TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC – KHOA HỌC KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010

2.3. TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC – KHOA HỌC KỸ THUẬT

Văn hóa giữa phương Đông và phương Tây là hai nền văn hóa có sự cách biệt khá lớn. Văn hóa Trung Quốc và văn hóa Mỹ là điển hình của hai nền văn hóa trái ngược nhau này. Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà trong lĩnh vực văn hóa, hai nước cũng đang cạnh tranh nhau khá gay gắt. Điều này thể hiện trong việc cán cân văn hóa hiện nay đang lệch hẳn về phía Trung Quốc. Hiện nay, theo báo cáo của Thượng viện Mỹ cho thấy rằng nền văn hóa Trung Quốc đang chiếm mật độ dày đặc ở Mỹ. Với sự xâm nhập ồ ạt của các viện văn hóa và kênh truyền thông do Chính phủ Trung Quốc thiết lập tại Mỹ đã buộc Chính phủ Mỹ phải thay đổi chiến lược. Hiện nay, Trung Quốc đang mở khoảng 70 viện Khổng Tử tại Mỹ để dạy tiếng Hoa và quảng bá văn hóa của nước này. Song Mỹ chỉ có 5 thư viện được mở tại Trung Quốc. Không chỉ vậy, các kênh truyền thông do Chính phủ Trung Quốc tài trợ đang len lỏi trong lòng Mỹ, trong khi đó một số kênh truyền thông của Mỹ lại bị giới hạn tại Trung Quốc. Như vậy ta thấy, cán cân văn hóa đang nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, điều này đã tạo thêm mâu thuẫn giữa hai quốc gia này trên lĩnh vực văn hóa.

Nói như vậy không phải là hai nước này không có sự giao lưu về văn hóa.

Ngày 29 tháng 7 năm 2009, tại trung tâm mua sắm Daley khu thương mại Chicago

đã diễn ra tuần văn hóa Trung Quốc tại Mỹ. “Tham dự buổi lễ khai mạc có các nhà ngoại giao thuộc Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Chicago và các quan chức thành phố Chicago. Nhà ngoại giao Trung Quốc Yunliang Xie tại Chicago cho biết:

“Tuần Văn hóa Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy sự hiểu biết và tình hữu nghị của nhân dân hai nước Mỹ và Trung Quốc, đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa hai quốc gia”. Buổi lễ khai mạc cũng giới thiệu các sự kiện là một phần của Tuần Văn hóa như các màn biểu diễn của Đoàn Xiếc Thượng Hải, Hội Mỹ thuật Trung Quốc và Đoàn Vũ kịch Thiên Tân. Ông Richard M.Daley, Thị trưởng thành phố Chicago cho biết: “Cộng đồng người Trung Quốc đã đóng góp rất nhiều cho thành phố Chicago và nước Mỹ. Chicago rất tự hào được làm thành phố kết nghĩa với Thẩm Dương và Thượng Hải từ năm 1985”. Đồng thời, ông cũng khuyến khích người dân Chicago nên tìm hiểu để trải nghiệm những khía cạnh khác nhau của nền văn hóa Trung Quốc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm này.” [26] Tuần Văn hóa Trung Quốc diễn ra từ ngày 19-25 tháng 7 với sự tham gia của Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Chicago, Thành phố Chicago và Hiệp hội các thành phố kết nghĩa quốc tế Chicago. Tuần Văn hóa giới thiệu đến công chúng các loại hình âm nhạc, vũ điệu, các bộ môn nghệ thuật hình ảnh và đa truyền thông, nhiếp ảnh, nghệ thuật kịch và các hội chợ đường phố của Trung Quốc. Như vậy, cả hai nước đều có những trao đổi nhất định trên lĩnh vực văn hóa.

2.3.2. Trên lĩnh vực giáo dục

Quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào với nhau hầu hết đều không thể thiếu lĩnh vực giáo dục, Mỹ và Trung Quốc cũng vậy. Hiện nay, hai nước đã có sự trao đổi tích cực giữa sinh viên của các trường đại học với nhau.

Một báo cáo hàng năm mới được công bố của Viện nền tảng giáo dục quốc tế (Institute of International Education Found) đã cho thấy rằng sinh viên Trung Quốc sang du học, hấp thụ nền giáo dục Mỹ ngày càng nhiều.

Báo cáo của viện nghiên cứu ngày cho hay, trong khi sinh viên Mỹ cũng đang có trào lưu du học nước ngoài, đặc biệt là các điểm đến không truyền thống như Trung Quốc và Peru, thì các trường đại học của Mỹ lại đang trở thành các tâm điểm thi hút một số lượng đông đảo các sinh viên đến từ Trung Quốc, quốc gia lớn nhất ở châu Á.

“Trong báo cáo thường niên vừa được công bố viện nền tảng giáo dục quốc tế cho biết trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 11 năm 2010 đã có tổng cộng khoảng 128.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại các trường đại học ở Mỹ.

Báo cáo cho thấy, số sinh viên Trung Quốc đang du học tại Mỹ đã tăng khoảng 30

% so với con số thống kê của niên học 2008 - 2009.” [27]

Sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng 19 % lượng sinh viên người nước ngoài đang học tập tại Hoa Kỳ. Đây cũng là cộng đồng sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các cộng đồng sinh viên nước ngoài đang học tập tại quốc gia có nền kinh tế luôn đứng ở top đầu thế giới này.

Trước đây, hầu hết sinh viên Mỹ thường lựa chọn Vương Quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha là nơi du học thì từ giai đoạn 2007-2008 đến nay xu hướng này đã thuyên giảm nhiều. Những quốc gia sinh viên Mỹ có xu hướng chọn làm nơi du học giai đoạn hiện nay là những điểm đến “phi truyền thống” như Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc, Chile, Argentina và Nam Phi.

Theo báo cáo thường niên của của Viện giáo dục Quốc tế (IIE) đặt trụ sở ở Woashington, Mỹ, “số sinh viên Trung Quốc đang có mặt tại Mỹ tăng 30% so với năm ngoái, dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tổng số sinh viên Trung Quốc chiếm 18% lượng du học sinh ở đây.” [27]

Cũng dựa trên báo cáo này, kinh doanh và quản lý vẫn là hai lĩnh vực được du học sinh các nước lựa chọn nhiều nhất khi học ở Mỹ, chiếm khoảng 21%. Tiếp

sau đó là lĩnh vực kỹ thuật, chiếm khoảng 18%. Toán và khoa học máy tính cũng là một môn học phổ biến với số lượng học sinh nhập học tăng 8% so với năm ngoái.

2.3.3. Trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 ở Copenhagen, Đan Mạch, vì phía Trung Quốc trì hoãn không đi đến một hiệp ước về khí hậu, cho nên đến Hội nghị thượng đỉnh về sự ấm lên toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở đảo Cancún (Mexico) trong tháng 12/2010, phái đoàn đàm phán của Mỹ lo lắng họ sẽ phải đối mặt với bức tường Trung Quốc một lần nữa. Nhưng trái ngược với điều lo lắng ấy phái đoàn Trung Quốc đến Mexico với thái độ sẵn sàng đi đến một thỏa hiệp. Kết quả là một Hiệp ước Cancún - không là một hiệp ước về mặt pháp lý mà là một hiệp ước ngoại giao lần đầu tiên cam kết các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển (bao gồm Trung Quốc) cùng nhau hành động đối với vấn đề khí thải nhà kính. Hiệp ước đem đến hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể cùng hợp tác về khí hậu và năng lượng. Trong tháng 11/2009, hai quốc gia đã hợp tác thành lập một Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch phối hợp Mỹ - Trung Quốc. Dự án có trụ sở đặt tại lãnh thổ hai quốc gia, với đội ngũ những nhà khoa học và kỹ sư được tài trợ ít nhất 150 triệu USD - chia đều giữa Mỹ và Trung Quốc, trong vòng tối thiểu 5 năm. Khung này là quan trọng, bởi vì nhiều dự án hiếm khi được bảo đảm tài trợ hơn vài năm.

Những ưu tiên nghiên cứu ban đầu bao gồm xây dựng hiệu quả năng lượng, than sạch, thu gom carbon và dự trữ - những lĩnh vực mà cả hai quốc gia đều phụ thuộc mạnh vào than đá này cần được thúc đẩy để tiến bộ. Đó là những gì có thể thực hiện được nhờ cả hai quốc gia đều có chuyên môn về khoa học và công nghệ để có thể cùng hợp tác với nhau.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến quan hệ mỹ trung từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w