Phân tích mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu VLĐR, NCVLĐ, NQR

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sợi thế kỷ (Trang 22 - 28)

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỢI THẾ KỶ

3.2. Phân tích mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu VLĐR, NCVLĐ, NQR

* Tính các chỉ tiêu VLĐR, NCVLĐ, NQR :

Căn cứ vào số liệu trên bảng CĐKT của Công ty STK vào ngày 31/12/2022 có thể xác định được các chỉ tiêu sau:

VLĐR = NVDH - TSDH - Vốn lưu động ròng năm 2021:

(280.104.373 + 1.258.993.431.246 ) - 984.909.304.450= + 274.364.231.169 > 0 - Vốn lưu động ròng năm 2022:

(270.998.167 + 1.541.090.058.483) - 925.081.840.609 = + 616.279.216.041 > 0 - Nhu cầu vốn lưu động năm 2021:

620.024.366.683 - 390.538.237.271 = +229.486.129.412 > 0 + Tài sản kinh doanh năm 2021:

87.022.805.785 + 471.504.991.659 + 61.496.569.239 = 620.024.366.683 VNĐ + Nợ kinh doanh năm 2021:

291.395.910.347 + 41.623.436.088 + 11.810.815.168 + 26.624.030.474 + 8.266.264.038 + 6.233.724.905 + 4.584.056.251 = 390.538.237.271 VNĐ

+ Mức biến động tương đối của nhu cầu vốn lưu động so với quy mô hoạt động của doanh nghiệp năm 2021:

NCVLĐ/Doanh thu thuần = 229.486.129.412 /2.042.388.712.623 = 0,2408 - Nhu cầu vốn lưu động năm 2022:

784.666.915.901 - 275.576.529.401 = +509.090.386.500 > 0 + Tài sản kinh doanh năm 2022:

225.986.702.005 + 466.136.524.256 + 92.543.689.640 = 784.666.915.901 VNĐ + Nợ kinh doanh năm 2022:

219.788.323.822 + 8.783.975.931 + 3.568.641.115 + 24.626.980.550 + 6.447.916.477 + 6.659.866.578 + 5.700.824.928 = 275.576.529.401 VNĐ

+ Mức biến động tương đối của nhu cầu vốn lưu động so với quy mô hoạt động của doanh nghiệp năm 2022:

NCVLĐ/Doanh thu thuần =509.090.386.500 /2.114.531.690.812 = 0,1124 Cách 1: Ngân quỹ ròng = Ngân quỹ có - Ngân quỹ nợ

Cách 2: Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu VLĐ NQR năm 2021: 44.878.101.757

NQR năm 2022: 107.188.829.541 Ta có bảng sau:

Chỉ tiêu 2021 2022

Chênh lệch

VNĐ %

Vốn lưu

động ròng 274.364.231.169 616.279.216.041 341.914.984.872 125%

Nhu cầu

vốn lưu động 229.486.129.412 509.090.386.500 279.604.257.088 122%

Ngân quỹ

ròng 44.878.101.757 107.188.829.541 62.310.727.784 139%

16

Nhận xét:

Vốn lưu động ròng của công ty trong năm 2022 tăng 341.914.984.872 đồng so với năm 2021. Điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng 341.914.984.872 đồng. Đây là một cơ cấu vốn an toàn, nhưng chi phí sử dụng vốn cao.

Nhu cầu vốn lưu động của công ty đầu năm và cuối năm đều dương, trong năm 2022 tăng 279.604.257.088 đồng so với năm 2021, trong khi đó nhu cầu vốn lưu động của cả năm 2020 và năm 2021 đều dương. Điều này thể hiện một phần tài sản ngắn hạn của công ty đang cần được tài trợ bởi bên thứ 3 tăng lên 279.604.257.088 đồng so với năm 2021.

Ngân quỹ ròng của công ty trong năm 2022 tăng 62.310.727.784 đồng so với năm 2021.

* Phân tích vốn lưu động ròng trong mối quan hệ với nhu cầu vốn lưu động VLĐR/NCVLĐR năm 2021 = 274.364.231.169/229.486.129.412= % VLĐR NCVLĐR năm 2022 = 616.279.216.041/509.090.386.500= %

Năm 2022 so với năm 2021 mức tài trợ của vốn lưu động ròng cho nhu cầu vốn lưu động phát sinh đã giảm 1%. Năm 2020 công ty có một cơ cấu vốn an toàn nhưng chi phí sử dụng vốn rất cao do tỉ lệ tài trợ lớn hơn mức 50% rất nhiều nên việc giảm tỉ lệ này là một điều cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

(*) Phân tích nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến VLĐR

Tài sản dài hạn

Chênh lệch Nguồn vốn dài hạn Chênh lệch

Phải thu dài hạn

-11.279.690.982 Nợ dài hạn -9.106.206

Tài sản cố định

-76.178.489.653 Vốn chủ sở hữu +282.096.627.237

1. Tài sản cố định hữu hình

-76.077.586.321 1. Vốn cồ phần +136.368.810.000

2. Tài sản cố định vô hình

-100.903.332 2. Thặng dư vốn cổ phần

+5.731.380.000

Tài sản dở dang dài hạn

+16.764.375.367 3. Cổ phiếu quỹ -

Đầu tư tài chính dài hạn

+7.702.865.982 4. Quỹ đầu tư và phát triển

-

Tài sản dài hạn khác

+3.163.475.445 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

+139.996.437.237

Cộng -59.827.463.841 Cộng +282.087.521.031

Nhận xét:

- Vốn lưu động ròng cuối năm 2021 và cuối năm 2022 đều lớn hơn 0, VLĐR cuối năm của công ty tăng lên 341.914.984.872 đồng, cũng có nghĩa là so với đầu năm thì nguồn vốn dài hạn dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn đã tăng lên. Như vậy, cả cuối năm 2021 và cuối năm 2022, Công ty STK đều dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Lý do của vốn lưu động ròng tăng chủ yếu do nguồn vốn dài hạn tăng.

+ Nguồn vốn dài hạn của STK tăng 282.087.521.031 VNĐ (nhưng chủ yếu do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu) làm cho vốn lưu động ròng tăng 282.087.521.031 VNĐ, tài sản dài hạn của công ty giảm 59.827.463.841 khiến vốn lưu động tăng 59.827.463.841 VNĐ.

+ Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có một kết quả kinh doanh rất tốt. Vốn chủ sở hữu tăng làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp tăng, tính tự chủ độc lập của doanh nghiệp cao hơn, và doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào chủ nợ.

- Tài sản dài hạn giảm chủ yếu do tài sản cố định giảm và phải thu dài hạn giảm.

Tài sản cố định giảm do năm 2021 nhà máy mới Unitex (có công suất quy mô 60 ngàn tấn sợi/năm, trong đó chủ yếu phục vụ cho việc mua máy móc, thiết bị và hệ thống chính của nhà máy) được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên nhiều máy móc thiết bị mới được mua sử dụng cho dự án dù chưa được đưa vào hoạt động tuy nhiên vẫn bị khấu hao lũy kế.

Nhận x–t chung: Công ty STK duy trì một cơ cấu vốn khá an toàn ở cả 2 năm. Điều này cho thấy Công ty đang thực hiện chính sách tài trợ thận trọng, tìm kiếm nguồn vốn chủ yếu từ chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh mang lại. Khi nền kinh tế đang có những biến động xấu (nhu cầu tiêu thụ dệt may giảm ở các thị trường chủ chốt như Mỹ và EU do khủng hoảng năng lượng, lạm phát,...), công ty có thể tiếp tục duy trì chiến lược này và thay đổi theo hướng sử dụng vốn hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn khi thấy dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế.

18

(*) Phân tích nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến NCVLĐ

Tài sản kinh doanh

Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch

Các khoản phải thu ngắn hạn

+138.963.896.220 Phải trả người bán ngắn hạn

-71.607.586.525

Hàng tồn kho -5.368.467.403 Người mua trả tiền trước ngắn hạn

-32.839.460.157

Tài sản ngắn hạn khác

+31.047.120.401 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

-8.242.174.053

Phải trả người lao động

-1.997.049.924

Chi phí phải trả ngắn hạn khác

-1.818.347.561

Phải trả ngắn hạn khác

+426.141.673

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

+1.116.768.677

Cộng +164.642.549.218 Cộng -

114.961.707.870

Nhận xét:

So với cuối năm 2021, nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng mạnh khoảng 279.604.257.088 VNĐ (122%), điều này cho thấy một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang cần được bên thứ thứ ba tài trợ tăng lên 279.604.257.088 đồng

NCVLĐ tăng do cả tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh đều tăng, chủ yếu là do tài sản kinh doanh tăng.

+ Tài sản kinh doanh tăng chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Khoản phải thu ngắn hạn tăng 138.963.896.220 đồng so với đầu năm, điều này cho thấy vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng nhiều, vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán. Có thể là do doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng để tăng

lượng tiêu thụ sản phẩm. Từ đó cũng dẫn đến hàng tồn kho giảm 5.368.467.403 đồng so với đầu năm

+ Nợ kinh doanh tăng chủ yếu do quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng vọt 1.116.768.677 đồng so với đầu năm, điều này có thể do doanh nghiệp mở rộng, mở rộng các chính sách khen thưởng cho nhân viên làm tăng nợ kinh doanh. Tuy nhiên, các khoản phải trả người bán, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác đều giảm, điều này cho thấy doanh nghiệp có uy tín khá tốt đối với bạn hàng, chủ nợ sẵn sàng cho doanh nghiệp thanh toán chậm trong thời gian dài.

=> Tỷ số giữa NCVLĐ và doanh thu thuần của cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 nên có thể thấy Công ty có sự tiết kiệm tương đối về vốn trong việc tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, công ty cần ít vốn hơn để đạt được 1 đồng doanh thu. Tuy nhiên, ở đây NCVLĐ tăng là chưa hợp lý đối với doanh nghiệp, áp lực về ngân quỹ của doanh nghiệp lớn.

(*) Phân tích NQR và mối quan hệ với VLĐR và NCVLĐ

Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động có thể được biểu diễn như sau:

Cuối năm 2021 Cuối năm 2022 NQR

44.878.101.757 VLĐR 274.364.231.169

NQR

107.188.829.541 VLĐR 616.279.216.041 NCVLĐR

229.486.129.412

NCVLĐR 509.090.386.500

Nhận xét: Công ty dư thừa ngân quỹ cả hai năm và mức độ ngày càng tăng, điều này có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của công ty thỏa mãn toàn bộ nhu cầu vốn lưu động. Phần còn lại chưa sử dụng để trên tiền hoặc đang đầu tư tài chính ngắn hạn. Như vậy, có thể thấy rằng Công ty đang duy trì một cơ cấu vốn rất an toàn.

- Đầu năm, NQR thặng dư, VLĐR tài trợ được cho toàn bộ NCVLĐ và còn thừa nằm ở ngân quỹ, doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn. Doanh nghiệp có cơ cấu vốn an toàn nhưng chi phí sử dụng vốn cao.

- Cuối năm, NQR tiếp tục thặng dư, Công ty dư thừa ngân quỹ cả hai năm và mức độ ngày càng tăng, điều này có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của công ty thỏa mãn toàn bộ nhu cầu vốn lưu động. Phần còn lại chưa sử dụng để trên tiền hoặc đang đầu tư tài chính ngắn hạn. Như vậy, có thể thấy rằng Công ty đang duy trì một cơ cấu vốn rất an toàn.

20

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sợi thế kỷ (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)