Hiện nay, Việt Nam ta có trên 49,2 trên tổng 85,79 triệu người đang trong độ tuổi lao động chiếm 57,3% và đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Nước ta còn có một đội ngũ nhân lực dồi dào so với một vài nước trong khu vực. Dù vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cao vẫn còn có những hạn chế. Tại đại hội XIII, Đảng đã đánh giá “chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển”. Trong giai đoạn 2021-2030, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra định huớng tạo đột phá “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Về công tác phân luồng trong giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những khó khăn, hay tâm lý trọng bằng cấp, gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Do đó cần phải có những đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo song đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực hiện nay
6.1.Thách thức với giáo dục bậc đại học 6.1.1:Thất nghiệp theo trình độ
Hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp, trong đó cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ thất nghiệp lên tới hơn 190.000 người. Tại Việt Nam hiện đang có một xu hướng học càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn.
Theo bản tin thị trường lao động quý 1/2016 của Bộ LĐ, TB&XH, nhóm đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp là 3,93%. Nhóm không có chuyên môn bằng cấp lại chỉ có tỷ lệ thất nghiệp là 1,75%.
Nguyên nhân chủ yếu là do không phải trường đại học, cao đẳng nào cũng đủ nhân lực để có thể xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như sự biến động không ngừng của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu nhân lực thay đổi.Trong
những năm gần đây, khi kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh, nguồn nhân lực đã thay đổi việc truyền tải nội dung hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức,một số trường thì chỉ lo quảng cáo mà quên mất trách nhiệm của mình là chuyên gia tư vấn, cần mang lại sự hiểu biết đúng đắn, trung thực về ngành nghề và các bậc đào tạo.
6.1.2. Số bằng sáng chế
Tổng cộng 1.608.375 bằng sáng chế đã được cấp trong nhiều lĩnh vực. Trung Quốc dẫn đầu ở 29/36 lĩnh vực, Mỹ đứng thứ hai với hơn 286.000 bằng sáng chế. Mỹ dẫn đầu trong 4. lĩnh vực, Nhật Bản đứng thứ ba với gần 257.000 bằng sáng chế ở 3 lĩnh vực.
Tại Việt Nam, Theo Cục Sở hữu trí tuệ, từ năm 1981 đến hết năm 2022, có 10.240 sáng chế của chủ thể Việt Nam nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, 1.665 sáng chế được cấp bằng độc quyền. Số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể Việt Nam tăng trung bình 10-19% mỗi năm.
Có thể thấy, số lượng bằng sáng chế ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia khác trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến số lượng bằng sáng chế của Việt Nam ít là do :
Công tác nghiên cứu và phát triển còn hạn chế: Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, công tác vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt các sáng kiến, phát minh mới, từ đó làm giảm số lượng bằng sáng chế được cấp.
Chính sách hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo chưa hiệu quả:Chính sách hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sáng tạo chưa được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai,... Điều này khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sáng tạo chưa có nhiều động lực để đầu tư cho hoạt động sáng tạo.
Nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của bằng sáng chế còn hạn chế: Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của bằng sáng chế. Họ chưa coi bằng sáng chế là một tài sản quan trọng cần được bảo vệ. Điều này dẫn đến việc nhiều sáng chế không được đăng ký bảo hộ bằng sáng chế.
Để tăng cường số lượng bằng sáng chế ở Việt Nam, cần có sự nỗ lực của cả Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của bằng sáng chế. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, coi bằng sáng chế là một tài sản quan trọng cần được bảo vệ.
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để tăng cường số lượng bằng sáng chế ở Việt Nam:
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển: Chính phủ cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng cần đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra nhiều sáng kiến, phát minh mới.
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo:Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo, bao gồm các chính sách về tài
chính, thuế, đất đai,... Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sáng tạo cần được hưởng nhiều ưu đãi hơn để có thêm động lực đầu tư cho hoạt động sáng tạo.
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của bằng sáng chế:Các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của bằng sáng chế. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần được tư vấn, hỗ trợ để hiểu rõ hơn về bằng sáng chế và các lợi ích mà bằng sáng chế mang lại.
6.1.3 Chi phí công cho giáo dục
Theo WB, Việt Nam phân bổ nguồn lực công khoảng 5% GDP cho giáo dục, tuy nhiên trong đó, mức đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 0,34%
(trong tổng số 6.1% Chính phủ đầu tư cho giáo dục và đào tạo). Trong khi đó, ở các nước, tỷ lệ này cao hơn nhiều. Một số thách thức khi phân bổ nguồn lực trong tài chính giáo dục đại học cũng được WB chỉ ra như:
Về kinh phí, việc phân bổ các quỹ công còn hạn chế, dựa trên các định mức truyền thống, không dựa trên kết quả hoạt động hoặc vốn chủ sở hữu.
Hoạt động nghiên cứu của trường đại học nhìn chung còn ít tài trợ, quản lý lỏng lẻo, chất lượng hợp tác còn hạn chế.
Các thủ tục chuẩn bị và giải ngân vốn đầu tư phức tạp, chưa đủ thu hút tài trợ ở cả khu vực công lẫn thị trường tín dụng tư nhân.
Học bổng và các khoản vay dành cho sinh viên thấp, điều khoản vay – trả chưa đủ hấp dẫn
Giải pháp:
- Phê duyệt và tài trợ đầy đủ Chiến lược Phát triển giáo dục đại học chuyển đổi trong giai đoạn 2021 - 2030, WB đề xuất tăng ngân sách công cho giáo dục đại học từ 0,23%
hiện tại lên 0,8% GDP trước năm 2030.
- Trao quyền cho các hội đồng trường để bổ nhiệm lãnh đạo và phê duyệt các chiến lược/ngân sách; Khuyến khích giáo dục đại học đổi mới, cải cách hành chính, bao gồm:
quản lý nhân sự/giảng viên, hợp tác quốc tế về nghiên cứu & phát triển.
- Đầu tư, nâng cao năng lực cho hoạch định chính sách; thiết kế chương trình; giám sát và đánh giá; Cập nhật các chính sách về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của giáo dục đại học với nguồn tài trợ của nhà nước
6.2.Giải pháp Đối với sinh viên
Sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện, trau dồi kỹ năng mềm
Tìm hiểu và lựa chọn ngành học kỹ càng sao cho phù hợp với năng lực, sở thích của mình, phù hợp với nhu cầu hiện nay của xã hội
o Đối với cơ sở đào tạo, nhà trường
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cách lựa chọn ngành nghề cho người học, xã hội
Triển khai những định hướng giáo dục về ngành nghề cho học sinh cấp THCS và THPT
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, liên kết và hợp tác đào tạo với các tổ chức quốc tế
Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với SV có ý định vay vốn để khởi nghiệp, nhằm tạo cơ hội cũng như là khuyến khích SV có thể chủ động trong việc tạo việc làm
Thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm hoặc bảo hiểm thất nghiệp.