CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2022
4.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
4.1.1. Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình =
=
(Giả sử số ngày làm việc 1 năm là 360 ngày)
Bảng 1.1. Bảng so sánh vòng quay KPT và kì thu tiền trung bình của STK năm 2021 và 2022.
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.042,4 2.114,5 72,14 3,53%
KPT ngắn hạn bình quân (tỷ đồng)
80,95 164.59 11,70 14,46%
Vòng quay KTP (lần) 25,23 30,54 5,31 21,03%
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 14,27 11,79 (2,48) (17,38%) Bảng 1.2: So sánh vòng quay KPT của STK với một số công ty khác (ADS và SVD) cùng ngành trong năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
STK SVD ADS STK SVD ADS
Vòng quay KTP (vòng) 25,23 4,79 7,11 30,54 6,46 9,03
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 14,27 76,13 51,37 11,79 56,54 40,4 Ý nghĩa:
Năm 2022 vòng quay khoản phải thu là 30,54 vòng có nghĩa là trung bình mỗi đồng nợ phải thu mang lại 30,54 đồng doanh thu thuần trong kỳ, và cũng đồng nghĩa với 30,54 lần tiền thu về bán hàng bình quần của doanh nghiệp trong một kỳ.
Nhận xét:
Vòng quay KPT của năm 2022 là 30,54 lần tăng 5,3 vòng (21,03%) so với năm 2021 tương ứng với kỳ thu tiền trung bình giảm 2,48 ngày qua đó cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh hơn, tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán tăng lên. Từ đó, cho thấy thời gian vốn bị tồn đọng trong khâu tiêu thụ của năm 2022 lâu hơn so với năm 2021 và hiệu suất sử dụng vốn của năm 2022 giảm đi so với năm 2021.
Nguyên nhân:
VQKPT = DTT / KPT vậy nên ta sẽ x–t tác động của từng nhân tố DTT và KPT bìnhbq
quân
- Doanh thu thuần của năm 2022 tăng 72,14 tỷ đồng tương ứng tăng 3,53% so với năm 2021. Và theo báo cáo thường niên năm 2022 của STK có ghi nhận giá bán sản phẩm tăng 9,5% so với năm 2021
=> I = 1 + 9,5% = 1,095p
I = 1+ 3,53% = 1,0353R
DTT = q x pt
IR = I x Iqt p
=> I qt=
=> I = 0,9455qt
=> Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của năm 2022 giảm 5,45% so với năm 2021 do 2 nguyên nhân chính sau:
+ Khoản giảm trừ doanh thu (trong đó có hàng bán bị trả lại) năm 2022 từ 176 triệu đồng lên 2,248 triệu đồng (tương đương 1177%) tăng nhanh hơn so với doanh thu thuần bán hàng (3,53%) có thể cho thấy chất lượng sản phẩm doanh nghiệp quản lý chưa tốt.
+ Đầu năm 2022, nhu cầu sợi tái chế lên cao (do yêu cầu quy tắc xuất xứ theo các FTA thân thiện với môi trường) giúp hoạt động kinh doanh của STK hưởng lợi. Nhưng từ giữa năm 2022 đến cuối năm, vì ảnh hưởng của lạm phát tại Mỹ lên tới đỉnh điểm vào T6/2022 nên khách hàng trực tiếp lẫn gián tiếp của STK thu hẹp quy mô đơn hàng nên ảnh hưởng
22
trực tiếp lên sản lượng tiêu thụ và doanh thu thuần cả năm của STK bị ảnh hưởng (chỉ đạt 80% kế hoạch so với chỉ tiêu ban điều hành đặt ra) dù có tiết giảm các chi phí liên quan.
- Khoản phải thu bình quân của năm 2022 tăng 11,7 tỷ đồng tương ứng tăng 14,46% so với năm 2021. Nguyên nhân là do:
+ Trước việc chất lượng hàng bán bị trả lại do không được đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã đẩy mạnh số lượng sản phẩm bằng cách mở rộng chính sách bán chịu cho khách hàng (đặc biệt là công ty TNHH Unifi Châu Á Thái Bình Dương Hồng Kong) nhằm thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng
+ Công tác quản lý khoản phải thu chưa hiệu quả do còn ứ đọng vốn, tăng nhu cầu vốn lưu động; trong khi điều kiện quy mô giảm (vì đến cuối năm 2022, doanh nghiệp phải thanh lý một phần nhà máy do không đủ khả năng vận hành), làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
=> Có thể thấy rằng, mặc dù DN có DTT qua 2 năm tăng nhưng tốc độ tăng không nhiều (tăng nhẹ chỉ do DN tăng giá bán sản phẩm thêm 9,5% so với năm 2021) làm tăng hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp; nhưng thời gian vốn tồn đọng trong khâu tiêu thụ lâu khiến hiệu suất sử dụng vốn bị giảm sút.
4.1.2. Phân tích vòng quay HTK và số ngày vòng quay HTK
=
(Giả sử số ngày làm việc 1 năm là 360 ngày)
Bảng 2.1. Bảng so sánh vòng quay HTK và số ngày một vòng HTK năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Giá vốn hàng bán (tỷ đồng) 1.667,9 1.741,2 73,33 4,40%
HTK bình quân (tỷ đồng) 436,02 486,82 32,80 7,52%
Vòng quay HTK (lần) 3,83 3,71 (0,11) (2,91%) Số ngày vòng quay HTK
(ngày)
94,11 96,93 2,82 2,99%
Bảng 2.2. So sánh vòng quay HTK và số ngày một vòng HTK của STK với một số công ty khác cùng ngành (SVD, ADS) trong năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
STK SVD ADS STK SVD ADS
Vòng quay HTK (vòng) 3,83 7,3 2,56 3,71 3,71 3,06
Số ngày một vòng HTK (ngày)
94,11 49,7 142,5 96,93 98,49 119,3
Ý nghĩa:
Vòng quay HTK năm 2022 là 3,71 nghĩa là trung bình HTK luân chuyển trong một kỳ là 3,71 lần.
Nhận xét:
Vòng quay HTK năm 2022 là 3,71 vòng giảm 0,11 vòng so với năm 2021 hay số ngày của 1 vòng quay HTK tăng 2,82 ngày
Nguyên nhân:
Vòng quay HTK chịu ảnh hưởng bới 2 nhân tố: Giá vốn hàng bán và HTK bình quân do có công thức VQHTK = GVHB/HTKbq
- GVHB của năm 2022 là 1.741,2 tỷ đồng tăng 73,33 tỷ đồng tương ứng 4,40% so với năm 2021
GVHB = slsptt * GVHB/1 đvi
=> ICOGS = ISLSPTT * Icogs/1đv
Icogs/1đv = I / Icogs slsptt = 1,044 / 0,9455 = 1,1041
=> Giá vốn hàng bán trên 1 đơn vị sản phẩm của năm 2022 tăng 10,42% so với năm 2021 (Các yếu tố khác không đổi)
24
=> Có thể nói, hàng hóa bị trả lại tăng, trong khi giá vốn 1 sản phẩm cũng tăng cho thấy chất lượng sản phẩm không được cải thiện mà doanh nghiệp còn đang lãng phí nguyên vật liệu và việc quản lý chi phí sản xuất DN làm chưa tốt.
- Hàng tồn kho bình quân của năm 2022 tăng 32,8 tỷ đồng, tương ứng với 7,52% so với năm 2021 nguyên nhân chính là do:
+ Sản phẩm sợi của STK cung cấp cho những thương hiệu hàng đầu như Adidas, Puma nên lượng tiêu thụ sản phẩm của các thương hiệu lớn này cũng ảnh hưởng gián tiếp lên vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mức lạm phát tại các khu vực xuất khẩu dệt may lớn như Mỹ và EU giảm chậm, nhu cầu về các loại quần áo cao cấp làm từ sợi tái chế (áo sơ mi, áo phông…) chậm lại, khiến việc tồn kho mặt hàng cũ cũng như ra mắt sản phẩm mới của các thương hiệu bị trì hoãn. Thương hiệu không đẩy được hàng tồn kho đi thì cũng sẽ không nhập thêm được nguyên vật liệu về để sản xuất tiếp. Sự chậm trễ trong các đơn đặt hàng của khách hàng dệt do mức tồn kho cao của phía sản xuất và bán hàng, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản lượng của công ty STK. Điều đó cũng gián tiếp khiến cho vòng quay hàng tồn kho của STK năm 2022 chậm hơn so với cùng kỳ năm trước và đồng nghĩa với việc số ngày một ngày vòng quay hàng tồn kho dài hơn.
=> VQHTK giảm do tốc độ tăng của HTK tăng nhanh hơn tốc độ tăng của GVHB.bq
4.1.3. Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Bảng 3. So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của STK với các công ty cùng ngành (SVD, ADS) năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.042,4 2.114,5 72,14 3,53%
TSCĐ bình quân (tỷ đồng) 860,33 768,66 (91,68) (10,66%) Hiệu suất sử dụng TSCĐ của
STK
2,37 2,75 0,37 15,88%
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của SVD
1,8 1,62 (0,18) (0,1%)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của ADS
6,07 8,36 2,29 37,73%
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2022 tăng 0,37 so với năm 2021, cho thấy 1 đồng TSCĐ bình quân thì tạo ra được thêm 0,37 đồng doanh thu thuần
=> Hiệu suất sử dụng vốn năm 2022 tăng so với năm 2021 Nguyên nhân:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ chịu tác động của 2 nhân tố: DTT và TSCĐ bình quân - DTT đã phân tích ở trên
- TSCĐ bình quân giảm 91,68 tỷ đồng hay giảm 10,66% so với năm 2021. Trong năm 2022, TSCĐ cuối năm giảm so với đầu năm (từ 860,33 tỷ đồng xuống 768,66 tỷ đồng). Để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty đã mua máy móc và trang thiết bị cho giai đoạn 1 từ năm ngoái, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các máy móc, thiết bị mới được đầu tư không thể đưa vào sử dụng để sản xuất được mà vẫn bị khấu hao lũy kế giảm, làm ảnh hưởng đến TSCĐ của cả doanh nghiệp (91,68 tỷ đồng) và tác động đến hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp . Đồng thời, trong tháng 10/2022, cũng do tình hình kinh tế bị ảnh hưởng, STK đã đóng của nhà máy Củ Chi, chiếm 30% năng lực sản xuất của STK do nhu cầu suy yếu. Nên việc STK tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ phần lớn là do việc gia tăng doanh thu thuần.
4.1.4. Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Bảng 4. So sánh hiệu suất sử dụng TTS của STK với các công ty cùng ngành (SVD, ADS) năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
26
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.042,4 2.114,5 72,14 3,53%
TTS bình quân (tỷ đồng) 1.837,3 2.048,1 (210,8) (11,47%) Hiệu suất sử dụng TTS của
STK
1.11 1.03 (0.080) (7.12%)
Hiệu suất sử dụng TTS của SVD
1.09 0,84 (0,25) (22,94%)
Hiệu suất sử dụng TTS của ADS
0,79 0,81 0,02 2,53%
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2022 của công ty STK đạt 1,03 lần giảm 0,07 lần so với năm 2021 cho thấy, cứ một đồng tài sản bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra ít doanh thu hơn so với năm 2021 là 0,07 đồng.
Nguyên nhân:
Năng lực hoạt động của tổng tài sản nhìn chung giảm do ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố đã phân tích bên trên là vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và năng lực hoạt động của tài sản cố định.