Máy trích ly:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

e. Cách thức vận hành

3.2.9. Máy trích ly:

Hình 3.5. Cấu tạo máy trích ly

1.Đường sữa vào 4. Khung thiết bị 7.Dây curoa 10. Rổ lưới 2.Đường nước bổ sung 5.Pet phun 8. pully 11.Cửa dịch sửa ra 3.Đường nước 6.Môtơ truyền động 9.đĩa phân phối 12. cửa tháo bã

a. Cấu tạo

Tất cả các bộ phận đều được làm bằng thép không gỉ, rổ lưới nằm ngang, hình nón, có đường kính 850 mm, tốc độ quay 1200 vòng/phút đối với trích ly thô, 980 vòng/phút đối với trích ly tinh.

Lưới: Tuỳ từng vị trí của máy để bố trí kích cỡ lưới thích hợp như trên. Tất cả

các bộ phận đều được làm từ thép không rỉ, rỗ lưới nằm ngang có đường kính 850mm gồm 10 máy trích ly trong đó có 6 máy trích ly thô còn 4 máy còn lại là trích ly tinh. Lưới được trang bị bằng thép không rỉ có cở lỗ phụ thuộc vào vị trí từng máy, với các máy trích ly thô là từ 125µm trở lên, với máy trích ly tinh là khoảng 100µm co hệ thống vòi phun nước rửa và vệ sinh bên trong, vận tốc quay là 1200 vòng/phút, ổ bi và góc đỏ SKF, ngoài ra có đĩa phân phối được gắn vào 1 đầu chóp nón khác trên có hệ thống pet phun, mỗi máy có 48 pet phun, các pet này nghiêng 450 so với đường sin của rổ, các pét này có tác dụng là phun đều dịch sữa lên rổ lưới. Ngoài ra có nắp đậy, cơ cấu kẹp nắp, bình đỡ động cơ, bánh đai.

Truyền động: Mô tơ 22 kW truyền động qua hệ thống puly.

b. Nguyên tắc hoạt động

Dịch sữa bao gồm: nước, tinh bột tự do, xơ, dịch bào…được bơm cấp vào họng chính, sau đó đầu phân phối sẽ phun đều trên rỗ lưới. Dịch sữa trượt trên rỗ lưới từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc. Trong quá trình di chuyển, các phần tử có kích cỡ nhỏ hơn lỗ lưới sẽ lọt qua và theo đường ống xuống thùng chứa sữa. Phần bã có kích thước lớn không lọt qua lưới sẽ trượt trên bề mặt lưới rơi xuống cửa tháo bã ra ngoài. Để tăng hiệu quả của quá trình trích ly, người ta bố trí nước hay dịch sữa loãng phun qua hệ thống pet làm cho dịch sữa loãng ra, trích ly sẽ dễ hơn.

c. Các thông số kỹ thuật

Số lượng máy trích ly: 6 máy trích ly thô và 4 máy trích ly tâm Kích thước lỗ lưới ly tâm của mỗi máy như sau:

1-2 : 125 µm 3-4 : 300 µm 5-6 : 400 µm 7-8 : 100 µm 9-10: 75 µm

Đường kính rổ lưới ly tâm: 850mm Số lượng pét phun ở mỗi máy : 48 pet Công suất của môtơ ở

Máy trích ly tinh : 15 kw Tốc độ quay của rổ lưới ly tâm

Máy trích ly thô : 1200 v/p Máy trích ly tinh : 980 v/p

d. Sự cố và cách khắc phục

- Các lỗ pet bị trít do xơ, làm hạn chế lượng sữa cấp cho máy.  Khắc phục: dùng thanh nhỏ làm thông lỗ.

- Lưới của giỏ quay bị rách làm cho bột thành phẩm có độ xơ cao.

 Khắc phục: dừng máy để thay lưới khác hoặc nếu bị rách ít thì dừng máy để hàn trực tiếp.

- Các ổ bi bị mòn do sử dung lâu ngày hoặc trục máy rung động trong quá trình hoạt động.

 Khắc phục: thay thế, cân bằng trục. - Mô tơ bị hỏng.

 Khắc phục bằng cách thay thế hoặc sửa chữa.

e. Cách thức vận hành

Bước 1 : Chuẩn bị

- Kiểm tra các bơm dịch sữa, bơm bã, bơm tận dụng, hộp giảm tốc của cánh khuấy và tải bã.

- Dầu bôi trơn ổ bi của các bơm dịch sữa và bơm bã phải đạt 1/2 mắt nhớt. - Kiểm tra các lưới trích ly và sàng cong.

- Kiểm tra các bồn chứa dịch sữa, bã, van nước ở chế độ hợp lý.

Bước 2 : Khởi động

- Khi có lệnh của trưởng ca, công nhân vận hành mới được phép khởi động. - Khởi động lần lượt từng máy trích ly thô, trích ly tinh.

- Khi dịch sữa thô đạt 1/3 bồn, khởi động bơm dịch sữa thô cấp cho 2 máy trích ly tinh.

- Khi bồn bã thô đạt 1/3 bồn, khởi động bơm bã thô cấp cho 2 máy trích ly tận dụng 1, vít tải bã.

- Khi dịch sữa tận dụng 1 đạt 1/3 thùng, khởi động bơm bã tận dụng 2 đồng thời cho công nhân vận hành nạp liệu mài biết.

- Khi thùng chứa dịch sữa tinh đạt mức 1/3 thùng, khởi động bơm dịch sữa tinh 1 để cấp cho sàng cong. Khi thùng chứa dịch sữa tinh 2 đạt mức 1/3 thì cho khởi động bơm dịch sữa tinh 2 để cấp cho thùng lớn phân ly đồng thời báo cho công nhân vận hành máy phân ly biết.

- Điều chỉnh các van để máy không bị quá tải và mức dịch trong các thùng không quá 1/2.

- Nếu độ xơ không đạt thì kiểm tra lưới trích ly và báo cho trưởng ca điều động công nhân cơ điện thay thế hoặc hàn lưới nếu lưới bị thủng. Trước thi kiểm tra lưới phải tắt máy và treo bảng cấm đóng điện.

- Thường xuyên vệ sinh sàng cong.

- Thường xuyên theo dõi các thiết bị máy móc trong quá trình vận hành, nếu máy hoạt động khôg bình thường phải báo cho trưởng ca.

Bước 4 : Kết thúc

- Khi hết dịch sữa, bã ở thùng nào thì dừng các bơm dịch sữa, bơm bã ở thùng đó, đồng thời ngừng luôn các cánh khuấy.

- Máy không còn dịch sữa cấp vào thì ngừng máy đó. - Vệ sinh các máy trích ly, thùng dịch sữa.

- Ghi đầy đủ các thông tin về nhật ký vận hành BM/03.03_TBHU đúng giờ quy định để giao ca. Trường hợp dừng sản xuất, khi thanh toán dây chuyền, - Công nhân vận hành phải ghi rõ thời điểm kết thúc dây chuyền, mang sổ cho trưởng ca ký tại vị trí biên nhận, lưu sổ tại phòng cơ điện.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV thừa thiên huế (Trang 27 - 30)