HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ

Một phần của tài liệu skkn một vài HƯỚNG TIẾP cận đọc HIỂU văn bản THƠ ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 37 - 40)

 :Củng cố

- Nắm được bài thơ : Có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại ( nhan đề, tứ thơ, thi liệu, nghệ thuật….)

- Hiểu được: Cảm xúc của tác giả cũng như các bài thơ mới là nỗi buồn vô tận và tình yêu đất nước thầm kín.

: Dặn dò

Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ

RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC BÀI HỌC

………...

………...…

………...

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Áp dụng đề tài Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo niềm say mê, học hỏi của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giờ học. Tiết học Đọc- hiểu văn bản thơ không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của học sinh trong giờ học, giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tích cực.

Đề tài Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông là cách tạo được hướng tiếp cận tác phẩm chủ động, khêu gợi hứng thú và khả năng ham học hỏi về văn bản thơ ở HS trong giờ học Ngữ văn.

Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào thực tế, tôi thu được kết quả khá khả quan sau:

Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì II( 2014-2015).

Kết quả trước khi áp dụng Líp

số

Giỏi Khá TB Yếu- Kộm

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

12A4 37 0 5 13,5

%

24 64,8% 7 18,9% 1 2,7%

11A5 35 1 2,85% 5 14,2% 22 62,8% 6 17,1

%

1 2.85%

Kết quả khi áp dụng Líp

số

Giỏi Khá TB Yếu- Kộm

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

12A4 37 2 5,4% 9 24,3% 23 62,1% 3 8,1% %

11A5 35 3 8,57% 10 28,5% 20 57,1% 2 5,71

%

%

Như vậy, hai bảng số liệu là một kênh thông tin cho thấy kết quả khảo sát qua việc đối chiếu, so sánh.Tuy kết quả bài làm đạt điểm khá, giỏi chưa cao nhưng đó cũng là hiệu quả bước đầu đáng mừng về chất lượng học tập của các em đối với bộ môn Ngữ văn.

Tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy – học Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học ngữ văn. Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi để khơi gợi hứng thú học môn Ngữ văn đối với học sinh.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Qua thời gian áp dụng đề tài này vào việc dạy và học Đọc- hiểu văn bản thơ, tôi thấy đây là kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy Ngữ văn khi đứng trước những tác phẩm thơ có thể tự tin, chủ động trong khai thác, phân tích, tiếp cận các tác phẩm thơ đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết dạy – học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Với giáo viên:

-Tạo không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện khi bước vào giờ học

- Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; và nhận xét học sinh trong giờ học môn ngữ văn.

-Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời cần chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh.

- Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh.

- Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải chọn được phương pháp phù hợp để giúp học sinh tiếp cận và khai thác bài học kĩ lưỡng, chắc chắn sẽ tạo được hứng thú và kích thích học sinh học tập, mang lại kết quả khả quan. Còn nếu người giáo viên chưa tìm được hướng đi hợp lí và khoa học trong bài dạy mà chỉ dạy theo cảm tính thì bài dạy sẽ khó có chiều sâu, dàn trải, khó gây ấn tượng, hứng thú cho học sinh và sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Với học sinh:

- Các em phải là những bạn đọc thực sự say mê, yêu thích văn học, đặc biệt là các tác phẩm thơ.

- Mỗi học sinh phải có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản.

- Mỗi học sinh luôn ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố then chốt, yếu tố lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm,tính nhạc, tính họa,....trong tác phẩm thơ

- Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả giờ Đọc- hiểu tác phẩm thơ mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học, ngại học của học sinh.

VI.KẾT LUẬN:

Dạy văn nói chung và dạy Đọc- hiểu văn bản thơ nói riêng để thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Người giáo viên dạy Văn không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng mà còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Muốn vậy cả thầy và trò đều phải "sống" với tác phẩm, thực sự say mê, hứng thú trên con đường khám phá cái hay cái đẹp của văn chương.

Thực tế giảng dạy luôn nảy sinh sáng tạo và cũng là cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm. Tất cả những giáo viên tâm huyết với nghề sẽ luôn trăn trở, tìm tòi những cách đi, áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Vì vậy, trong giới hạn chuyên đề này, tôi chỉ xin đưa ra vài suy nghĩ về kinh nghiệm khai thác Đọc- hiểu văn bản thơ có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Hy vọng những sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ góp

Một phần của tài liệu skkn một vài HƯỚNG TIẾP cận đọc HIỂU văn bản THƠ ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w