Đọc - hiểu văn bản

Một phần của tài liệu skkn một vài HƯỚNG TIẾP cận đọc HIỂU văn bản THƠ ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 31 - 36)

C. NỘI DUNG LÊN LỚP

II. Đọc - hiểu văn bản

GV:Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng trầm buồn, dư vang, sâu lắng chứa chất nỗi buồn.

Ví dụ: ở 3 câu thơ đầu của bài, nhịp 2/2/3 được sử dụng để diễn tả những lớp sóng xô đẩy, gối lên nhau, đuổi theo nhau về phía chân trời xa và nỗi buồn của nhà thơ cũng trải rộng miên man không dứt.

Sóng gợn/ tràng giang/ buồn điệp điệp Con thuyền/ xuôi mái/ nước song song Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả…

GV: Có thể chia bố cục bài thơ như thế nào?

HS: Trả lời

Ở bài thơ này có thể chia bố cục hai phần: bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng.

Hoặc: Chia theo từng khổ thơ để tìm hiểu.

HS: Trả lời

GV: Hãy nêu cảm nhận về bức tranh sông nước mênh mông của dòng tràng giang ở khổ thơ 1?

(gợi ý: Hãy phân tích những hình ảnh sóng, thuyền, cành củi khô để thấy được biểu hiện tâm trạng của tác giả?)

HS: trả lời.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

Hình ảnh :

1) Khổ 1:

Hình ảnh ước lệ, cổ điển:

+ sóng gợn, thuyền, nước

 Cảnh mênh mông vô định rời rạc.

- Từ láy : Điệp điệp Tạo dư ba Song song vang vọng gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

“Sóng gợn” :sóng nhỏ cứ nhấp nhô nối tiếp nhau trải dài trên khoảng không gian rộng lớn.

Con thuyền xuôi mái” thả mái xuôi dòng gợi sự phó mặc buông trôi lênh đênh trôi dạt trên dòng sông gợi người đọc liên tưởng đến thân phận con người trong dòng đời.

Củi một cành khô”: nét hiện đại, một hình ảnh chân thực thô ráp đời thường đưa vào trong thơ tạo nên “cuộc Cách mạng trong thơ” Hoài Thanh vừa tả thực vừa có sức biểu tượng rất lớn cho những kiếp người nhỏ bé lênh đênh, trôi nổi, lạc lõng cô đơn vô định giữa cuộc đời.

GV: Trong khổ thơ tác giả sử dụng triệt để nghệ thuật gì? Tác dụng?

HS: trả lời.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

Nghệ thuật tương phản: rộng lớn bao la: “Tràng giang”, “trăm ngả” >< nhỏ nhoi cô đơn: “sóng gợn”, “một con thuyền”, “một cành củi”. Càng làm nổi bật cái nhỏ nhoi vô định. Ám ảnh ta bởi nỗi sầu , cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên.

GV:Ở khổ thơ thứ nhất mở ra một bức tranh như thế nào ?

HS: trả lời GV: ĐVĐ

- Sang khổ thơ thứ hai bức tranh giang được tô điểm thêm những hình ảnh nào?

- Câu thơ thứ nhất tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng?

HS: trả lời.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

Cảnh sông nước được hoàn chỉnh hơn bằng những chi tiết mới như: Cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, chợ chiều, làng xa, trời chiều, bến cô liêu.

GV: Câu thơ thứ hai có 2 cách hiểu:

+ Đâu (đâu có, không có) tiếng làng xa vãn

-Tương phản:

Củi một cành khô >< lạc mấy dòng

(nhỏ nhoi) (rộng lớn)

Kiếp người nhỏ bé đơn côi chia lìa trước cuộc đời.

Bức tranh tràng giang đẹp nhưng buồn, không gian bao la vô định nhưng rời rạc hững hờ.

2. Khổ 2:

- Từ láy: Lơ phơ

Đìu hiu Gợi được sự vắng vẻ, trống trải, thưa thớt của cảnh vật. Nỗi buồn lan toả tràn khắp không gian.

- Âm thanh: Chợ chiều đã vãn

 Từ “đâu” đặt ở đầu câu càng làm cho âm thanh ấy mơ hồ không xác định , âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.

chợ chiều.

+ Đâu (đâu đây vẳng lại) tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Anh/chị chọn cách hiểu nào? Vì sao?

HS: thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

Dẫu hiểu theo cách nào thì hình ảnh chợ chiều đã vãn trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn...Chính cái âm thanh mơ hồ đó càng làm nổi bật cái tĩnh lặng hoang vắng của không gian. Dùng cái động để nói cái tĩnh là biện pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca cổ.

GV:Em hãy nhận xét và nêu tác dụng về nghệ thuật của câu 3 và câu 4 ?(Em có cảm nhận gì về từ "sâu chót vót"?)

HS: trả lời.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

+ Sâu chót vót:  Đặc tả độ cao rợn ngợp của bầu trời khoảng cách vô cùng vô tận giữa trời và nước. Đồng thời còn gợi ra liên tưởng vòm trời phản chiếu xuống dòng sông tạo nên sự đan quyện của cả ba chiều không gian cao- dài - rộng

+ Bến cô liêu: rất nhỏ bé, hoang vắng,

Cả khổ thơ nhấn mạnh nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật. Con người ở đây trở nên nhỏ bé, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy “ lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”- Hoài Thanh.

GV: Em có cảm nhận gì về không gian của bức tranh tràng giang?

HS: trả lời

GV: Cảnh vật trong khổ 3 có gì đáng chú ý?

Hình ảnh “ bèo dạt” gợi cho ta liên tưởng gì?

Điệp từ “không” nhằm tô đậm cảm xúc gì?

- Sâu chót vót:  Lạ hoá về cách cảm nhận

- Sông dài trời rộng > < bến cô liêu

 Gợi nhỏ bé đơn độc, buồn bã

Bức tranh tràng giang chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh

3. Khổ 3 :

- Hình ảnh “bèo dạt” thân phận, kiếp người chìm nổi

- Điệp từ phủ định: không cầu, không đò  Gợi trống vắng u buồn. Tình đời, tình người bơ vơ

 Sự khát khao gắn bó với con người trong tâm hồn nhà thơ.

HS: trả lời, trình bày trước lớp.

GV: nhận xét, chốt kiến thức:

GV: ĐVĐ

- Khổ thơ cuối diễn tả không gian gì?

- Em có nhận xét gì hình ảnh cánh chim trong thơ Huy Cận?

Không gian hùng vĩ, tráng lệ. Bầu trời chiều thường đi liền với hình ảnh cách chim quen thuộc trong thơ ca truyền thống:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

hay “ Chim hôm thoi thóp về rừng

Trong thơ của Huy Cân cánh chim ấy nhỏ bé hơn, cô đơn hơn trước bầu trời rộng lớn song với một tâm hồn lãng mãn,cánh chim ấy có sức nặng diệu kì chở nặng hoàng hôn chỉ cần nghiêng cánh là hoàng hôn sập xuống. Nhà thơ không chỉ quan sát cảnh vật bằng mắt mà bằng

- Bờ xanh , bãi vàng  Ngả sang màu của sự tàn lụi. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.

4. Khổ 4 :

- Hình ảnh ước lệ, cổ điển:

+Từ láy: lớp lớp +Động từ: đùn +Hình ảnh đối lập:

Bầu trời ><Cánh chim

 Cảnh hùng vĩ, nên thơ nhưng hình như rợn ngợp quá.

- Tâm trạng: nhớ nhà, nhớ quê hương.

Nỗi buồn sâu sắc da diết hơn.

hơn.

cả cảm giác tinh tế bước đi của thời gianvà sự biến đổi cảnh vật theo thời gian.

( Liên hệ Đỗ Phủ)

GV:Tìm câu thơ diễn tả trực tiếp nỗi lòng của thi nhân? So sánh với 2 câu thơ của Thôi Hiệu?

Thôi Hiệu: Yên giang ba thượng sử nhân sầu (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ) Hai nhà thơ đều thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trước phong cảnh tràng giang

+Người xưa: Nhìn cảnh gợi tình nhìn khói sóng mà nhớ quê hương

+Huy Cận: Không nhìn“khói sóng” vẫn nhớ quê hương da diết. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong tâm hồn tác giả. Một nỗi nhớ cụ thể trực tiếp không có khói sóng nhưng có tất cả những gì quen thuộc thân thiết nhất gợi tình quê: con thuyền, cánh bèo, củi...Đó là cái tình của cái

tôi”cô đơn rợn ngợp trước thiên nhiên muốn tìm về hơi ấm của quê hương .

GV: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không ? Vì sao?

Đây là thời kì cả dân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc. Là thời các nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu nước một cách xa xôi bóng gió (Thề non nước- Tản Đà, ...). Huy Cận từng viết về nỗi buồn sông núi- nỗi buồn của người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền. Ở bài thơ này, nỗi buồn sầu ấy đã hoà vào nỗi bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắngvà niềm thiết tha với thiên nhiên tạo vật ở đây cũng là niềm thiết tha với quê hương đất nước.

“Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”.

Hoạt động 3 : Tổng kết

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. Tổng kết thành nội dung phần ghi nhớ

- Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài

Một phần của tài liệu skkn một vài HƯỚNG TIẾP cận đọc HIỂU văn bản THƠ ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w