CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỐI SÁCH CỦA NƯỚC TA
2.5.1. Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với Việt Nam
Hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc có tác động rất lớn tới kinh tế thế giới, bởi hai nước này là đối tác kinh tế với hầu hết các nước trên thế giới. Mỹ có ảnh hưởng toàn cầu, còn Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực châu Á.
Mỹ là một quốc gia có tiềm lực trên hầu hết các mặt, còn Trung Quốc là nước có số dân rất đông, nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay đang phát triển nhanh chóng. Đều là những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, quan hệ của hai cường quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với cả thế giới và khu vực.
Là thành viên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn nữa lại là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam.
Trước hết, về chính trị: quan hệ Mỹ Trung ổn định sẽ tạo môi trường ổn định trong khu vực. Cả thế giới như đang nín thở để dõi theo từng bước chuyển biến trong quan hệ hai nước. Việt Nam cũng là nước đi theo con đường XHCN, là nước đi chung con đường với Trung Quốc nên bất cứ chính sách nào của Mỹ nhằm vào nền Chính trị của Trung Quốc cũng đếu rất bất lợi với Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, đều bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia hạn chế về nhân quyền và dân chủ. Chính sự tương đồng về vấn đề này nên hai nước có thể xích lại gần nhau hơn để chống lại chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tôn giáo của Mỹ.
Thứ hai, về kinh tế: cả hai quốc gia đều là những đối tác hết sức quan trọng của Việt Nam, là những bạn hàng lớn của Việt Nam. Chính vì vậy bất cứ một chính sách kinh tế nào của hai nước hầu hết đều tác động khá mạnh tới Việt Nam.
Như trong vấn đề tỷ giá giữa đồng NDT và đồng USD, với sự mở cửa kinh tế lớn, Việt Nam sẽ chịu những tác động nhất định cụ thể đó là những ảnh hưởng về hoạt đông xuất nhập khẩu đến lạm phát, cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ hội hay thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ được quyết định phần lớn từ chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ. Khi RMB được kéo về gần hơn với sức mạnh thực của nó và USD giảm giá tương đối so với RMB, cán cân thương mại của VN - Trung Quốc, VN – Mỹ sẽ vận động theo chiều hướng như
sau: Nhập siêu từ Trung Quốc sẽ giảm và tác động nhẹ do RMB vẫn đang trong xu thế tăng giá. Tính từ đầu năm đến tháng 10/2010, RMB đã tăng đến 7,55% nhưng cán cân thương mại giữa VN và Trung Quốc vẫn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Thứ ba, vấn đề về biển Đông: đây là nơi tập chung nhiều lợi ích chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc nên cả hai quốc gia này đều muốn mình có chủ quyền nơi đây. Việt Nam là một quốc gia có vị thế quan trọng trong khu vực nên đối với người Mỹ, Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì vậy, trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ luôn thi hành chính sách kiềm chế bớt tham vọng của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông, điều này có tác động thuận lợi tới Việt Nam. Tranh thủ mặt kiềm chế của Mỹ đối với Trung Quốc để thúc đảy quan hệ với Mỹ. Đây có thể được coi là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư, các cơ hội làm ăn với Mỹ, tranh thủ sự chú ý của Mỹ để thúc đẩy một số chính sách có lợi cho Việt Nam như nới lỏng các rào cản đối với hàng hóa Việt Nam, tăng cường viện trợ cho Việt Nam về kinh tế cũng như công nghệ.
Như vậy, quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất này tác động rất lớn tới hầu hết các lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế. Điều này buộc các nhà lãnh đạo của chúng ta phải điều chỉnh chính sách của nước ta sao cho phù hợp để tận dụng tối đa những mặt tích cực trong quan hệ hai nước đồng thời hạn chế tối đa những khó khăn nó mang lại, thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến kịp thời đại.
2.5.2. Đối sách của nước ta
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam. Trong khi Trung Quốc giữ vị trí số 1 về mặt giao dịch thì Hoa Kỳ hiện là quốc gia có nhiều công ty đầu tư nhất tại Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ hai nước Trung – Mỹ và những tác động của mối quan hệ này tới nước ta nên Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo quan hệ tốt đẹp, hữu nghị với cả hai cường quốc này. Đối với nước ta, tư tưởng chỉ đạo trong quan hệ với các nước lớn là hướng tạo lập cân bằng lợi ích, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện, mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập,
thống nhất và định hướng XHCN, không để các nước lớn thao túng, áp đặt hoặc lôi kéo. Ngay từ nửa cuối những năng l980, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại, đánh giá thực chất những chuyển biến trong quan hệ giữa các nước lớn, trên cơ sở đó xác định lại chủ trương quan hệ với những nước lớn chủ chốt có quan hệ trực tiếp đến an ninh chiến lược và phát triển của Việt Nam. Xuất phát từ cách nhìn nhận như trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam càng coi trọng yếu tố cân bằng quan hệ giữa các nước lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại, xúc tiến quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Mỹ.
Trong Nghị quyết Trung ương 8 về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (7/2003), Đảng ta nêu quan điểm về “đối tác”, và “đối tượng”, xác định thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước với nước ta; tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Đây là bước phát triển mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với các nước lớn.
Trong quan hệ với các nước lớn, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc dành ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo lợi ích đan xen với các đối tác.
Nhìn chung, thực hiện cân bằng quan hệ với các nước lớn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời kỳ sau “Chiến tranh lạnh” và nó đã được thể hiện rõ nét, nổi bật từ Đại hội IX. Thực tiễn triển khai hoạt động đối ngoại của nước ta hơn một thập niên qua ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương chiến lược này.
* Đối với Trung Quốc
Một trong những khâu mang ý nghĩa đột phá trong việc thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ của Việt Nam với các nước lớn là nỗ lực cải thiện và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Kể từ sau bình thường hoá, quan hệ Việt - Trung được cải thiện, phát triển nhanh chóng và toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn
hoá khoa học – kỹ thuật, giáo dục và đào tạo đến quân sự v.v... Được chỉ đạo bởi phương châm l6 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” sau đó được bổ sung thêm “4 tốt” là “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, quan hệ hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu.
Hai bên đã ký kết Hiệp định phân định biên giới trên bộ và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, triển khai cắm mốc quốc giới, ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Ngoài quan hệ ngoại giao nhà nước, quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản cầm quyền và giữa các đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng phát triển.
* Đối với Mỹ
Cùng với phát triển quan hệ Việt -Trung, Việt Nam chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã tạo lập được quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn, đồng thời có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các đối tác Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các đối tác nước lớn khác tại đây. Mỹ trở thành một trong 10 đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Việt Nam. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ tạo điều kiện để Việt Nam tham gia các cơ cấu, thể chế hợp tác quốc tế đa phương rộng lớn của APEC (1998) và WTO.
Tuy nhiên, trong khi phát triển quan hệ với Mỹ, Việt Nam luôn coi trọng xử lý những mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh từ sự khác biệt về lợi ích, đồng thời không thể không đề cao cảnh giác trước âm mưu chống phá Việt Nam và hành động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Mỹ. Rõ ràng, sự kiên định độc lập dân tộc và con đường XHCN của Việt Nam không nằm trong mong muốn của các thế lực thù địch đó.
Như vậy, dù cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có diễn biến phức tạp tới đâu thì Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng vẫn luôn có những điều chỉnh linh hoạt nhằm phù hợp với tình hình lúc đó, đồng thời tránh những rạn nứt trong quan hệ với từng nước.