Phần mềm tích hợp

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep nghien cuu thiet ke che tao he thong MiniCIM CDT3 k47 DHBKHN phan co khi (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG II. CẤU TRÚC HỆ THỐNG CIM

V. Hệ thống điều khiển

5.2. Phần mềm tích hợp

Phần mềm nhiệm vụ có chức năng thực hiện các giao tiếp giữa người sử dụng với toàn bộ hệ thống CIM, điều khiển các chức năng của hệ thống cũng như chức năng của từng bộ phận trong hệ thống. Mỗi hãng sản xuất khác nhau đều xây dựng cho mình những phiên bản khác nhau của phần mềm tích hợp. Một phần mềm tích hợp cơ bản gồm các chức năng sau:

- Inventory Management: Quản lý vật tư hàng hoá - Product Planning: Lập kế hoạch sản xuất

- Manufacturing Management: Quản lý quá trình gia công - Product Scheduling: Đặt lịch sản xuất

- System Communication: Truyền thông của hệ thống - Station Programming: Lập trình cho rôbốt

- User PLC Programming: Lập trình PLC ứng dụng - Facilities Layout: Sơ đồ bố trí cá trạm của hệ thống.

- System Simulation: Sơ đồ mô phỏng theo hệ thống - System Operation: Hoạt động của hệ thống.

Quản lý vật tư hàng hóa.

Đây là nơi chứa các thông tin để xác định tổng vật tư sử dụng trong hệ thống, các thông tin gồm có:

+ Số hiệu vật tư: Để làm mã trong chương trình điều khiển robot.

+ Mô tả vật tư: Tên vật tư.

+ Kiểu gia công: Kiểu phôi thô, kiểu mua sẵn, kiểu bán thành phẩm, kiểu chế tạo, kiểu thành phẩm.

+ Đơn vị tính.

+ Đặt thời gian gia công dự tính + Giá tiền của sản phẩm.

Các thông tin về vật tư do được nhập vào và sau quá trình tính toán phần mềm có thể đưa ra các thông tin giúp cân bằng vật tư để đảm bảo hiệu quả kinh tế của sản xuất.

Lập kế hoạch sản xuất.

Là nơi xác định tiến trình chung từ đó xác lập các bước công nghệ cho sản phẩm. Từ các thông tin về vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra, hệ thống sẽ xác định quy trinh công nghệ gia công chi tiết, loại máy gia công chi tiết. Nhờ đó mà hệ thống CIM có được sự linh hoạt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.Các chi tiết khác nhau sẽ được gia công trên số lượng máy khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm. Cùng trên một dây chuyền hệ thống CIM có thể cùng lúc gia công

nhiều loại chi tiết với quy trình công nghệ khác nhau, thời gian gia công khác nhau, yêu cầu sản phẩm khác nhau.

Quản lý quá trình gia công.

Phần này thực hiện chức năng lưu giữ, thay đổi lượng chi tiết đã gia công của hệ thống, lượng chi tiết sẽ gia công trong thời gian tới. Khi hệ thống CIM có sự cố và phải ngừng gia công để sửa chữa thì các thông tin này sẽ được sử dụng để tiếp tục thực hiện công việc gia công khi hệ thống CIM sản xuất trở lại.

Đặt lịch sản xuất.

Là nơi xác định lịch thời gian cho quá trình sản xuất, cho các trung tâm gia công.

Thời gian bắt đầu gia công, thời gian kết thúc gia công, thời gian phụ… đặt cho 1 ngày nào đó của mỗi trung tâm gia công. Cũng có thể đặt lịch sản xuất cho hệ thống trong một thời gian dài để thực hiện gia công các đơn đặt hàng với số lượng lớn.

Truyền thông của hệ thống.

Cho biết sự kết nối giữa các môđun trong hệ thống CIM, trạng thái của từng môđun cũng như từng trạm đã được sẵn sàng hay chưa. Tại đây có thể kiểm tra các đầu vào ra, kiểm tra sự liên thông giữa các trạm trong CIM. Chức năng này cho phép giảm số lượng nhân viên kiểm tra của hệ thống CIM vì chỉ cần qua màn hình đã có thể xác định được các trạng thái làm việc của một hệ thống CIM lớn.

Việc kiểm tra này được phần mềm tiến hành liên tục trong cả quá trình gia công cũng như quá trình chuẩn bị của hệ thống CIM qua đó có thể xử lý kịp thời, giảm sự cố của hệ thống.

Lập trình cho robot.

Chức năng này của phần mềm tích hợp cho phép lập trình cho các robot một cách nhanh chóng tùy theo nhiệm vụ của các robot khi gia công các chi tiết khác nhau.

Lập trình PLC.

Các ứng dụng của PLC cũng được lập trình ngay trên phần mêm tích hợp. Khả năng này giúp cho việc lập trình trở nên dễ dàng hơn và không cần sử dụng các chương trình lập trình đi kèm với các PLC.

Sơ đồ bố trí các trạm của hệ thống CIM

Các phần mềm tích hợp không chỉ có khả năng điều khiển tích hợp các thành phần của hệ thống CIM mà còn có khả năng thể hiện dưới dạng mô phỏng hình dạng, vị trí tương quan của các thành phần, các trạm trong hệ thống CIM. Nó giúp cho giao tiếp giữa người sử dụng và hệ thống trở nên dễ dàng hơn. Có được điều này là do mỗi hệ thống CIM đều có một phần mềm tích hợp đi kèm.

Do các hệ thống CIM có tính linh hoạt cao, có thể thêm hay bớt các thành phần nên các phần mềm tích hợp cũng phải có khả năng đáp ứng điều này. Mỗi khi hệ

thống có sự thay đổi thì cần bổ xung sự thay đổi đó vào phần mềm tích hợp. Các phần mềm tích hợp có hỗ trợ các công cụ để người sử dụng có thể thực hiện các thay đổi này một cách dễ dàng.

Sơ đồ mô phỏng hệ thống.

Ngoài việc mô phỏng lại hình dạng và vị trí tương quan giữa các thành phần trong hệ thống CIM, phần mềm tích hợp còn có khả năng mô tả hoạt động của các thành phần. Trước khi thực hiện sản xuất thực, phần mềm tích hợp sẽ mô phỏng hoạt động của hệ thống để tránh gặp sự cố khi sản xuất thật. Điều này cho phép hệt thống CIM giảm tối đa các sự cố do lỗi lập trình gây ra.

Hoạt động của hệ thống.

Trong quá trình hệ thống hoạt động, các tín hiệu từ hệ thống luôn được phần mềm tích hợp thu nhận và theo dõi để xử lý kịp thời các sự cố. Nhờ có chức năng này mà hệ thống CIM có thể giảm tối đa nhân công mà vẫn đảm bảo được yêu cầu giám sát liên tục trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep nghien cuu thiet ke che tao he thong MiniCIM CDT3 k47 DHBKHN phan co khi (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)