CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2022
4.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
=
Bảng 4.2.1 Bảng so sánh KNTT nợ ngắn hạn của STK với các công ty cùng ngành (SVD, ADS) năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 986,23 1.199,9 213,72 21,67%
Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 711,87 583,67 (128,19) (18,01%) Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của
STK
1,385 2,056 0,670 48,39%
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của SVD
1,26 2,51 1,25 99,21%
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của ADS
1,24 1,22 (0,02) (1,62%)
Ý nghĩa:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2022 là 2,056 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 2,056 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.
Nhận xét:
Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn sẽ thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của STK đang ở mức tốt (lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn 4) cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn không cao và đòn bẩy tài chính thấp, STK cần phát triển thêm để có thể thúc đẩy các bước tăng trưởng vượt bậc.
Nguyên nhân:
Tình trạng thanh khoản ngắn hạn tốt đến từ nhiều nguyên nhân ví dụ như là tài sản hiện tại và đầu tư ngắn hạn đang được gia tăng và nợ ngắn hạn được chuyển theo khuynh hướng giảm, hay các khoản phải thu lớn (các khoản này bao gồm không thu hồi hay không thể thu hồi được); số lượng hàng tồn kho lớn...Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn của STK năm 2022 tăng lên đáng kể (cụ thể là 48,39%) nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn lại tăng lên 21,67%
tuy nhiên nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2022 giảm -18,01%. Bởi sau dịch bệnh Covid, tình hình hoạt động kinh doanh của STK nói riêng và ngành may mặc nói chung có dấu hiệu phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, đứng trước tình hình khó khăn, STK đã phát hành thêm cổ phiếu để trả cho cổ tức tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên từ đó các khoản nợ của doanh nghiệp cũng dần được thanh toán.
Đánh giá chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành:
Nhìn vào bảng số liệu so sánh trên, ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2022 của STK và CTCP Đầu tư & Thương mại Vũ Đăng (SVD) đều tăng lên đáng kể và đều lớn hơn 2, chỉ có CTCP Damsan (ADS) hai năm liền đều chỉ ở mức 1
28
Trong 3 công ty, SVD có tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao nhất, đứng thứ hai là STK và sau đó là ADS. Hai công ty là SVD và STK có tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là ở mức 2, với con số này sẽ đem lại cho doanh nghiệp sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Còn ADS tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn được đánh giá khá thấp dễ dẫn đến các rủi ro thanh toán. X–t về sự biến động thì STK là đứng thứ 2 trong 3 doanh nghiệp có tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn năm 20222 tăng so với năm 2022, tốc độ tăng cũng tương đối lớn nhưng chưa bằng SVD.
4.2.2. Khả năng thanh toán nhanh = =
Bảng 4.2. Bảng so sánh KNTT nhanh của STK với các công ty cùng ngành (SVD, ADS) năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 986,23 1.199,9 213,72 21,67%
Hàng tồn kho (tỷ đồng) 472,50 466,14 (6,37) (1,35%)
Nợ ngắn hạn 711,87 583,67 (128,19) (18,01%)
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của
STK 0.72 1.26
0.54 74.21%
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của
SVD 0,78 1,18
0,4 51,28%
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của
ADS 0,8 0,9
0,1 12,5%
Ý nghĩa:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2022 là 1.257 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ đảm bảo bởi 1.257 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.
Nhận xét:
Tỷ số này của công ty STK trong 2021 nhỏ hơn 1, sang 2022 tăng lên >1 (1,257). Hệ số khả năng thanh toán nhanh của STK năm 2022 là 1.257 (thỏa mãn điều kiện lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn 2), cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao, tương tự SVD cũng vậy. Ngược lại là ADS với hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2022 là 0,9 < 1 cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản chưa cao.
Chỉ số này của doanh nghiệp thấp thì có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên hệ số này có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu phải trả trong kỳ của doanh nghiệp.
Nguyên nhân:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của TSNH (sau đó loại bỏ đi hàng tồn kho) rồi so với nợ ngắn hạn. Với tình hình lạm phát cao và suy thoái kinh tế sau đại dịch, để duy trì và mở rộng hoạt động doanh nghiệp, để nhanh giải phóng lượng hàng tồn kho tồn trữ, STK quyết định phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, từ đó 2022 tài sản ngắn hạn tăng 21,67% trong khi khoản nợ ngắn hạn lại giảm -18,01%
điều đó cho thấy khả năng thanh toán của STK năm 2022 là tương đối nhanh, k–o theo hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Đánh giá chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành:
Có thể thấy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của 3 doanh nghiệp cùng ngành năm 2021 hầu hết đều nhỏ hơn 1. Tuy nhiên sang 2022 thì STK và SVD có tỷ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên >1, trong đó STK có tỷ số cao nhất trong 3 doanh nghiệp cụ thể là 1,26. Năm 2021 khả năng thanh toán nhanh của STK chỉ xếp thứ hai với tỷ số 0,72. Tuy nhiên sang năm 2022 STK đã vượt qua SVD đứng thứ nhất về khả năng thanh toán nhanh với tỷ số 1,26. Trong 3 doanh nghiệp STK cũng là doanh nghiệp duy nhất có biến động tăng về tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
4.2.3. Khả năng thanh toán ngay =
Bảng 4.2. Bảng so sánh KNTT ngay của STK với các công ty cùng ngành (SVD, ADS) năm 2021 và 2022
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch
30
Tuyệt đối
( +/-)
Tương đối (%)
Tiền (tỷ đồng) 366,21 235,28 (130,92) (36,75%)
ĐTTC ngắn hạn (tỷ đồng) 26 180 154 (592,31%)
Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 711,87 583,67 (128,20) (18,01%)
Hệ số KNTT ngay của STK 0.551 0.712 0.161 29,14%
Hệ số KNTT ngay của SVD 0,06 0,66 0,6
Hệ số KNTT ngay của ADS 0,31 0,28 -0,03
Ý nghĩa:
Hệ số thanh toán ngay của công ty năm 2022 là 0,712 tức là với lượng tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn hiện có DN không đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Nhận xét:
Tỷ số thanh toán ngay của Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ cả hai năm đều lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn 1, cụ thể là 0.551 vào năm 2021 và 0.712 năm 2022 . Điều này cho ta thấy nếu như các chủ nợ mà cùng đòi nợ thì công ty chưa chắc có khả năng thanh toán ngay cho các chủ nợ. Công ty cần có những biện pháp tăng khả năng thanh toán ngay để đảm bảo việc kinh doanh.
Nguyên nhân:
Hệ số khả năng thanh toán ngay được đo lường bằng tổng khoản tiền và ĐTTC ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, mà cũng từ sự kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, tăng khoản TS ĐTTC, giảm khoản tiền mặt dẫn đến ở chỉ số năm 2022 khoản tiền và nợ ngắn hạn giảm lần lượt là -35.75% và -18.01%, tuy nhiên ĐTTC lại tăng vọt lên tới 592.31% so với năm trước khiến cho hệ số khả năng thanh toán ngay từ đó cũng tăng lên, hệ số thanh toán ngay càng lớn thì khả năng thanh toán càng được đảm bảo, doanh nghiệp càng an toàn.
Đánh giá chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành:
Hệ số khả năng thanh toán ngay của 3 doanh nghiệp trong cả hai năm nhìn chung đều khá thấp, chỉ có duy nhất STK có tỷ số khả năng thanh toán ngay vượt qua được tỷ số 0,5 (tỷ số kì vọng của chủ nợ) và đang chiếm vị trí cao nhất. SVD năm 2022 cũng có tỷ số >
0,5 tuy nhiên vẫn chỉ xếp thứ hai sau STK
X–t về sự biến động, cả STK và SVD có tỷ số khả năng thanh toán ngay năm 2022 đều tăng lên so với năm 2021, chỉ có duy nhất ADS tỷ số này giảm đi và vẫn thấp hơn tỷ số kỳ vọng rất nhiều. Nhìn chung ta thấy hệ số thanh toán ngay của công ty STK là 0,712 là cao nhất trong 3 doanh nghiệp