Dạy đọc – hiểu một văn bản thơ người giáo viên cần phải hướng học sinh đến những vấn đề của cuộc sống để học sinh biết quan tâm đến những vấn đề thời sự mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hôm nay…làm cho cuộc sống của học sinh thêm phong phú, đào tạo nên những thế hệ học sinh có kỹ năng sống, có đủ bản
lĩnh và khả năng hòa nhập với xã hội hiện đại mà yêu cầu đầu tiên là biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
VD: Khi dạy bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm giáo viên cần liên hệ cho học sinh thấy được tính thời sự trong bài: Tình yêu đất nước của nhân dân, niềm tự hào về nguồn gốc, về dân tộc, về truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Bản sắc văn hóa của người Việt như: phong tục ăn trầu cau, tập tục bới tóc của người phụ nữ ngày xưa, văn hóa ở nhà của người Việt và đặc biệt là văn minh lúa nước…. Từ đó gợi chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì bình yên cho nhân dân. Bài thơ đặt cho thanh niên phải tự hào, yêu thương, gắn bó xây dựng đất nước, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù đang tìm cách chống phá hòa bình của ta. Tấm lòng nhân đạo của tác giả còn đặt ra cho hôm nay tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Khát vọng của tuổi trẻ ngày nay.
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Ở những câu thơ trên em thấy Nguyễn Khoa Điềm muốn đưa ra một thông điệp gì cho tuổi trẻ?
- Hoặc có thể hỏi theo cách khác: Từ bốn câu thơ trên em hãy cho biết về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước?
Thông điệp mà Nguyễn Khoa Điềm muốn đưa ra với tuổi trẻ qua 4 câu thơ:
Cần có một nhận thức đúng đắn về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”, đất nước không ở đâu xa mà ở trong căn nhà, trong hạt gạo ta ăn hàng ngày, trong môi trường học tập, sinh hoạt…, đất nước gần gũi, thân thuộc, ở quanh ta, ở trong ta, là một phần trong mỗi chúng ta. Vì thế mà tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm với đất nước: “gắn bó và san sẻ” “hóa thân cho dáng hình xứ sở” …biết hi sinh, biết chung sức gánh vác nhiệm vụ chung trong công cuộc xây dựng đất nước; sẵn sàng cống hiến trí tuệ, tài năng để đưa đất nước đi lên.
Đến bây giờ thông điệp của tác giả Nguyễn Khoa Điềm vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại đất nước không còn giặc ngoại xâm, thời đại xây dựng nhận thức đúng đắn của thế hệ thanh niên về đất nước, về vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước. Làm thế nào để phát huy được tinh thần trách nhiệm đối với đất nước: học tập tốt, rèn luyện tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực; có lối sống lành mạnh luôn sẵn sàng san sẻ mọi khó khăn khi Tổ quốc cần. Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần biến lòng yêu nước thành hành động cụ thể. Cần sáng suốt phân biệt giữa yêu nước và hành động quá khích, tránh rơi vào bẫy khiêu khích do kẻ thù giăng ra ( liên hệ tình hình biển đảo Việt Nam ).
Ở bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu
Giáo viên có thể nêu câu hỏi cho học sinh theo hướng gợi mở:
- Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại?
-Từ vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ hiện nay?
Trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy…, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó, giúp các em nhận thức rằng: Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, là một hạnh phúc lớn lao của con người.Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ như: thủy chung, khát khao, tin tưởng, chủ động vươn tới một tình yêu cao đẹp…
Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu. Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tình yêu. Cần phải phê phán.
Ở lứa tuổi các em, phần lớn các em đã biết rung động, biết để ý và nhiều học sinh đã yêu. Tuy nhiên, các em còn khá non nớt và hiểu về tình yêu. Vì vậy, khi dạy đến bài này, tâm lí của học sinh rất hào hứng. Những học sinh đã yêu hào hứng đón nhận, những học sinh đang yêu và cả những học sinh chưa yêu, nhưng nhắc đến đề tài tình yêu, hầu hết học sinh đều rất thích và chăm chú. Vì thế, giáo viên một mặt phải dạy bài học để học sinh hiểu thêm về Xuân Quỳnh, hiểu nội dung và nghệ thuật của Sóng. Một mặt phải trang bị thêm kiến thức về tình yêu tuổi học đường cho các em. Kể cho các em nghe những câu chuyện liên quan đến tình yêu mang tính giáo dục và học tập. Các em rút ra được gì sau những câu chuyện, sau những lời liên hệ bổ ích của giáo viên.
Hay ở một số bài Đọc-hiểu văn thơ khác đều có tính thời sự trong tác phẩm.
Khi dạy giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở cho các em như sau:
VD: Nhà thơ Tố Hữu viết:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” (Từ ấy)
Cảm nhận của em về khổ thơ trên, từ đó bàn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
- Từ quan niệm về thời gian của Xuân Diệu trong bài Vội vàng em có suy nghĩ gì về quan niệm ấy?
- Qua bài thơ “Bên kia sống Đuống” của Hoàng Cầm, em có suy nghĩ như thế nào về việc gìn giữ bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc?
- Nhà thơ Chế Lan viên có viết:
“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu)
Em có suy nghĩ gì về quy luật tâm lí trên? Hãy trình bày quan điểm của mình về quy luật tình cảm đó?
- Tình thương bà và nỗi ân hận của người cháu được thể hiện trong bài thơ “Đò Lèn”- Nguyễn Duy đem đến cho em bài học gì về tình cảm gia đình? Theo em, trong cuộc sống tấp tập hiện nay, tình cảm gia đình có ý nghĩa như thế nào trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của lớp trẻ?
Như vậy, liên hệ tính thời sự trong Đọc- hiểu văn bản thơ nhằm giúp học sinh tìm hiểu và có cách giải quyết vấn đề xã hội trong chính cuộc sống xung quanh. Đó là những vấn đề thuộc các lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống… Chính vì thế, khi thực hiện giải pháp này vào giảng dạy tôi thấy kết quả rất khả thi. Học sinh đã ngày càng hứng thú, hăng hái, sôi nổi xây dựng, phát biểu bài học, khám phá, sáng tạo đưa ra những ý kiến quan điểm cá nhân của mình một cách chính kiến.Vì tác phẩm không còn là một văn bản xa lạ với đời sống các em mà nó mang tính thực tiễn. Nhiều học sinh đã cảm thấy môn văn gần gũi với các em hơn.
Để có thể dạy - học văn một cách hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau. Thật không dễ dàng để có một phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các học sinh, các yêu cầu dạy và học văn. Tuy nhiên, khi hướng dẫn học sinh Đọc – hiểu một văn bản thơ, giáo viên có thể kết hợp một trong các cách khai thác trên để giúp cho học sinh cảm nhận và khắc sâu kiến thức bài học thì giờ học Ngữ văn nói chung và một văn bản thơ nói riêng sẽ có sức thu hút và thành công nhất định.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM TRÀNG GIANG