CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
3.3.1. Giọng điệu kể lể, tâm sự
Cũng như thơ ca giai đoạn này có xu hướng gắn bó gần gũi với hiện thực cuộc sống đời thường. Không hướng tới ca ngợi những điều lớn lao, xa vời, thơ ca trở về với nỗi nhọc nhằn của mỗi kiếp người. Nguyễn Huy Thiệp đã kí thác những suy ngẫm về văn chương và cuộc đời qua lời của nhân vật Nhâm trong Bài học nông thôn:
Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ Sự bất lực của hình thức biểu đạt Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất Những số phận hắt hiu đầy mặt đất
91 Bao tháng ngày trôi đi Bao kiếp người trôi đi
Sự khéo léo của ngon từ nào kể lại được
Thơ đồng hành cùng con người trên mỗi bước đi của thực tại. Bởi vậy, thơ còn là nhật kí tâm hồn để ghi lại những buồn vui thường nhật, ghi lại những suy nghĩ, những nỗi niềm tâm sự cần sẻ chia... và viết thơ là cách để giãi bày. Thơ của Phạm Thị Ngọc Liên có những bài mang đậm tính liên văn bản (intertextuality), bài thơ nhưng tấm khảm trích dẫn gợi ra trung điệp những lớp nghĩa từ các văn bản gợi nhắc. Tính nhật kí của thơ chị còn thể hiện qua những "bài thơ" mà thực chất là những ghi chép một cách trọn vẹn những câu nói, câu thơ từ kinh Phật hay thơ Tagore (Nhật kí, Hương thơm, Quán trọ). Ghi chép lại những "văn bản" sẵn có là cách Phạm Thị Ngọc Liên gửi gắm điều mình muốn nói, đồng thời tiềm tàng một tư duy đối thoại trong mạch liên hệ giữa người xưa và nay. Những ghi chép về thơ Abanindranath Tagore là điểm tựa tinh thần cho cái tôi tình nhân trong thơ chị tìm thấy điểm bấu víu, nương náu cho một trái tim cuồng say những cũng nhiều mất mát, khổ đau: "Hãy đặt lòng tin vào tình yêu chô dẫu tình yêu mang lại khổ đau.
Chẳng nên khép kín lòng mình như thế" (Quán trọ) hay trong Nhật kí là những câu thơ:
- Thật can trường cho những ai phải ôm nỗi buồn riêng không người san xẻ
TAGORE
Có những khi khổ đau, thất vọng, người đàn bà trong thơ chị vịn những câu thơ để đứng dậy và bước tiếp trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Đồng thời, cái tôi tình nhân mượn câu thơ tình của một nhà thơ tình nổi tiếng thế giới như khẳng định sức sống bất diệt của tình yêu.
Giọng điệu kể lể, tâm sự in dấu lên những trang thơ viết về cái tôi trữ
92
tình đặt trong mối quan hệ với cuộc sống đời thường: Sinh nhật, Quà tặng của thượng đế, Điều kì diệu của mùa xuân, Kết thúc một tác quyền, Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Ngày dài, Tự ca của những Eva cô quạnh, Thông điệp... Ở đó, nhân vật trữ tình kể về công việc hay những âu lo của mình:
Mỗi ngày tôi mỗi đi qua công việc của mình Điềm đạm và bình thản
Những cảm xúc đôi khi chai lì và tôi hằng kiên nhẫn lắng nghe Chờ đợi điều kì diệu
Tôi hằng thèm bắt được hơi thở của bình minh Mà mỗi giọt chuyển động ứa ra từng giọt nhựa Dẻo quánh sự sống
Như tinh túy quý báu được lọc ra từ những điều tầm thường Vẫn nháy lên một tia chớp sáng rực
Dẫn đường cho tôi đi
(Điều kì diệu của mùa xuân) Thơ giống như những ghi chép vụn trong ngày về mọi chuyện từ lớn tới bé đang quay cuồng diễn ra trước mắt. Chiến tranh là bài thơ được viết theo lối "tin tức", "thời sự" hoặc "nhật kí", dẫu trong lời "vô sắc" tẩy trắng giọng điệu thì ta vẫn còn nhận được giọng kể lể và cả những âu lo, những dự cảm không lành qua hình thức ghi chép: "9 giờ 34 sáng 20 tháng 3/ tin nhanh tin nhanh/ Mỹ tấn công Iraq/ lũ trẻ bán báo nghêu ngao trên vỉa hè/ nơi em đi qua ánh mặt trời vừa xuyên ngang qua tàn lá... 9 giờ 34 sáng 20 tháng 3/
em mở khóa điện thoại/ màn hình trống rỗng, không tin gọi/ bằn bặt hồi chuông ngân/ đứng ở quảng trường nhìn lên căn phòng của anh/ cây phát tài vẫn xanh mơn mởn/ tin báo từ thị xã/ bà ngoại nhập viện rồi/ có lẽ anh đã đi... 11 giờ 34 phút nhà bếp báo tin không nấu cơm/ cô phóng viên trẻ mua trái xoài vàng ửng/ một chân đong đưa một chân gác lên ghế/ mình
93 viết cái gì bây giờ đây?".
Mở đầu bài thơ thường là một lời kể về một sự việc, một chuyện xảy ra:
"Buổi sáng xỏ chân vào chiếc giày bỏ quên" (Nhớ biển), "Trong giấc mộng màu hoa sức/ em nhớ anh Hà Nội ơi" (Ký ức phố), "Thỉnh thoảng lại nằm mơ thấy trăng/ như nằm mơ thấy ai đó nắm tay mình trên cánh đồng đầy cỏ"
(Ngủ mơ), "Cứ ngỡ nhúng nỗi buồn vào từng giọt rượu buồn sẽ tan ra" (Uẩn khúc khác), "Em thức dậy với buổi sáng trên tay mướt trong/ từng hạt thời gian đem qua đã vô tình đọng lại/ ngoài thềm hoa cúc nở/ một đốm vàng mùa thu" (Tình ca buổi sáng).... Đặc biệt, những bài thơ viết tặng người thân như tặng cha, tặng con, tặng bè bạn... luôn là những bài thơ được viết bởi giọng điệu kể lể, thủ thỉ, tâm tình, gợi nhắc biết bao kỉ niệm. Trong Khi năm tháng lên tiếng, nỗi niềm và tâm sự của người mẹ cất lên thành lời trước dự cảm về những ngày không còn xa, khi những đứa con khôn lớn, trưởng thành. Mới năm nào, cũng mùa hoa mai nở, những đứa con đón năm mới với những phong bao đỏ thắm một cách hồn nhiên. Năm tháng trôi qua, "chân các con dài ra/ tay mẹ thì ngắn lại", người mẹ lặng lẽ tiễn các con đi xa:
Năm nay hoa mai lại nở trong nhà
đứa con gái theo chồng sẽ suốt ngày bận rộn đứa con gái đi học nơi xa sẽ vất vả một mình đêm của mẹ sẽ dài
giấc ngủ chẳng bình yên Mỗi ngày mỗi ngày
càng gần đến ngày các con đi mẹ càng hay khóc
chỉ sợ đến lúc lầm lũi đi tìm những viên gạch từng ô cửa tiếng cười của các con
chỉ sợ sự quạnh quẽ của ngôi nhà qua suốt bốn mùa chỉ sợ bữa cơm hàng ngày lạnh lẽo
(Khi năm tháng lên tiếng) Những tâm sự của cái tôi trữ tình bao giờ cũng được thể hiện bằng giọng
94
điệu nồng nàn, tha thiết, vồ vập, đắm say và khát khao hạnh phúc vô biên.
Những câu thơ là cả một niềm hạnh phúc đến cuồng nhiệt của người con gái đang hạnh phúc hay đau khổ trong tình yêu: "Ôi tiếng sét lúc trời khô/ Thiêu ta chẳng còn hạt bụi/ Dù biển hay chàng hóa thân/ Ta chẳng làm sao thoát nổi..." (Ngụ ngôn trước biển). Tình yêu của người đàn bà mãnh liệt được tô đậm bởi giọng điệu da diết nhớ, cuồng say ngất ngất trong những cung bậc cảm xúc yêu: "Biển u uẩn như trái tim em", "Biển còn nguyên như trái tim em", "Biển rụt rè như trái tim em", "Biển óng nuột như trái tim em", "Biển lặng câm như trái tim em", "Biển hững hờ như trái tim em", "Biển đầy tràn như trái tim em", "Biển tham vọng như trái tim em", "Biển ác nghiệt như trái tim em", "Biển thương nhớ như trái tim em" (Trăm ngõ biển). Người đàn bà khi yêu trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên nói về tình yêu bằng cả trái tim chân thành nên giọng điệu mãnh liệt đến độ muốn "thét" lên thành lời, muốn nói cùng đất trời rằng "em" yêu "anh" rất nhiều (Không có phiên bản thứ 2, Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Lời tỏ tình tháng 5):
với vô vàn thèm muốn lăn trong vòng tay nhai em biết sẽ về đâu
nhớ anh bồn chồn thiết tha
cay đắng
Em Muốn Giăng Tay Giữa Trời Mà Hét yêu anh