Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Đề tài CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

3.2.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh

Đọc thơ Phạm Thị Ngọc Liên chúng ta cảm thấy rất gần gũi như ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày. Với chị, thơ không phải là những cái cao siêu

82

để người ta nhìn mà không hiểu, mà làm thơ là nhu cầu để giãi bày, để tâm sự.

Nếu tâm sự mà người ta không hiểu thì có phải mình đã phí công làm một việc vô ích rồi chăng. Thơ của chị dù là thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, là thơ lục bát hay thơ tự do thì ta đều nhận thấy mạch thơ nhẹ nhàng như đang trôi theo một nguồn cảm xúc.

Với thơ của các cây bút cùng thời như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Xuân Quỳnh ... người đọc cũng từng bắt gặp những câu thơ giản dị mộc mạc. Điều ấy thể hiện trong cách các chị bộc bạch với người mình yêu, thể hiện trong khát vọng tình yêu, trong ước mơ hạnh phúc, trong những ví von gần gũi giàu chất dân gian, trong lời ru ngọt ngào, trong cả cái cách xưng hô mày - tao dân dã.

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy

(Tự hát - Xuân Quỳnh) Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh) Ngủ đi anh, ngủ đi anh

Em ru cho giấc ngọt lành đêm nay Em ru vầng trán đắng cay

Ru đôi mắt đã tháng ngày chờ trông

(Tập làm lục bát - Ý Nhi) Tấm lòng mày nhân hậu làm sao

Xa cách vậy thương bạn từng hạt cốm

83 ....

Tuổi thì lớn mà tính còn con nít Tao nghĩ mày như hạt cốm non

(Cốm non - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Mang đậm tính chất của lời nói thường ngày, thơ Phạm Thị Ngọc Liên cũng thế, cũng bộc bạch lòng mình, cũng trải lòng mình ra với trời đất, với con người. Ở thơ Phạm Thị Ngọc Liên ta bắt gặp những biểu hiện rất đỗi thân quen, quen đến nỗi quên mất đó là thơ, cứ nghĩ nó là những lời nói hàng ngày.

Bởi vì nhiều khi nghe chanh chua như thể thách thức.

Chờ gì mùa thu mùa đông mùa hè

mùa xuân

chờ gì sương giá chờ gì trăng non chờ gì hoa nở?

....

Ôi

Chẳng sợ núi lở Chẳng sợ cây đổ

Chờ gì mùa thu mùa đông giá có một lần

về nơi ấy mênh mông

(Không đề)

Những câu thơ rất nhẹ nhàng, đọc lên gần gũi, giản dị biết bao. Với việc dùng từ "chờ" lặp đi lặp lại nhiều lần, cùng với những hình ảnh của cây cỏ, của bốn mùa đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc, gợi lên sự mênh mông của đất trời.

84

Cũng có khi nói về sự mộc mạc như thể lời kể chuyện tâm tình, lời tâm sự về hoàn cảnh sống, về tình cảm gia đình, tình cha con và những chăm sóc tận tình mà những người thân trong gia đình dành cho nhau.

Đó là sự nhớ nhung của người con khi đi học xa nhà:

Mang nụ cười của mẹ đi xa để lại nỗi nhớ

con đừng khóc khi gọi điện về nhà đừng than thèm ăn cơm mẹ nấu đừng hỏi Sài Gòn mưa nắng ra sao

đừng kêu thất thanh "con chỉ còn một phút"

mẹ ơi, con nhớ nhà...

(Gửi con gái ở xa) Và là sự đau thương khi mất mát người thân yêu nhất:

Bỗng một ngày chỉ còn như cây khô là cha tôi

Nhựa sống đã tuôn vào mái tóc xanh đôi mắt giọng cười

những bình minh nở hoa những chiều tàn sương rụng tôi khóc tôi cười.

Nhựa sống đã kết tinh thành ngọc cho tôi đeo ngày theo chồng rồi não nề chảy ra khi tôi cô đơn khi tôi giá lạnh

(Khúc hát)

Mộc mạc như ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn đảm bảo được sự hòa phối âm thanh như một bản giao hưởng mà nhà soạn nhạc đã dày công biên

85

soạn. Vẫn đầy đủ cả nốt trầm bổng để diễn tả được hết tâm sự của chị đối với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Đề tài CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)