, đó sẽ vẫn là những vấn đề cản trở đến sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước.

Trước hết đó là vấn đề Đài Loan. Đây là vấn đề mâu thuẫn cơ bản, là vấn đề trở ngại hàng đầu, là nhân tố quan trọng khiến cho quan hệ Trung - Mỹ không bao giờ được yên ấm. Sự bế tắc trong quan hệ giữa hai nước về vấn đề Đài Loan (như đã trình bày ở mục 2.3) sẽ mãi là vấn đề làm cho giới lãnh đạo cả hai nước phải rất thận trọng trong việc xử lý vấn đề bởi nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích của cả hai bên.

Tiếp đến, sự khác nhau về ý thức hệ và giá trị văn hoá giữa hai nước cũng chính là một trong những trở ngại mà cả hai nước phải cùng nhau nỗ lực để vượt qua. Từ trước đến nay, giới cầm quyền Trung Quốc không bao giờ đặt vấn đề ý thức hệ trong quan hệ với Mỹ lên trên mà họ chỉ xuất phát từ lợi ích dân tộc. Trái lại với Trung Quốc, trong quan hệ với nước này, phía Mỹ luôn luôn lấy sự đối lập

giữa ý thức hệ cộng sản với ý thức hệ tư bản lên hàng đầu trong quan hệ. Sự đối lập về quan điểm này đã gây trở ngại rất lớn trong quan hệ giữa hai nước. Hơn thế nữa, từ trước đến nay, Mỹ chưa bao giờ từ bỏ việc đòi Trung Quốc phải từ bỏ nhân quyền, tự do dân chủ theo kiểu của Mỹ và phương Tây. Và đương nhiên, phía Trung Quốc cũng thấy rằng rõ ràng Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ làm cho Trung Quốc sụp đổ hay ít nhất là làm chế độ chính trị ở Trung Quốc thay đổi. Sự khác biệt này cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tới sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước.

Thứ hai phải kể đến đó là mâu thuẫn giữa cách nhìn của mỗi bên đối với vai trò và vị trí quốc tế của mình. Từ trước đến nay, Mỹ luôn luôn tự cho mình có nhiệm vụ lãnh đạo thế giới đi theo con đường dân chủ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã tự cho mình nhiệm vụ số một là không để nước nào vượt lên trở thành thách thức đối với ngôi vị lãnh đạo thế giới của mình. Khi Liên Xô vẫn đang là đối thủ số một của mình thì lúc này Mỹ chỉ coi Trung Quốc như một con bài để đối trọng với Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua thì Mỹ lại xem Trung Quốc chính là mối đe doạ chính.

Tuy nhiên phía Trung Quốc luôn khẳng định rằng họ không bao giờ có ý định xưng bá. Trong xu thế hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, Trung Quốc sẽ không thể nào chấp nhận vai trò bá chủ thế giới của Mỹ, càng không bao giờ chấp nhận việc Mỹ là người lãnh đạo châu Á.

Thứ ba đó là sự không nhất quán của Trung Quốc giữa lời nói và việc làm đã làm cho cả Mỹ và nhân dân thế giới mất lòng tin vào Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này được thể hiện khá nổi bật trong vấn đề về Biển Đông. Trong khi tuyên bố rằng Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và sẵn sàng giải quyết các mối tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình. Song trên thực tế, Trung Quốc luôn có những hành động đơn phương như vụ Mischief đối với Philippin, vụ tàu khoan dầu Kantan - 3 đối với Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa tàu chiến vào khu vực Trường Sa gần quần đảo của Philippin,…đã làm cho dư luận thế giới và

Đông Nam Á nghi ngờ về những tuyên bố của Trung Quốc. Họ còn lo ngại rằng liệu Trung Quốc có thực hiện những cam kết, thoả thuận thông qua đàm phán hay không. Như vậy ngay cả khi Trung Quốc đãc điều chỉnh chính sách chung sống hà bình, hữu nghị và hợp tác với các nước thì hành động của họ vẫn rất khó lường.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w