CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm
Bên cạnh lớp ngôn từ giản dị, mộc mạc thì Phạm Thị Ngọc Liên còn lựa chọn thứ ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Mỗi ngôn ngữ thơ có một sắc điệu riêng tạo được cái tinh tế trong từng câu thơ và nhờ những lớp ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm Phạm Thị Ngọc Liên đã tạo một sự lôi cuốn đối với người đọc khi tìm hiểu và nghiên cứu về thơ chị. Từng sự vật, hiện tượng trong thơ chị luôn được hiện lên với đầy đủ những màu sắc, đường nét, cảm xúc rõ rệt.
Từ sự rạo rực, hồi hộp đến sự lo âu trăn trở ... tất cả đều được chị thể hiện trên trang viết:
Bây giờ một mình tươi như hoa một mình
dòn dã tiếng cười xoay tròn một mình
nhọc nhằn một mình
nỗi tủi thân sắc cạnh
(Bóng tối trái tim)
Đó là tâm trạng rối ren đan xen nhiều cảm xúc của một con người cô đơn giữa thế gian. Mỗi một câu thơ là một sắc thái cảm xúc riêng, từ vui mừng, cười giòn tan đến nỗi cô đơn một mình. Cảm xúc cứ thăng tiến theo tâm trạng của nhà thơ:
Ôi con dao thời gian
lẽ nào em phải như thế mãi?
lẽ nào thiên nhiên không một lần nhìn lại?
86
chiếc lồng cuộc đời giam giữ cánh chim?
lẽ nào đại dương mênh mông kia cứ lặng thầm cuốn đi rong rêu cát bụi?
Lẽ nào anh chẳng đến bên em xua hết nỗi buồn...
( Bóng tối trái tim)
Có nhà nghiên cứu từng viết: "Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy". Ngôn ngữ cảm xúc giúp Phạm Thị Ngọc Liên thể hiện được nội tâm của mình:
Thỉnh thoảng lại tỉnh giấc mà nghe tim đập liên hồi
từng nhịp đập tìm kiếm hốt hoảng
không ai nắm tay mình không ai cười nói với mình đêm không trăng
đêm buồn lắm
Thỉnh thoảng lại muốn gọi điện trong đêm một con số hú họa
một con số ám ảnh
để nghe tiếng gắt gỏng bên kia đầu dây ai gọi đó?
Thỉnh thoảng lại vùi mặt vào gối thức đến sáng
và mơ...
(Ngủ mơ)
Những câu thơ trầm buồn sâu lắng vừa là âm hình chủ đạo vừa là điểm
87
công phá chuỗi hình ảnh thơ giàu sức gợi của tác giả. Nhịp điệu thơ vừa bồng bềnh, vừa chan chứa sức nặng, chở đầy tâm trạng suy tư của con người cô đơn.
Phạm Thị Ngọc Liên rất tinh tế trong việc thể hiện tình yêu tha thiết, mãnh liệt, đắm say của mình với cuộc sống xung quanh. Sự nhạy bén trực giác cùng với nghệ thuật sử dụng hình ảnh ngôn ngữ linh hoạt của chị đã tạo nên những dòng thơ trong trẻo, thanh bình:
Guốc xanh ai gõ lên đồi cỏ xanh đã rối
ai ngồi đợi ai vẩn vơ
gió thổi ngang tai lời yêu dấu
cũng nhạt phai mắt rồi
Im im đứng Im im ngồi
dửng dưng hoa nở mây trôi nắng tàn...
(Trên đồi xanh)
Cảm xúc thật ngọt ngào, thanh nhẹ, khơi gợi sự lắng trong, yên ả của chiều sâu tâm hồn mỗi con người.
Trong thi ca mùa thu được coi là mùa mang lại cho thi sĩ nhiều cảm hứng thơ nhất. Nếu thu Hà Nội được biết đến với hình ảnh của lá vàng bay, mùa thu của những chùm hoa sữa đưa về thơm cùng gió thì mùa thu Sài Gòn lại ngược lại. Mùa thu của kỉ niệm, của tình yêu, một mùa thu với những
"mây xám giăng giăng mây buồn mây biết nói"
88 Lời mưa hay lời em
chào hạnh phúc của mùa thu cũ bàn tay lạnh thèm bàn tay ấp ủ anh có về cho giấc ngủ xôn xao thu Sài Gòn không có lá vàng đâu
mây xám giăng giăng mây buồn mây biết nói lá xanh vẫy như ngón tay em gọi
cổng nhà ai hé mở đợi trăng về
Cổng nhà ai mùi nguyệt quế nở khuya bay vào hồn em để ngỏ
hoa có dựng lên tường thành cổ quét mùa thu lá mục
ủ mối tình xa xưa...
(Thu khúc)
Đất trời vào thu tâm hồn nhà thơ cũng chuyển biến nhịp nhàng cùng với cảnh vật. Mùa thu - mùa của tình yêu và nỗi nhớ, mùa của những khát khao cháy bỏng và mùa thu luôn gợi lại cho chúng ta những cảm giác êm đềm và sâu lắng. Phạm Thị Ngọc Liên nhớ lại mùa thu đã qua với bao hạnh phúc của một tình yêu đẹp, những kỉ niệm mà đối với chị bây giờ chỉ còn lại dĩ vãng.
Phạm Thị Ngọc Liên đã tạo được dòng chảy tự nhiên cho thơ bằng những ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, giàu sắc thái biểu cảm. Tất cả những yếu tố đó cộng lại đã mang lại cho người đọc sự thân thuộc, gần gũi, dễ cảm, và yêu mến thơ của chị nhiều hơn.