CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
1.2. Cơ sở thực tiễn về làng nghề
1.2.2. Một số làng nghề truyền thống của huyện Vĩnh Tường
1.2.2.3. Làng nghề rắn Vĩnh Sơn
Nằm gần trung tâm thị trấn Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc), cách quốc lộ 2 khoảng 4km về phía Nam, Vĩnh Sơn là một xã nhỏ thuần nông có diện tích tự nhiên chừng 327ha với 1.318 hộ và gần 6.000 nhân khẩu. Nguyên Vĩnh Sơn xƣa có tên gọi cổ là Sơn Tang (cũng còn một tên gọi khác là Hai Nước), vốn là một vùng rậm rạp hoang sơ, nơi trú ngụ lý tưởng của biết bao loài rắn độc.Vào những dịp nông nhàn, thanh niên trai tráng trong làng thường đi tìm bắt rắn về bán cho những người giàu có để ngâm rượu và làm thuốc. Từ việc săn bắt rắn, người dân Vĩnh Sơn đã biết nuôi rắn, làm thịt và chế biến rƣợu rắn…, kinh nghiệm đó đã đƣợc đúc kết và truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nghề đặc trưng của người dân làng Vĩnh Sơn.
Trong thời kỳ bao cấp, Vĩnh Sơn đã xây dựng đƣợc trại nuôi rắn vào năm 1979 với gần 20 lao động, nuôi hàng ngàn con rắn các loại. Đƣợc sự giúp đỡ của các nhà khoa học đầu ngành, trại rắn đã cho ra đời những sản phẩm
truyền… Nơi đây đã cung cấp nguồn rắn cho Xí nghiệp Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc dùng trong sản xuất dƣợc liệu và chế biến rƣợu rắn; đồng thời cũng đã từng cung cấp nọc rắn cho thị trường Đông Âu vào trước những năm 1990 - 1991 với số lƣợng khá lớn. Từ sau khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì trại nuôi rắn Vĩnh Sơn cũng dần teo tóp và nghề nuôi rắn hộ gia đình lại có cơ hội khôi phục và phát triển, mới đầu chỉ có vài hộ nuôi rắn trong vườn nhà như gia đình ông Học, ông Tục, ông Ban, bà Son… nhưng đến nay đã lan truyền hầu nhƣ toàn xã.
Năm 1994, nghề nuôi rắn đã được Nhà nước công nhận tính hợp pháp.
Qua năm 1995, đƣợc sự giúp đỡ của Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam về quy trình kỹ thuật ấp nở và chăm sóc, người dân Vĩnh Sơn đã nuôi thành công loài rắn Hổ trâu, Hổ mang và Hổ mang chúa sinh sản. Đến năm 2000, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo hành lang pháp lý (xác nhận rắn nuôi) cho những người nuôi dưỡng rắn và thương lái buôn bán được thuận lợi trong quá trình vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ. Ngày 24-11-2006, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định số 3120/QĐ-UBND công nhận làng nghề rắn Vĩnh Sơn đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống. Ngày 31-12-2007, Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn đƣợc thành lập và là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể số 113742 cấp ngày 14-11-2008 cho các sản phẩm nọc rắn, rắn ngâm rƣợu, cao rắn, rắn ngâm rƣợu mật ong, thịt rắn.
Người dân Vĩnh Sơn trước đây vẫn quen nuôi rắn ngoài đồng và để chúng sinh sản trong điều kiện tự nhiên, nhƣng thực tế cho thấy cách nuôi này đã không đem lại nhiều hiệu quả, dễ bị mất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi rắn sổng chuồng. Trong chừng mươi năm trở lại đây, người Vĩnh Sơn đã biết nuôi nhốt theo phương pháp tiên tiến cho chất lượng rắn tốt hơn, vừa dễ kiểm soát và điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng. Việc đầu tƣ cho hang rắn không quá nhiêu khê đòi hỏi nhiều vốn liếng, lại chỉ cần bỏ kinh phí một lần… Rắn đƣợc nuôi trong các hầm hình hộp đƣợc ốp bằng gạch chỉ (cao chừng 30 - 40cm) và
không cần phải tô trát hay sơn vôi gì cả, mỗi cạnh chừng 40cm đủ cho một con rắn cuộn tròn bên trong. Phía dưới có máng hốt, bên trên cửa hang được làm bằng gỗ có ghép lưới sắt và khóa chốt cẩn thận.
Hiện trung bình rắn thịt có giá bán từ 700.000 - 800.000 đồng/kg loại dưới 1,5kg, từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg loại từ 1,5 - 2kg. Theo tính toán sơ bộ, gia đình nuôi 1.000 hang rắn, sau khi trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc (chiếm khoảng 60%), mỗi năm thu lãi khoảng trên 500 triệu đồng – số tiền cả một đời làm nông nghiệp thuần túy cũng chƣa ai dám nghĩ
Hiện cả xã Vĩnh Sơn có đến 970 / 1.318 hộ tham gia chăn nuôi rắn, chiếm hơn 70% số hộ trong xã, ngoài ra còn có 1 hợp tác xã và 3 doanh nghiệp tư nhân. Bình quân mỗi năm Vĩnh Sơn bán ra thị trường đến 150.000 con rắn giống, trên 200 nghìn tấn rắn thịt cung cấp trong nước và xuất khẩu rắn thành phẩm sang thị trường châu Á, ngoài ra còn có rượu rắn, nọc rắn…
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có chủ trương duy trì phát triển làng rắn, nhân dân trong xã đã đƣợc hỗ trợ vốn trong chăn nuôi rắn, thông qua các hình thức vay ƣu đãi… Nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ do Viện Công nghệ Sinh học, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc chủ trì thực hiện đã đạt kết quả tốt, có khả năng ứng dụng cao vào thực tế nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề nuôi rắn truyền thống.
Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Dự án xây dựng vùng Vĩnh Sơn thành điểm “Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch - dịch vụ”, với tổng mức đầu tƣ gần 20 tỷ đồng đƣợc chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I đƣợc thực hiện trong 2 năm 2007 - 2008 với việc giải phóng mặt bằng 10 ha tại thôn 4 của xã để xây dựng khu chăn nuôi rắn tập trung, di dời toàn bộ các cơ sở chăn nuôi đang xen ghép trong dân cƣ ra khu vực này, vừa tạo ra sản phẩm từ rắn một cách đa dạng, quy mô vừa đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái…Tuy nhiên đến nay cũng giống nhƣ làng mộc hay làng rèn, dự án quy hoạch này gặp nhiều khó khăn do tập quán sản xuất ăn sâu vào đời sống
Tiểu kết chương I
1. Có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề, nhƣng có thể hiểu làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ trên địa bàn một thôn, xã có các hoạt động phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỉ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng nhƣ mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng.
Tiêu chí cơ bản để xác định làng nghề là:
+ Tỉ lệ lao động làm nghề đạt ít nhất 20% tổng số lao động toàn làng.
+ Thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp đạt ít nhất 50% tổng thu nhập.
2. Sự hình thành và phát triển làng nghề chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau như vị trí địa lí, thị trường, nguồn lao động, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, vốn, nguyên liệu…Trong từng giai đoạn khác nhau, các nhân tố này có vai trò tác động khác nhau với sự hình thành và phát triển làng nghề.
3. Các làng nghề của huyện Vĩnh Tường nói chung và An Tường nói riêng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Sự phát triển của làng nghề trong những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, nhƣng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần phải vƣợt qua.