Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 24 - 27)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tại huyện Đồng Hỷ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

Đồng Hỷ nằm ở vị trí Đông Bắc của thành phố Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, có tọa độ địa lý 21032’ - 21051’ vĩ độ Bắc, 105046’ - 106004’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên

Đồng Hỷ có 15 xã và 3 thị trấn. Với đặc điểm là một huyện miền núi, nhƣng Đồng Hỷ có vị trí nằm giáp thành phố Thái Nguyên, có quốc lộ 1B và con sông Cầu chạy qua địa bàn huyện. Đó là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Huyện Đồng Hỷ có diện tích đất tự nhiên là 45.524,44 ha - địa hình phức tạp, không đồng nhất. Đồng Hỷ là nơi có nhiều núi cao xen lẫn với đồi thấp nên lượng mưa tương đối lớn làm xói mòn, rửa trôi rất mạnh. Sản phẩm của sự xói mòn là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

khắp nơi tạo lên những thung lũng thích hợp cho trồng cây hoa mầu. Với độ cao 100m so với mặt nước biển, địa hình thấp đần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là Lung Thƣợng - Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long trên 600m.

Thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng với độ cao 20m so với mực nước biển. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, nhiều khe suối, độ cao trung bình là 120m. Phía Nam có phần đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho trồng lúa và rau màu. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang.

Phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng. Với địa hình như vậy Đồng Hỷ rất thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực và thực phẩm có chất lƣợng cao, cây ăn quả và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị khinh tế cao. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, ta có thể chia huyện Đồng Hỷ thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng bằng phẳng (trung tâm) gồm các xã: Hóa Thƣợng, Chùa Hang, Linh Sơn, Huống Thƣợng, Nam Hòa. Là vùng có địa hình thấp, bằng phẳng, giáp thành phố Thái Nguyên và có Sông Cầu chảy qua. Đây là vùng có thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa, rau, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời cũng là vùng tập trung đông dân cƣ, đời sống kinh tế - văn hóa xã hội phát triển nhất huyện.

- Vùng đồi dốc gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, và Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đồi dốc, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, đất ruộng rất ít. Thích hợp với cây chè và cây lâm nghiệp, và chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng cao gồm các xã: Văn Lang, Hòa Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hóa Trung, Minh Lập, Sông Cầu. Đây là vùng có nhiều núi đá xen lẫn đồi dốc, diện tích đất ruộng rất ít, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là trồng lúa nương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.1.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2010

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 100,00

1. Đất nông nghiệp 13.898,69 30,53

Đất trồng cây hàng năm 7.427,61 53,44

Đất trồng cây lâu năm 6.471,08 46,56

2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 260,45 0,57

3. Đất lâm nghiệp 24.301,81 53,38

4. Đất ở 931,16 2,05

5. Đất chuyên dùng 4.102,31 9,01

6. Đất chƣa sử dụng 2.030,02 4,46

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2010)

Diện tích đất lâm nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên lớn, chiếm 53,38%. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và phát triển cây công nghiệp. Vì vậy, huyện cần có những chính sách thích hợp cho việc bảo vệ rừng phòng hộ phục vụ sản xuất, mà cụ thể nhất là tham gia tích cực vào dự án 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc và khoán việc chăm sóc bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tránh lãng phí đất và tạo việc làm cho người lao động.

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Khí hậu:

Bảng 2.2: Điều kiện nhiệt độ, khí hậu của huyện Đồng Hỷ năm 2010

Tháng

Nhiệt độ trung bình các tháng năm 2010 (0C)

Lƣợng mƣa các tháng trong năm

2010 (mm)

Ấm độ tương đối trung bình các tháng trong

năm 2010 (%)

1 17,7 83,4 79

2 20,5 5,8 79

3 21,5 49,7 80

4 23,5 119,6 86

5 27,8 206,5 84

6 29,5 211,4 80

7 29,7 367,1 81

8 27,8 328,2 85

9 27,9 166,6 83

10 25,1 8,7 77

11 20,9 2,1 74

12 18,5 41,8 79

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010)

Theo sự phân vùng của nha khí tƣợng thủy văn Thành phố Thái Nguyên thì huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hưởng chung của tiểu khí hậu trong vùng và hoàn toàn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,20C. Sự biết đổi giữa các tháng trong năm tương đối lớn, tháng lạnh nhất là tháng 1 (17,70C), tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 (29,70C).

Ẩm độ trung bình là 81%, các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 4, 5, 8 và 9. Các tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 1, 2 và 11, 12.

Lƣợng mƣa trung bình năm là 132,6 mm. Tuy nhiên mùa mƣa phân bố không đều trong năm, tháng 7 là tháng có lƣợng mƣa cao nhất (367,1 mm), tháng 11 là tháng có lƣợng mƣa thấp nhất (2,1 mm).

Nhìn chung, mùa mƣa thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây lúa. Tuy nhiên, mƣa to nhiều gây úng lụt đồng thời dòng chảy làm xói mòn đất, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Thủy văn: Chủ yếu đƣợc cung cấp bởi Sông Cầu. Mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2. Cây trồng đƣợc cung cấp chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, biên giới phía Tây, thuộc địa phận Đồng Hỷ dài 47 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu, có tiềm năng về khai thác vận tải đường thuỷ, song chế độ dòng nước chảy thất thường về mùa mưa thường gây ra gập úng, về mùa khô nước sông xống thấp gây hạn hán, do vậy cần phải chuẩn bị các nguồn nước khác vào mùa này.

+ Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thƣợng, Linh Sơn ra sông cầu dài khoảng 28 km

+ Suối Thác Zạc, suối Ngàn Me và hàng chục con suối nhỏ khác cộng với và hàng chục hộ nước lớn nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt

+ Nước ngầm qua thăm dò được đánh giá rất phong phú

Mặc dù có một lượng nước tương đối dồi dào rất thuận lợi cho việc tưới tiêu các loại cây trồng. Nhưng do sự tác động của con người lên nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do vậy cần có những giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nước cho người dân đặc biệt chú trọng tới nguồn nước ngầm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Nhƣ vậy với điều kiện thời tiết và thuỷ văn trên. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh vùng về sản xuất nông nghiệp chú trọng và cây chè và cây lúa, đặc biệt là cây chè do điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chè, lấy cây chè làm lợi thế so sánh vùng. Chất lƣợng chè phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đồng thời cần phải có những giải pháp để chủ động nguồn nước của huyện…

2.1.1.5. Tài nguyên rừng

Theo số liệu điều tra, về quy hoạch đất đai huyện Đồng Hỷ đất dành cho phát triển lâm nghiệp là 32.440 ha chiếm 63,8%. Tổng diện tích trồng mới đạt 1.325 ha (trong đó trồng tập trung đạt 1.165 ha, rừng dân tự trồng là 160 ha), khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 1.063 ha. Bảo vệ rừng 340 ha, đã ƣơm được 125 vạn hom cây giống tại các vườn ươm, chuẩn bị cho việc trồng và bảo vệ rừng. Đây chính là tiềm năng cho ngành lâm nghiệp.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ là nơi có nhiều mỏ khoáng sản chủ yếu về quặng trên địa bàn;

gồm có các loại sau: Sắt, chì kẽm, vàng, khoáng sản về vật liệu xây dựng tập chung ở Trại Cau, Linh Sơn, Làng Hít, Làng Mới, Khe Mo, Tiến Bộ.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ rất phong phú có nhiều loại có chữ lƣợng lớn và có ý nghĩa kinh tế cao. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra mặt không tốt ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan xung quanh do việc khai thác bừa bãi.

2.1.1.7. Tài nguyên du lịch

Đồng Hỷ có các địa danh nhƣ Hang động núi đá thực vật thuộc xã Quang Sơn, Tân Long hay Chùa Hang… Ngoài ra còn có tài nguyên du lịch về mặt nhân văn nhƣ Đền Văn Hán, Hang Dơi, di tích Thần Sa,…

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)