Các thông số kỹ thuật và yêu cầu công nghệ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV thừa thiên huế (Trang 31)

Số lượng máy phân ly: 2 máy phân ly thô 1 máy phân ly tinh Số lượng đĩa phân ly ở

Máy phân ly thô : 51 đĩa Máy phân ly tinh : 49 đĩa Số lượng lỗ pet ở mỗi đĩa : 8 pet Đường kính lỗ pet của

Máy phân ly thô : 1,8 cm Máy phân ly tinh : 2,2 cm Tốc độ quay của đĩa ở

Máy phân ly thô : 4600 v/p Máy phân ly tinh : 5100 v/p Nồng độ dịch sữa sau khi phân ly ở

Máy phân ly thô : 9-110 Bolme Máy phân ly tinh : 19-210 Bolme Công suất của môtơ : 45 kw

d. Sự cố và cách khắc phục

- Dịch sữa ra không đạt yêu cầu do các chất cặn bẩn bám phía trong đĩa. + Khắc phục bằng cách làm vệ sinh bằng bơn cao áp.

- Các lỗ pet bị bít kín làm sữa không thoát ra kịp. + Khắc phục bằng cách ngừng máy để làm vệ sinh. - Các đầu pet bị teo do áp lực phun sữa lớn.

+ Khắc phục bằng cách gia công hoặc thay mới.

- Trường hợp hụt sữa, van tự động khí nén solenoid mở nước để cho máy chạy có tác dụng làm mát, tránh trường hợp máy chạy không tải gây nóng máy có thể cháy và nổ động cơ. Van solenoid hoạt động dựa vào đồng hồ đo lưu lượng sữa vào máy. Tuy nhiên có trường hợp sữa vào máy đủ nhưng không đủ áp lực khí, van sẽ không đóng. Lúc này sữa sẽ bị bơm ngược lên tháp. Do vậy phải luôn đảm bảo lượng khí nén cần thiết.

e. Cách thức vận hành

Kiểm tra nước cấp phải đủ, đồng hồ đo lưu lượng nước phải tốt.

Kiểm tra, mở hết van nước cấp, van cấp dịch sữa cho máy, đóng van kiểm tra bơm nước dưới máy, mở hết van hồi lưu dịch sữa về thùng lớn.

Kiểm tra các van, thường đóng thường mở các van đúng quy định từ máy 1 đến máy 3. Kiểm tra vệ sinh bơm và làm kín bơm.

Quay tay các bơm dịch sữa và bơm cao áp phải nhẹ. Kiểm tra dầu bôi trơn, khớp nối và các bơm dịch sữa. Kiểm tra bơm ở vị trí mở.

Bật toàn bộ aptomat ở tủ chính để cấp điện cho các tủ điều khiển.

Khi dịch sữa trong bồn hết, tắt hai bơm dịch sữa cấp cho 2 máy phân ly 1 và 2, khi đó van nước an toàn sẽ mở điều chỉnh van nước vào máy phân ly 1 và 2 với lưu lượng từ 10000-180000l/h để rửa máy trong 2 phút mới tắt máy phân ly 3.

Khi dịch sữa trong thùng phân ly 3 hết báo cho công nhân vận hành ly tâm biết rồi tắt bơm dịch sữa cấp cho máy ly tâm.

Tắt các chổi quét 1,2,3.

Hình 7.: Cấu tạo máy ly tâm

1. Vỏ máy 2. Dao cào bột 3. Rỗ lưới 4. Trục máy 5. Puly 6. Vòi phun 7. Piston thủy lực 8. Đế máy

a. Cấu tạo

Là kiểu máy trục nằm một phía, cả 2 gối đỡ nằm về cùng một phái so với rổ. Khung máy được làm bằng thép cacbon, phần tiếp xúc với bột làm bằng thép không gỉ. Vỏ ngoài có dạng hình trụ đặt nằm ngang.

Rổ lưới là một lớp vách ngăng hình trụ đặt song song với vỏ. Trên vách ngăng này có các lỗ để thoát phần sữa loãng. Mặt trong của lớp vách ngăn này là một lớp lưới vải. Trục máy được đỡ bằng 2 ổ bi nằm cùng phía với rổ, phía trước trục gắn rổ để truyền chuyển động cho động cơ. Nắp máy gồm bên ngoài làm bằng thép cacbon, mặt trong bọc một lớp thép không gỉ, liên kết thân máy bằng bản lề, có thể đóng mở dễ dàng theo chiều xoay bản lề. Trên nắp có gắn các ống dẫn, họng cấp sữa, dao cào bột và các cơ cấu truyền động dao gạt.

Bộ ly hợp thủy lực là một cơ cấu truyền động hợp lý trong trường hợp này. Do vận tốc của máy ly tâm lớn, ngoại lực tác động đến rổ thay đổi liên tục và lớn (nạp sữa, cào bột), vì vậy không thể truyền động bình thường mà phải qua cơ cấu ly hợp thủy lực để tránh trường hợp sốc máy.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV thừa thiên huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w