Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 48)

Trong suốt 3 năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng nhƣ sản lƣợng chè hàng năm đã đƣợc tăng lên, dần dần đáp ứng đƣợc nhu cầu của người tiêu dùng.

Song bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè ở huyện thì giải pháp kinh tế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Các nhân tố về chính sách, vốn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

tiến bộ khoa học kỹ thuật,… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chè cả về chất lƣợng và số lƣợng.

3.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ chè

- Lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.

Đầu tư và phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển làm trong và ngoài nước, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới.

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu.

3.2.2. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu a. Quy hoạch vùng nguyên liệu

- Định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen. Đối với chè xanh, đang dạng hóa sản phẩm theo hướng an toàn, chất lượng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản Thái Nguyên.

- Quy hoạch sản xuất chè an toàn:

Xác định điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè (đất, nước, người lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.

Đầu tƣ xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, đáp ứng theo tiêu chí tại thông tƣ số 59/2009/TT-BNNPTNT, ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, chè, quả an toàn đến năm 2015.

- Tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè. Đối với việc mở rộng diện tích, cần xác định rõ các vùng tập trung trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế về sản xuất chè. Phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là giao thông.

Đối với diện tích thay thế: Đầu tƣ trồng thay thế các diện tích chè Trung Du đã già cối bằng các giống chè LPD1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, tiếp tục khảo nghiệm giống chè PH8, PH9 để từng bước bổ sung vào cơ cấu giống chè. Trong quá trình thay thế giống chè phải có giải pháp cụ thể không để diễn ra tự phát để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.

Quá trình trồng mới, trồng thay thế phải có kế hoạch và định hướng rõ rệt về cơ cấu, diện tích hướng tới tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất lớn tập trung.

- Cơ cấu giống chè:

+ Cơ cấu giống chè xác định gồm các giống sau: Chè Trung Du, LPD1, LPD2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8, PH9.

+ Căn cứ vào thị trường và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống cho phù hợp với từng vùng. Đối với vùng nguyên liệu chế biến chè xanh, chè đặc sản thì trồng các giống Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH8, PH9, LPD1. Vùng nguyên liệu chế biến chè đen tập trung sản xuất các giống chè LPD1, PH8.

+ Riêng đối với giống chè Trung Du cần đầu tƣ thâm canh cao trên diện tích chè còn sung sức. Khẩn trương tuyển chọn cây chè đầu dòng, phục tráng giống chè Trung Du để tổ chức trồng cải tạo tại một số diện tích chè Trung Du ở những vùng mà chè Trung Du đã nổi tiếng để chế biến chè xanh đặc sản, đáp từng khẩu vị của người uống chè truyền thống.

b. Giải pháp về chế biến

- Rà soát, đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, định hướng thu hút đầu tư, cải tạo các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lƣợng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến theo từng quy mô, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chề biến tự công bố chất lƣợng sản phẩm, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất, chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Đồng Hỷ tuy chƣa phát triển, song trong những năm qua hệ thống này đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển sản xuất chè của huyện. Với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ sở hạ tầng của huyện vần phải đƣợc tập trung đầu tƣ, nâng cấp.

Phối hợp các ngành, các cấp xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn, bảo vệ môi trường.

Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc để kịp thời có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3.2.4. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư sản xuất

Vốn đầu tƣ là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua điều tra và nghiên cứu thực tế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn đầu tư, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè. Các đơn vị các cấp, các ngành, huyện cần xem xét phương thức cho vay cụ thể. Phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng, các dự án, các chương trình phát triển kinh tế, nguồn hỗ trợ ngân sách từ Nhà nước, tỉnh với thủ tục đơn giản, tỷ lệ lãi suất thấp, các hình thức cho vay phù hợp…

3.2.5. Các giải pháp về khuyến nông

Cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, đưa các giống mới vào sản xuất, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã có sản xuất chè. Khuyến khích, biểu dương và động viên người nông dân học tập các hộ sản xuất khá giỏi, từ đó mở rộng trong toàn huyện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè của địa phương.

Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ việc canh tác đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Phòng nông nghiệp huyện cần kết hợp với ban chuyên đề cây chè để lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuất chè, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn nông dân sản xuất.

Đối với các hộ nông dân cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy trình thâm canh đƣợc truyền đạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3.2.6. Các giải pháp về khoa học công nghệ

3.2.6.1. Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật

Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhƣ về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình sản xuất với quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao và số lƣợng đủ lớn.

- Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất an toàn, xác định các mối nguy, đƣa ra các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy trong từng vùng sản xuất.

- Tăng cường công tác bình tuyển, thẩm định và công nhận các cây chè đầu dòng, vườn cây đầu dòng, đảm bảo hom giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng. Tổ chức sản xuất giống chè tại chỗ, chủ động cung cấp đủ giống cho trồng mới và trồng lại chè.

- Xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, chứng nhận chất lƣợng sản phẩm chè.

3.2.6.2. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè

Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao nhƣ các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, chè ô long, chè đen CTC, đa dạng hóa các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Mở rộng diện tích chè đƣợc thu hái bằng máy, sử dụng máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm như máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất chè tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới nước, nhà sơ chế sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu an toàn, hiệu quả.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)